- Đường ra vào ở các vị trí nào?
3. Chống quân Lương xâm lược
* GV SD LĐXB: “Khởi nghĩa Lý Bí” để lược thuật cuộc tấn công của nhà Lương:
- GV kết hợp chỉ trên lược đồ đường tiến quân của nhà Lương
+ Sau hai lần đem quân đàn áp cuộc khởi nghĩa Lý Bí nhưng đều thất bại, nhà Lương đã dồn sức cho cuộc tấn công xâm lược lần 3 này.
+ Mùa hè 545, Nhà Lương cử Dương Phiêu làm Thử sử Giao Châu và tướng Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thuỷ bộ tiến xuống Vạn Xuân . Lực lượng rất chênh lệch giữa quân khởi nghĩa và quân Lương.
-GV tường thuật nét chính của cuộc kháng chiến(SGV- 97): (chỉ trên lược đồ)
H2:Lý Bí đã chỉ huy đánh quân Lương ra sao? Kết quả?
+ Được tin, Lý Nam Đế đem 3 vạn quân trấn giữ Chu Diên. Tại đây đã diễn ra trận chiến đấu ác liệt. Nhưng vì lực lượng yếu hơn nên không cản được địch, Lý Bí phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) → Thành bị vỡ , lão tướng Phạm Tu tử trận, Lí Bí phải rút quân về thành Gia Ninh (Bạch Hạc- Phú Thọ). Được sự phối hợp của quân Dương Phiêu, Trần Bá Tiên đã đánh chiếm được thành .
+ Đầu năm 546, Lý Nam Đế chạy vào vùng đất Tân Xương (Phú Thọ) để củng cố lực lượng. Tại đây, nhờ sự ủng hộ tích cực của nhân dân các dân tộc, nên chỉ một thời gian ngắn, Lý Bí khôi phục được lực lượng, nâng quân số lên đến vài vạn người. Tháng 10 năm 546, Lý Bí đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt (Xã Yên Lập, Lập Thạch, Vĩnh Phúc).
Hồ Điển Triệt? (sgk-61): Hồ Điển Triệt nằm ở bên bờ S.Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15km. Xưa có con ngòi nối sông với hồ; ba mặt đông, nam, bắc của hồ là các dải đồi cao; phía tây là những đồi thấp hơn và cánh đồng trũng. Từ sông Lô chỉ có 1 con đường đi vào phía bắc của hồ.
- GV trình bày tiếp theo đoạn cuối mục I (SGK-61: Tại đây quân nhà Tiền Lý lại bại tận trước 1 cuộc tấn công lớn với 1 lực lượng mạnh của quân Trần Bá Tiên. Lý Nam Đế phải vượt S.Thao, chạy vào động Khuất Lão (Tam Nông- Phú Thọ)và giao binh quyền cho Triệu Quang Phục là 1 viên tướng trẻ, có tài năng.Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Thiệu Long (1 người trong họ của Lý Nam Đế) đem 1 cánh quân lui về Thanh Hóa. Năm 548, Lý Nam Đế mất.
4.
Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương ntn?
H3: Theo em, vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch (Khoái Châu-Hưng Yên) làm căn cứ? (sgk-61, phần chữ nhỏ đoạn đầu)
Ông lui quân về đóng ở đầm Dạ Trạch để cố thủ vì phát hiện được lợi thế của vùng này: Đây là vùng lầy lội đầy lau sậy, cây cỏ um tùm, giữa đầm có một khoảnh đất cao có thể đóng quân an toàn. Địa thế ở đây rất hiểm trở, không quen
địa hình địa vật không thể tiến vào được. Được nhân dân ủng hộ, quân đội lại quen thuỷ thổ nên Triệu Quang Phục đã đóng quân tại đây để chờ thời cơ tiêu diệt giặc.
H7:Nêu cách đánh của TQP? (sgk-61)
* GV lược thuật: quan Trần Bá Tiên kéo tới bao vây chặt Dạ Trạch nhưng bất lực không thể tiến vào được, buộc phải đốngquân xung quanh. Càng ngày lực lượng giặc ngày càng bị tiêu hao, quân của Triệu Quang Phục đêm đêm bí mật đánh, lương thực ngày càng cạn dần. Thấy đánh mãi không tiêu diệt được quân ta, Trần Bá Tiên thất vọng.
Năm 550, Trần Bá Tiên quyết định siết chặt vòng vây, chặn mọi đường tiếp tế của ND cho nghĩa quân. Giữa lúc đó, Nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên được lệnh vua Lương trở về Trung Quốc dẹp loạn, giao binh quyền lại cho tì tướng Dương Sàn.
Nhân đó, Triệu Quang Phục tập trung toàn bộ binh lực phản kích mãnh liệt vào
quân Lương. Dương Sàn là 1 tên tướng bất tài, quân Lương lại mệt mỏi nên nhanh chóng tan vỡ, bỏ chạy tán loạn. Nhân đà thắng lợi đó, Triệu Quang Phục chỉ huy quân đội kéo về giải phóng Long Biên, xây dựng nhà nước Vạn Xuân.
