Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng xuất nhập khẩu Phòng quản lý vận tải Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2
Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 1 Phân xưởng 2
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Chủ tịch hội đồng quản trị: là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị. Ngoài ra, chủ tịch hội đồng quản trị là người tổ chức việc thông qua quyết định, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị và chủ tọa họp đại hội cổ đông.
Giám đốc: là người quyết định về tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và sản xuất của công ty. Hơn nữa, giám đốc sẽ là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của công ty, trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Phó giám đốc: Có nhiệm vụ chỉ huy theo sự phân công của Giám đốc, tham mưu, giúp Giám đốc ra quyết định liên quan đến kỹ thuật, máy móc, thiết bị
30
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, xác định mục tiêu phương hướng hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.
Phòng kinh doanh: Thực hiện nhiệm vụ được giao về kinh doanh cụ thể là nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức vận chuyển chuyên chở sản phẩm hàng hóa, vật tư đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời thực hiện kí kết các hợp đồng. Ngoài ra còn trưng bày, giới thiệu sản phẩm của công ty cũng như tham gia các hội trợ triển lãm.
Phòng tài chính kế toán: Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng theo nguyên tắc, chuẩn mực và quy định của pháp luật; lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm trình lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và đối tượng khác. Ngoài ra còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm mục đích cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi thực hiện các công tác có liên quan đến nhân sự như: Tổ chức lao động, lên kế hoạch bố trí, điều động lao động sao cho phù hợp với trình độ tay nghề, chuyên môn của công nhân. Thực hiện công tác hành chính quản trị. Tham mưu cho Giám đốc về tình hình tiền lương, sắp xếp công việc, chế độ khen thưởng… Đảm bảo cho mọi người trong công ty chấp hành nghiêm chỉnh quy chế về hợp đồng lao động.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong sản xuất. Bộ phận kết hợp với phòng kinh doanh để lập nhu cầu về vật tư, dự toán cho việc sản xuất sản phẩm, sửa chữa máy móc thiết bị. Xác định mức kinh tế kỹ thuật, hao phí nguyên vật liệu, tiêu chuẩn, quy cách và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất sản phẩm. Đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất cũng như thành phẩm trước khi giao cho các khách hàng.
Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh. Cân đối nguyên vật liệu thiếu, thừa và đặt hàng kịp thời cho các đơn hàng. Bến cạch đó còn đưa ra các phương án kinh doanh các mặt hàng vật tư mà công ty không sản xuất.
Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ theo dõi và hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Thực hiện các hoạt động mở L/C, làm các bảo lãnh ngân hàng. Kiểm tra đối chiếu hồ sơ hàng hóa với số lượng thực tế tại cửa khẩu.
Phòng quản lí vận tải: Chịu trách nhiệm kiểm soát và điều phối xe của công ty đi giao hàng (thép) và xe thực hiện dịch vụ vận chuyển. Ngoài ra, công ty còn có cân điện tử 60 tấn cho các loại xe tải chở hàng cỡ lớn vào cân. Trách nhiệm quản lý cân điện tử cũng thuộc về phòng quản lý vận tải.
Xí nghiệp: Hiện nay công ty SAM Hà Nội có 2 xí nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện việc sản xuất sản phẩm của công ty. Mỗi một xí nghiệp đều có 2 phân xưởng. Khi có lệnh sản xuất của ban giám đốc, từng xí nghiệp sẽ phân công công việc cụ thể cho từng phân xưởng.
Phân xưởng: là bộ phận nằm dưới sự chỉ đạo của xí nghiệp. Khi được phân công công việc cụ thể thì phân xưởng sẽ chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm.