Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư Hà Nội ( SAM Hà Nội).PDF (Trang 31)

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm. Nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.

 Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Đối tượng hạch toán CPSX là từng loại sản phẩm hay dịch vụ. Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành  Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ.

Đối tượng hạch toán CPSX là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ bộ phận sản xuất. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.

Z = C1 + C2 +….+ Cn

Trong đó: Z: Tổng giá thành.

C1, C2,…,Cn: CPSX ở các giai đoạn 1….n nằm trong giá thành sản phẩm.

 Phương pháp hệ số:

Phương pháp hệ số áp dụng trong doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ NVL và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau. Do đó, chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất.

Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc nhóm sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành từng loại sản phẩm.

Q0 =  Qi x Hi

Trong đó: Q0: Tổng số sản phẩm gốc quy đổi. Qi: Số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi). Hi: Hệ số quy đổi sản phẩm i. Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm gốc =

Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc qui đổi

 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất bên cạnh các sản phẩm chính còn thu được những sản phẩm phụ, để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng CPSX sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có thể được xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban đầu…

Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn thành. Tổng giá thành sản phẩm chính = Giá trị sản phẩm chính dở dang đầu kỳ + Tổng CPSX phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm phụ thu hồi - Giá trị sản phẩm chính dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm i = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc * Hệ số qui đổi sản phẩm i Tổng giá thành sản phẩm i = Giá thành đơn vị sản phẩm i * Số lượng sản phẩm i

22

 Phương pháp tỷ lệ chi phí

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy…

Tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.

Tỷ lệ chi phí =

Tổng giá thành thực tế của tất cả các loại sản phẩm

* 100% Tổng giá thành kế hoạch của tất cả các

loại sản phẩm

Giá thành thực tế đơn

vị sản phẩm từng loại =

Giá thành kế hoạch đơn

vị sản phẩm từng loại * Tỷ lệ chi phí

 Phương pháp liên hợp

Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, dệt kim… Trên thực tế kế toán có thể kết hợp phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số với loại trừ sản phẩm phụ.

Đối với doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục

Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục là doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng hay nguyên liệu chế biến của bước sau.

Trong các doanh nghiệp này, đối tượng tập hợp chi phí thích hợp nhất là tập hợp theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.

Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (hoặc tỷ lệ…).

 Tính giá thành phân bước có tính giá bán thành phẩm

Phương pháp hạch toán này thường áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc nửa thành phẩm sản xuất ở các bước có thể làm thành phẩm bán ra ngoài.

Đặc điểm của phương pháp hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị nửa thành phẩm của các bước trước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí và gọi là kết chuyển tuần tự.

Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.8. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân bước theo phương pháp hạch toán có bán thành phẩm Chi phí NVL chính + Chi phí chế biến bước 1 - Giá trị SPDD bước 1 => Giá thành bán thành phẩm bước 1 + Chi phí chế biến bước 2 - Giá trị SPDD bước 2 => Giá thành bán thành phẩm bước 2 + Chi phí chế biến bước 3 - Giá trị SPDD bước 3 … Giá thành bán TP bước (n-1) + Chi phí chế biến bước n - Giá trị SPDD bước n => Tổng giá thành thành phẩm

 Tính giá thành phân bước không tính giá bán thành phẩm

Phương pháp hạch toán này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao, thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài.

Chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành phẩm một cách đồng thời, song song nên gọi là kết chuyển song song.

Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành nửa thành phẩm hoàn thành trong từng giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí nguyên vật liệu chính, các chi phí chế biến khác.

24

Sơ đồ 1.9. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất theo phương án không có bán thành phẩm

Chi phí chế biến bước 1 tính cho thành phẩm

Chi phí chế biến bước 2 tính cho thành phẩm

Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm

Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ là sổ kế toán dùng để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh và giá thành sản phẩm trong kỳ để làm căn cứ tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Biểu mẫu dưới đây được ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Chi phí NVL chính tính cho thành phẩm Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành

Đơn vị:……. Địa chỉ:……

Mẫu số S37 – DN

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Tháng…..năm…..

Tên sản phẩm, dịch vụ:………

Chỉ tiêu Tổng số tiền

Chia ra theo khoản mục Chi phí nguyên liệu, vật liệu Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung A 1 2 3 4

1. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ

2. Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ

3. Giá thành sản phẩm , dịch vụ trong kỳ

4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Ngày…..tháng…..năm….. Người lập (ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) 1.4. Tổ chức sổ kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm

Theo qui định có những hình thức sổ kế toán như sau:

 Hình thức Nhật ký – Sổ cái;

 Hình thức Nhật ký chung;

 Hình thức Chứng từ ghi sổ;

26

Hiện nay, công ty SAM Hà Nội đang sử dụng hình thức sổ Nhật ký chung trên phần mềm kế toán.