Tuần 26 – Tiết 26
Bài 2 3 (1 Tiết):
NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỈ VII – IXHình 48 – Lược đồ nước ta thời thuộc Đường thế kỉ VII – IX Hình 48 – Lược đồ nước ta thời thuộc Đường thế kỉ VII – IX
Năm 618, nước ta lại rơi vào ách đô hộ của nhà Đường. Để củng cố nền thống trị hà khắc trên đất nước ta, nhà Đường đã chia nhỏ các khu vực hành chính thành các châu, quận, huyện, dưới huyện là các hương và xã. Vậy là một lần nữa bản đồ hành chính nước ta lại có sự thay đổi.
Nhìn vào lược đồ chúng ta thấy: Đất nước ta thời kì này bị phân chia nhỏ hơn những thế kỉ trước (thành 12 châu) với những tên gọi mới như: Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu (Bắc Bộ ngày nay), Thang Châu, Chi Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An Châu (Quảng Đông, Quảng Tây), Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn Châu, Hoan Châu (Bắc Trung Bộ), Lục Châu (thuộc đất Trung Quốc và Quảng Ninh). Ngoài ra còn có các châu Kì Mĩ ở miền núi.
Dưới các châu có 59 huyện và dưới mỗi huyện là các hương, xã. Đứng đầu mỗi châu là một viên Thứ sử, mỗi huyện là một viên Huyện lệnh đều là người Hán cai trị. Các hương và xã do người Việt tự cai quản.
Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ trụ sở đặt tại Tống Bình (Hà Nội). Chính quyền đô hộ tăng cường xây dựng thành lũy ở các trụ sở châu, huyện để tự vệ, lập đồn binh ở khắp nơi để kịp thời trấn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Trên lược đồ thể hiện rõ tên các châu mà nhà Đường đặt cho nước ta.
+ Giải thích: Tô thuế, cống nạp (SGV-99):
- Chế độ tô thuế: Thuế chính là đánh vào đầu người gồm có tô (nộp bằng lúa), dung (số ngày phải lao dịch bắt buộc), điệu (bằng sản phẩm thủ công nghiệp, thường là vải lụa). Ngoài ra, còn có nhiều thuế khác như thuế muối, thuế sắt... Thuế đã nặng, bọn cai trị còn tự ý thu thêm làm của riêng. Đời sống nhân dân rất cực khổ.
- Chế độ cống nạp: Nhà Đường tăng cường bóc lột nhân dân ta bằng cách bắt cống nạp những của quí hiếm như vàng bạc, ngà voi, sừng tê... Đặc biệt, vải quả là thứ ngon nổi tiếng, được các vua Đường rất ưa chuộng. Hằng năm, cứ đến mùa vải, nhân dân ta lại phải đi phu, thay nhau gánh vải (quả) sang Trung Quốc nộp cống.
Chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Đường chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
Hình 49 – Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
Dưới ách thống trị của nhà Đường, nhân dân ta đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa để giành độc lập, đáng chú ý là cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Nhân một lần cùng dân phu, thợ săn gánh vải (quả) cống nộp, Mai Thúc Loan đã kêu gọi mọi người vứt bỏ quang gánh trở về quê chuẩn bị khởi nghĩa.
Năm 722, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại quân đô hộ, chiếm thành Hoan Châu, nhân dân vùng Ái Châu, Diễn Châu cũng nổi dậy
hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, vì vậy lực lượng của nghĩa quân tăng lên nhanh chóng. Mai Thúc Loan đã chọn đất Sa Nam (Nam Đàn – Nghệ An) để xây dựng căn cứ chống giặc. Đây là vùng rừng núi rậm rạp nằm gần sông Lam, ông lấy Vệ
Sơn, trung tâm của khu căn cứ làm đại bản doanh. Tại đây, Mai Thúc Loan đã cho xây dựng thành Vạn An, lấy Rú Đụn (Hùng Sơn) làm chỗ dựa. Phía sau thành là dãi thung lũng rộng vài chục mẫu, nơi này có thể tích lũy lương thực, vũ khí. Dọc sông Lam, nghĩa quân xây dựng một chiến lũy dài hơn 1000m. Ông xưng đế, nhân dân
thường gọi ông là Mai Hắc Đế (vua Đen).
Sau khi củng cố lực lượng vững mạnh, Mai Thúc Loan quyết định đem quân ra Bắc tấn công phủ thành Tống Bình – trụ sở chính của bọn đô hộ. Nghe tin, nhân dân khắp nơi nổi dậy hưởng ứng: Phùng Hạp Khanh ở châu Đường Lâm và 5 anh em họ Nguyễn ở huyện Bình Hà (Hải Dương) đã đem quân theo Mai Thúc Loan. Trước sự tấn công của nghĩa quân, bè lũ quân đô hộ Quang sở Khách hoảng sợ phải bỏ chạy về Trung Quốc. Ít lâu sau nhà Đường cử Dương Tư Húc cùng Quang Sở Khách dẫn 10 vạn quân tấn công vào nước ta. Trước sức tấn công mạnh mẽ của quân giặc, Mai Hắc Đế phải rút quân về thành Vạn An để phòng thủ. Trong lúc chiến sự diễn ra quyết liệt thì Mai Hắc Đế chẳng may bị rắn độc cắn chết, con ông là Mai Thúc Huy còn nhỏ tuổi lên thay. Chẳng bao lâu sau, do thiếu vị chủ tướng có kinh nghiệm, giặc đã chiếm được thành Vạn An. Quân giặc điên cuồng tàn sát nghĩa quân và nhân dân. Cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng tên tuổi của Mai Thúc Loan vẫn còn mãi mãi trong lòng nhân dân. Hiện nay, ở thung lũng Hùng Sơn (Rú Đụn) vẫn còn lăng mộ, đền thờ Mai Thúc Loan.
