Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư Hà Nội ( SAM Hà Nội).PDF (Trang 88)

sản phẩm tại công ty SAM Hà Nội

Thứ nhất: Về việc sử dụng phần mềm kế toán

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phần mềm kế toán khác nhau, trong số đó có phần mềm FAST là phần mềm công ty đang sử dụng. Tuy nhiên tính động của phần mềm này không cao, dẫn tới khó khăn trong công tác hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh có yếu tố mới. Khi nhập số liệu vẫn phải nhập định khoản vào máy bằng tay, điều này sẽ làm giảm tốc độ cập nhật và có thể xảy ra sai sót trong quá trình hạch toán. Mặc dù các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, song rất ít xuất hiện các nghiệp vụ mới, do đó công ty cần kết hợp với nhà cung cấp phần mềm kế toán để tạo ra các định khoản mặc định sẵn trong chương trình nhằm giảm bớt thao tác nhập số liệu nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cao.

Thứ hai: Về việc tính lương công nhân trực tiếp sản xuất

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức tính lương theo thời gian cho công nhân trực tiếp sản xuất. Thay vì tính lương như vậy thì công ty có thể chuyển sang tính lương theo sản phẩm. Hình thức trả lương theo sản phẩm phụ thuộc vào yếu tố chất lượng và số lượng sản phẩm hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. Cụ thể cách làm như sau:

Lương sản phẩm của phân xưởng thuộc XN =

Số lượng sản

phẩm hoàn thành *

Đơn giá lương cho một đơn vị sản phẩm

78

Theo đó ta có tiền lương sản phẩm của một công nhân sản xuất được tính như sau:

Lương sản phẩm của 1 CNSX =

Lương sản phẩm của phân xưởng thuộc XN

* Số công thực tế của một lao động Tổng số công lao động của

phân xưởng sản xuất

Tiền lương phải trả cho một công nhân = Lương sản phẩm của một CNSX + phụ cấp ăn ca

Để xác định được đơn giá lương cho một đơn vị sản phẩm thì ta sẽ sử dụng thông tin về tổng lương thời gian và tổng số sản phẩm sản xuất được ở chương 2 để ước tính. Tại xí nghiệp 1 của công ty có tổng lương thời gian là 379.280.000 (Bảng 2.7). Xí nghiệp 1 trong tháng 12 năm 2013 sản xuất được 1.000 thanh thép U100x46x4,5TN tại phân xưởng 1 (tương đương 51.600 kg) và 1.600 thanh thép H 100x100x6x8 tại phân xưởng 2 (tương đương 83.857 kg). Từ số liệu này ta có phép tính như sau:

Đơn giá lương cho một đơn vị sản phẩm =

379.280.000

= 2.800 (đồng/kg) 135457

Ví dụ: Tính tiền lương phải trả, các khoản trích theo lương của công nhân Phạm Minh Tuấn trong tháng 12.

 Số ngày công thực tế của anh Phạm Minh Tuấn là 25 công

 Số lượng thành phẩm hoàn thành trong tháng 12 của phân xưởng 1- Xí nghiệp 1 là 51.600 kg

 Tổng số công của phân xưởng 1- Xí nghiệp 1 là 900 công Theo cách tính lương trên ta có:

Lương sản phẩm của PX 1 thuộc XN1 = 51.600 * 2.800 = 144.480.000 (đồng) Tính ra tiền lương sản phẩm phải trả cho anh Phạm Minh Tuấn là:

144.480.000

* 25 = 4.013.333 (đồng) 900

Từ kết quả trên ta thấy, việc tính lương theo sản phẩm sẽ gắn trách nhiệm của người lao động với kết quả lao động. Nếu cố gắng làm việc thì tiền lương của người công nhân sẽ có thể cao hơn so với mức lương hiện tại anh ta được nhận.

Thứ ba: Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ giúp cho giá thành sản xuất sản phẩm của công ty được ổn định hơn, không bị biến động bất thường khi trong một kỳ nào đó có quá nhiều công nhân nghỉ phép. Để xác định được mức trích trước tiền lương nghỉ phép thì công ty nên căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép trong một năm của mình. Cụ thể cách làm như sau:

 Bước 1: Xác định tỷ lệ trích trước

Tỷ lệ trích trước =

Tổng tiền lương phép theo kế hoạch năm của lao động trực tiếp

* 100 Tổng số tiền lương chính theo kế hoạch năm

của lao động trực tiếp

 Bước 2: Xác định mức trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch Mức trích trước tiền

lương phép của lao động trực tiếp theo kế hoạch

=

Tiền lương chính phải trả cho lao động trực tiếp

trong tháng

* Tỷ lệ trích trước

Từ kết quả tính được ở bước 2, ta có định khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.

Nợ TK 622

Có TK 335: tiền lương trích trước

Khi công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép thì ta phản ánh sổ phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.

