Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) đã diễn ra ntn?

Một phần của tài liệu Bài giảng Hướng dẫn sử dụng kênh hình Sử 6 (Trang 28 - 30)

- Đường ra vào ở các vị trí nào?

2.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) đã diễn ra ntn?

*Quân Hán: H5: + Lực lượng quân Hán?: chỉ huy đạo quân này, Hán Quang Vũ đã lựa chọn Mã Viện.

- Số lượng quân Hán: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2 nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu, đầy đủ vũ khí, lương thực.

- Số lượng quân HBT: người dân Châu Giao lúc đó, theo Tiền Hán Thư (Sách đời nhà Hán) thì số hộ, số nhân khẩu ở các quận Châu giao (7 quận: Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Giao Chỉ, Hợp Phố, Cửu Châu, Nhật Nam)- Tổng cộng là: 215.366 hộ, 1.473.120 dân. Riêng quận Giao Chỉ (nơi diễn ra trận đánh chủ yếu của cuộc k/c: 92.440 hộ, 746.237 dân.

→ Dã tâm quyết tiêu diệt quân KN, xâm chiếm lại nước ta của nhà Hán.

H6: Tại sao Mã Viện lại nhớ về vùng này như vậy?(BSLS-68):

Lãng Bạc nằm ở phía Đông Cổ Loa (Kiếp Bạc - Chí Linh - Hải Dương). Đây là một miền đồi đất cao, xung quanh là vùng đồng sâu, hồ nước mênh mông. Khi quân Mã Viện kéo đến, lúc này là cuối xuân đầu hè năm 43, thời tiết lúc này trở nên nóng ẩm, mưa nhiều, các loại côn trùng, sâu bọ nhất là muỗi, đỉa phát triển mạnh. Với điều kiện thời tiết như vậy là một trở ngại lớn cho đội quân Mã Viện,

chính Mã Viện sau này nhớ lại phải kinh hoàng về vùng Lãng Bạc: “Dưới nước lụt, trên mây mù, khí độc bốc lên ngùn ngụt, ngẩng trông lên thấy chim diều hâu đang bay đã sà rớt xuống chết”. Chính điều kiện khí hậu này đội quân của Mã Viện bị

nhiễm bệnh nhiều, bản thân 1 viên tướng là Bình lạc Hán Vũ bị chết ở đây. “Cấm khê đến lúc hiểm nghèo.

* GV sd KH-37 + cho HS xem ảnh đền thờ HBT( Vĩnh Phúc):

Ảnh trong SGK, chụp đền thờ HBT tại làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc. Ban đầu đền được dựng bằng tre lá. Đến thời nhà Đinh (968 - 979), đền được xây lại bằng gạch. Năm 1889, đền được trùng tu lớn và đổi hướng như ngày nay.

Đền được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc, xung quanh là tường gạch. Khu sân gạch rộng 900 m2. Cửa đền ra hướng Tây là Tam Quan.

Những cột gạch trát vữa, soi chỉ, các đầu hồi bít đốc, các mái cong cổ truyền và phần gỗ trong đền hợp thành một thể thống nhất đầy sức sáng tạo.

Trong đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quí. Trong đó đặc biệt là ba mươi đạo sắc phong của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sắc sớm nhất từ thời Lê Cảnh Hưng (1787 - 1788) đến thời Khải Định (1916 - 1925). Các sắc phong cho Hai Bà cũng chỉ cho nhân dân Hạ Lôi nói riêng, toàn dân ta nói chung phải chăm sóc, giữ gìn đền thờ HBT.

Tuần 22 – Tiết 22

Bài 20 (1 Tiết):

TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ(Giữa TK I - Giữa TK VI) (tt) (Giữa TK I - Giữa TK VI) (tt)

Một phần của tài liệu Bài giảng Hướng dẫn sử dụng kênh hình Sử 6 (Trang 28 - 30)