1.4.1. Hình thức Nhật ký chung

Điều kiện áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp đơn giản, quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, trình độ quản lý và khả năng lao động kế toán thấp và ít.

 Ưu điểm: Dễ ghi, dễ đối chiếu, có thể phân công lao động.

 Nhược điểm: Ghi trùng lặp.

Sơ đồ 1.10. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký

đặc biệt Nhật ký chung

Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 627, 154… Sổ cái TK 621, 622, 627, 154… Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:

Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Trong các doanh nghiệp, vấn đề tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là một khâu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động, khả năng quản lý và sử dụng các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp đó. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán. Các thông tin về chi phí và giá thành còn là căn cứ quan trọng giúp các nhà quản lý đưa ra những quyết định cũng như các kế hoạch liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

28

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP VÀ VẬT TƯ HÀ NỘI (SAM HÀ NỘI)

2.1. Tổng quan về công ty cổ phần thép và vật tư Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thép và vật tư Hà Nội

 Tên công ty: Công ty Cổ phần Thép và vật tư Hà Nội

 Tên giao dịch Tiếng Anh: Ha Noi steel and material JSC

 Địa chỉ văn phòng giao dịch: Km 14, quốc lộ 6A, Ba La, Hà Đông, thành phố Hà Nội

 Mã số thuế: 5400363141

 Người đại diện: Đào Văn Tá

 Vốn điều lệ: 500.950.000.000 đồng

 Điện thoại: (04) 33519720 Fax: (04) 33522573 Công ty Cổ phần Thép và vật tư Hà Nội thành lập từ năm 1991 với tên ban đầu là xưởng chế biến gỗ Ba La, khi đó lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, chế biến gỗ và kinh doanh vật tư. Đến năm 2006 đơn vị chính thức lấy tên là công ty Cổ phần Thép và vật tư Hà Nội (SAM Hà Nội) kinh doanh và sản xuất chủ lực các loại thép hình U, I, V, tư vấn bất động sản và xếp dỡ hàng hóa.

Với phương châm: Uy tín – Chất lượng – Hiệu quả, Công ty SAM Hà Nội đã không ngừng nâng cao công tác quản lý và dịch vụ chăm sóc khách hàng, đảm bảo cung cấp hàng luôn đúng thời gian thi công, đầy đủ chủng loại nên đã chiếm được cảm tình đặc biệt của khách hàng trên thị trường ba miền Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt công ty đã cung cấp sản phẩm thép vào công trình trọng điểm Quốc Gia, các công trình có đầu tư vốn nước ngoài như: công trình cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, các khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, đường Nội Bài – Bắc Ninh giai đoạn I, II, Tràng Tiền Plaza, sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, các công trình khu công nghiệp Thăng Long – Nội Bài như Masumo, Nhà máy Bia Hà Nội.

2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty SAM Hà Nội

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng xuất nhập khẩu Phòng quản lý vận tải Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2

Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 1 Phân xưởng 2

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Chủ tịch hội đồng quản trị: là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản trị. Ngoài ra, chủ tịch hội đồng quản trị là người tổ chức việc thông qua quyết định, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị và chủ tọa họp đại hội cổ đông.

Giám đốc: là người quyết định về tất cả các vấn đề liên quan tới hoạt động hàng ngày của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và sản xuất của công ty. Hơn nữa, giám đốc sẽ là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý của công ty, trừ các chức danh do hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Phó giám đốc: Có nhiệm vụ chỉ huy theo sự phân công của Giám đốc, tham mưu, giúp Giám đốc ra quyết định liên quan đến kỹ thuật, máy móc, thiết bị

30

nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, xác định mục tiêu phương hướng hoạt động kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng kinh doanh: Thực hiện nhiệm vụ được giao về kinh doanh cụ thể là nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức vận chuyển chuyên chở sản phẩm hàng hóa, vật tư đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời thực hiện kí kết các hợp đồng. Ngoài ra còn trưng bày, giới thiệu sản phẩm của công ty cũng như tham gia các hội trợ triển lãm.

Phòng tài chính kế toán: Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng theo nguyên tắc, chuẩn mực và quy định của pháp luật; lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm trình lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và đối tượng khác. Ngoài ra còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm mục đích cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị kinh doanh.

Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi thực hiện các công tác có liên quan đến nhân sự như: Tổ chức lao động, lên kế hoạch bố trí, điều động lao động sao cho phù hợp với trình độ tay nghề, chuyên môn của công nhân. Thực hiện công tác hành chính quản trị. Tham mưu cho Giám đốc về tình hình tiền lương, sắp xếp công việc, chế độ khen thưởng… Đảm bảo cho mọi người trong công ty chấp hành nghiêm chỉnh quy chế về hợp đồng lao động.

Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong sản xuất. Bộ phận kết

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thép và vật tư Hà Nội ( SAM Hà Nội).PDF (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)