Nợ TK 335 Có TK 334

Ví dụ: Ngày 31/12, trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo tỷ lệ trích trước là 10%. (Căn cứ vào số liệu ở bảng 2.7)

Bút toán: Nợ TK 622 70.025.200 Có TK 335 70.025.200

80

Bảng 3.1. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Đơn vị: Công ty SAM Hà Nội

Địa chỉ: Km 14, quốc lộ 6A, Ba La, Hà Đông, thành phố Hà Nội

Mẫu số 11 – LĐTC QĐ số 15/2006/QĐ/BTC

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Tháng 12 năm 2013

STT

Ghi có TK

334 TK 334 – Phải trả công nhân viên Cộng có TK 338 – Phải trả phải nộp khác

TK 335 Chi phí phải trả Tổng cộng Đối tượng sử dụng (Ghi nợ các TK) Lương Các khoản khác Cộng có TK 334 KPCĐ (2%) BHXH (17%) BHYT (3%) BHTN (1%) Cộng TK 338 1 TK 622 CPNCTT 700.252.000 700.252.000 13.874.680 117.934.780 20.812.020 6.937.340 159.558.820 70.025.200 929.836.020 + XN 1 379.280.000 379.280.000 7.020.000 59.670.000 10.530.000 3.510.000 80.730.000 37.928.000 497.938.000 + XN 2 320.972.000 320.972.000 6.854.680 58.264.780 10.282.020 3.427.340 78.828.820 32.097.200 431.898.020 2 TK 627 CPSXC 100.888.000 100.888.000 1.768.000 15.028.000 2.652.000 884.000 20.332.000 121.220.000 + XN1 50.445.000 50.445.000 884.000 7.514.000 1.326.000 442.000 10.166.000 60.611.000 + XN2 50.443.700 50.443.700 884.000 7.514.000 1.326.000 442.000 10.166.000 60.609.700 3 TK 641 CPBH 16.030.000 16.030.000 216.660 1.841.610 324.990 108.330 2.491.590 18.521.590 4 TK 642 CPQLDN 135.747.311 135.747.311 2.512.180 21.353.530 3.768.270 1.256.090 28.890.070 164.637.381 Tổng cộng 952.917.311 952.917.311 18.371.520 156.157.920 27.557.280 9.185.760 211.272.480 70.025.200 1.234.214.991

Bảng 3.2. Sổ chi phí sản xuất kinh doanh SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH

Tài khoản: 6221 – Chi phí nhân công trực tiếp phục vụ sản xuất xí nghiệp 1

Ngày tháng GS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 6221 Số hiệu Ng/ tháng Tổng số Chia ra Lương Các khoản trích Khoản trích trước 1 2 3 4 5 6 7 8 9

31/12 BPBTL 31/12 Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất

XN1 334 379.280.000 379.280.000

31/12 BPBTL 31/12 Các khoản trích theo lương 338 80.730.000 80.730.000

31/12 BPBTL 31/12 Trích trước chi phí nhân công trực tiếp sx 335 37.928.000 37.928.000

Cộng phát sinh x 497.938.000 379.280.000 80.730.000 37.928.000 Phân bổ cho thép U 100x46x4,5TN 15411 (307.057.196) Phân bổ cho thép thép H 100x100x6x8 15412 (190.880.804) Người ghi sổ (Ký, họ tên) Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Kế toán trưởng (Ký, họ tên)

82

Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo chi phí nguyên vật chính

Phân bổ cho thép U 100x46x4,5TN = Tổng CPNCTT của xí nghiệp 1 * Chí phí NVL chính của thép U 100x46x4,5TN Tổng CPNVL chính = 497.938.000 * 183.387.400 = 307.057.196 (đồng) 297.389.400

Bảng 3.3. Sổ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Tài khoản: 15411 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (thép U 100x46x4,5TN)

Chứng từ

Diễn giải TK đối ứng Ghi nợ TK 15411 Ngày Số chứng từ Tổng số NVLTT NCTT CPSXC Số dư đầu kỳ 60.000.000 31/12 PKT Kết chuyển CPNVLTT 62111 197.485.790 197.485.790 31/12 PKT Kết chuyển CPNCTT 62211 307.057.196 307.057.196 31/12 PKT Kết chuyển CPNVLSXC 62711 134.000.515 134.000.515 Cộng phát sinh trong kỳ 638.543.501 31/12 PKT Nhập kho thành phẩm 15511 (698.543.501) Số dư cuối kỳ 0

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu như mọi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Vì vậy, đối với một số doanh nghiệp thì tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh là một điều vô cùng quan trọng. Góp phần không nhỏ vào việc phát triển doanh nghiệp phải nói đến công tác hạch toán kế toán. Nhờ có số liệu do kế toán cung cấp các nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch sản xuất, xây dựng những định mức kỹ thuật sản xuất sản phẩm cũng như chiến lược sản xuất của doanh nghiệp.

Trong suốt thời gian thực tập tại công ty SAM Hà Nội, em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, đặc biệt là phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ đó củng cố kiến thức đã học ở trường và tìm hiểu được thực tế công tác kế toán tại công ty, biết thêm về thực tiễn phong phú, đa dạng và phức tạp hơn.

Trên đây là toàn bộ bài khóa luận của em với đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thép và vật tư Hà Nội (SAM Hà Nội)”. Để có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thanh Huyền cùng với sự giúp đỡ của các bác, các anh chị phòng Tài chính – Kế toán của công ty. Qua đó em đã có điều kiện tìm hiểu kỹ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kế toán của công ty, từ đó thấy được những ưu, nhược điểm và mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thép và vật tư Hà Nội (SAM Hà Nội).

Mặc dù đã cố gắng, song do em còn thiếu kinh nghiệm thực tế, thời gian thực tập lại có hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh những sai sót nhất định. Vì vậy, em kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và các bác, các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán của công ty để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2015 Sinh viên

84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Đặng Thị Loan (2004), Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp, Xuất bản lần 4, Nhà xuất bản thống kê.

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2007), Kế toán tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê.

3. Th.S Huỳnh Lợi – Th.S Nguyễn Khắc Tâm (2002), Kế toán chi phí, Trường Đại học kinh tế TP HCM, Nhà xuất bản thống kê.

4. Một số luận văn trên thư viên trường Đại học Thăng Long. 5. Quyết định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. 6. Tài liệu của công ty cổ phần thép và vật tư Hà Nội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư Hà Nội ( SAM Hà Nội).PDF (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)