Hình 50 – Đình Thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm (Hà Tây)
H4: Năm776, vua Đường cử Cao Chính Bình sang làm đô hộ An Nam. Đây là viên quan khét tiếng bạo ngược tham tnà, đánh thuế rất nặng để vơ vét tiền bạc của ND ta. Bọn cướp biển Chà Và (In-đô-nê-xi-a)lại thường cướp phá miền duyên hải Giao Châu, uy hiếp thành Tống Bình. Tiếp đó, Kinh lược sử Trương Bá Nghi đã huy động sức lực của dân xây thànhĐại La để đề phòng bọn cướp biển quyaays phá. Việc đắp thành làm đời sống ND vốn đã cơ cực lại càng cơ cực. Họ uất ức chỉ chờ cơ hội là vùng lên. Vì vậy ND đã ủng hộ KN P.Hưng → Giành được quyền làm chủ đất
nước mình..
Ngay sau khi Phùng Hưng mất, quân sĩ và nhân dân rất thương tiếc đã lập đình thờ ông và tôn vinh Phùng Hưng làm Bố cái đại vương – xem ông như bậc cha, mẹ.
Đình thờ Phùng Hưng được xây dựng ngay tại quê hương ông, nổi lên giữa vùng đất trung du đẹp với nhiều đồi gò và con sông Tích xanh trong uống quanh làng. Mặt đình quay về hướng đông, có nhiều cây râm mát. Không rõ đình được xây dựng từ đời nào, chỉ biết việc trùng tu lớn để có được ngôi đình như ngày nay là vào năm 1889. Trong đình có dựng tấm bia năm Quang Thái thứ 3 (1390), ghi lại sự tích của Phùng Hưng...
Tuần 27 – Tiết 27
Bài 2 4 (1 Tiết):
NƯỚC CHĂM – PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X1. Nước Cham-pa độc lập ra đời 1. Nước Cham-pa độc lập ra đời
Hình 51 – Lược đồ Giao Châu và Cham – pa giữa thế kỉ VI – X (KH- 44):
H1: Nước Chăm-Pa có gốc ở đâu? thuộc tộc người nào?
Năm 111 TCN, nhà Hán thay thế nhà Triệu thống trị Âu Lạc. Ngoài hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán lập thêm một quận mới – quận Nhật Nam. Quận Nhật Nam thuộc phạm vi địa giới từ Hoành Sơn đến Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Khi nhà Hán sang xâm lược và đặt ách đô hộ lên đất nước ta, chúng
chia Châu Giao thành 9 quận trong đó có quận Nhật Nam. Quận Nhật Nam gồm 5 huyện, huyện xa nhất là Tượng Lâm (từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh), là địa bàn sinh sống của bộ lạc Dừa – tức người Chăm cổ, do người Hán xâm chiếm và sáp nhập vào quận Nhật Nam. Quân Hán chiếm đất nước Chăm cổ, sáp nhập vào Nhật
Nam, đặt ra huyện Tượng Lâm.
H2: Nhân dân Tượng Lâm đã giành độc lập trong thời gian nào?
Đến năm 192-193, Nhân lúc lòng dân đang oán hận, chớp thời cơ, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm giành độc lập (có giả thuyết cho rằng, Khu Liên không phải là tên riêng mà được dùng như danh từ chung để chỉ người đứng đầu).
Ông xưng vua đặt tên nước là Lâm Ấp đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam ngày nay). Sau khi nước Lâm Ấp độc lập được thành lập, bộ máy chính quyền cũng được hình thành một lực lượng quân sự mạnh có quân số từ 4-5 vạn người. Các vua Lâm Ấp không ngừng mở rộng lãnh thổ (SD lược đồ) phía Bắc lên tới đèo Hoành Sơn (huyện Tây Quyển, quận Nhật Nam- tức Quảng Bình nay), phía
Nam đến tận Phan Rang. Lãnh thổ của Lâm Ấp không chỉ được mở rộng ở đất liền mà còn ra tận biển (Cù Lao Chàm). Từ thế kỉ VI, đổi tên nước ta là Chăm – pa.
Nhân dân Chăm – pa khéo tay, cần cù đã xây dựng được một quốc gia từng có thời kì phát triển hùng mạnh. Họ đã để lại cho đời sau nhiều thành quách đền tháp và tượng rất độc đáo. Quan hệ giữa nhân dân Chăm – pa với các cư dân khác trong Giao Châu rất mật thiết trong mọi lĩnh vực của đời sống vật chất tinh thần.