3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
- GV, HS và tiến trình tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ cho HS trong phần Quang học VL 9 THCS với sự hỗ trợ của CNTT.
- TN sư phạm được tiến hành trong học kì II năm học 2014 - 2015 đối với HS lớp 9 của trường THCS Đức Ninh, xã Đức Ninh, thành phốĐồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
64
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Ở các lớp TN, trong quá trình giảng dạy, GV đã tổ chức hoạt động dạy học DTVĐcó sự hỗ trợ của CNTT đối với phần Quang học VL 9 THCS.
+ Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng + Bài 44: Thấu kính phân kì.
Với các lớp ĐC, GV sử dụng phương pháp dạy học truyền thống đối với bài thuộc phần Quang học VL 9 THCS, các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ như
phân phối chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo.
3.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm
Số HS được khảo sát trong quá trình TN sư phạm bao gồm 73 HS, trong đó có 01 lớp thuộc nhóm TN và 01 lớp thuộc nhóm ĐC.
Bảng 3.1. Bảng số liệu HS được làm chọn mẫu TN
Trường Nhóm TN Nhóm ĐC
Trường THCS Đức Ninh 91 (36 HS) 92 (37HS)
Qua tìm hiểu thực tế giảng dạy ở trường THCS Đức Ninh, chúng tôi nhận thấy các lớp được chọn có điều kiện tổ chức dạy học tương đối đồng nhất và chất lượng học tập môn VL là đồng đều nhau: Sĩ số gần bằng nhau; tỉ lệ nam nữ, và kết quả học tập các môn tự nhiên là tương đương nhau. Như vậy, kích thước và chất lượng của mẫu đã thỏa mãn yêu cầu của TN sư phạm.
3.3.2. Quan sát giờ học
Quan sát hoạt động của HS trong quá trình diễn ra bài học ở tất cả các giờ học ở
các lớp TN và ĐC theo các tiêu chí:
- Quan hệ giữa HS và GV, giữa những HS với nhau; sự phối hợp hoạt động giữa GV với HS trong tổ chức hoạt động dạy học.
- Tính tích cực của HS thông qua không khí lớp học, sự tập trung chú ý của HS, số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như số lần giơ tay phát biểu xây dựng bài của HS, các hoạt động nhóm.
- Tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS trong hoạt động để GQVĐ thông qua các biểu hiện bên ngoài.
- Mức độ đạt được các mục tiêu của bài dạy học thông qua các câu hỏi của GV và câu trả lời của HS trong phần củng cố vận dụng kiến thức.
65
- Tính tích cực của HS thông qua không khí lớp học, sự tập trung và nghiêm túc, số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như phát biểu xây dựng bài của HS.
- Sự nảy sinh ý tưởng, khả năng đưa ra các phương án giải quyết nhiệm vụ học tập trong quá trình tham gia hoạt động nhận thức của HS.
- Thái độ học tập và mức độ hiểu bài của HS qua các câu hỏi kiểm tra.
- Hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ có sự hỗ trợ của CNTT:
Tính tích cực học tập của HS thông qua các biểu hiện: Hành vi, cử chỉ, sắc mặt của HS; mức độ tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài (cường độ - số lượt HS tham gia, tốc độ tham gia – phản ứng giơ tay nhanh sau câu hỏi, sự chuyển hóa vận dụng kiến thức nhanh và chính xác); tinh thần, thái độ học tập trong lớp (trật tự yên lặng, chăm chú nghe giảng) và sự chuẩn bịở nhà (số HS xung phong kiểm tra bài cũ, số lượt trả lời có chất lượng, số lượt các HS chuẩn bị các yêu cầu trước giờ học của GV).
Mức độ tăng cường trí nhớ thông qua các biểu hiện: Nắm nội dung bài học ngay tại lớp - số ý kiến xây dựng bài có chất lượng; số lượt trả bài cũ được điểm tốt; Sự
chuyển hóa các kiến thức đã học và vận dụng vào việc giải quyết các nhiệm vụ học trong các hoàn cảnh tương tự (khái quát hóa nội dung bài học, chất lượng các câu phát biểu xây dựng bài, câu trả lời kiểm tra bài cũ).
Mức độ hiểu bài: Nắm được những nội dung kiến thức cơ bản của bài học (chất lượng của các câu trả lời, số lượt phát biểu tham gia xây dựng bài, sự vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập, kết quả kiểm tra sau mỗi tiết học).
Sự phát triển tư duy: Biểu hiện ở sự chuyển hóa và vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong những tình huống mới, hoàn cảnh mới (câu hỏi có tính khái quát, bài tập có tính sáng tạo).
Sau mỗi bài dạy học có trao đổi với GV và HS, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho các bài dạy học khác cũng như cho đề tài nghiên cứu.
3.3.3. Tiến hành kiểm tra, thu thập số liệu và xử lí kết quả
Để có căn cứđánh giá, sau khi hoàn tất phần dạy TN chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của các lớp trên bằng bài kiểm tra có thời gian 15 phút theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Nội dung của bài kiểm tra là những kiến thức và kỹ
năng cơ bản mà HS phải có sau khi học bài với các mức độ: - Nhận biết các kiến thức đã học;
66
- Vận dụng được kiến thức đã học vào các tình huống quen thuộc, vấn đề quen thuộc nhằm hiểu rõ kiến thức hơn;
- Sáng tạo khi vận dụng kiến thức vào tính huống mới.
Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng tôi dùng phương pháp thống kê toán học để xử
lý và đánh giá kết quảđể thẩm định lại hiệu quả của quá trình dạy học.
Việc xử lý, phân tích kết quả TN sư phạm được tiến hành theo các bước: - Lập bảng thống kê các điểm Xicủa bài kiểm tra;
- Lập bảng phân loại học lực HS của hai nhóm ĐC với TN;
- Vẽ biểu đồ thể hiện phân bố các bài kiểm tra, biểu đồ phân loại học lực HS để
rút ra kết luận.
3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.4.1. Đánh giá định tính
Sau thời gian TN tại trường THCS Đức Ninh, qua quan sát các giờ học ở các lớp
ĐC và TN, tôi rút ra các nhận xét sau:
- Đối với các lớp ĐC: Với phương pháp dạy học truyền thống, GV vẫn thuyết
trình, diễn giải là chủ yếu, HS tập trung lắng nghe và ghi chép. Tuy cũng tham gia vào
trả lời các câu hỏi của GV đặt ra nhưng chưa thể hiện sự hứng thú và tự giác. HS còn thụđộng trong học tập, chưa thể hiện vai trò là chủ thể trong hoạt động nhận thức.
- Đối với các lớp TN: hầu hết hoạt động của GV và HS diễn ra trong giờ học thực sự chủ động và tích cực, giờ học được chia thành nhiều hoạt động và nhiều nhiệm vụ
học tập khác nhau nhưng không quá tải với HS mà ngược lại, HS rất tích cực, chủ động tham gia các hoạt động xây dựng và chiếm lĩnh tri thức.
+ Vấn đề GV đưa ra đã kích thích hứng thú của HS, đưa các em vào trạng thái muốn biết và có nhu cầu muốn tìm hiểu. Từ đó, HS rất tích cực, hào hứng tham gia GQVĐ dưới sựđịnh hướng của GV.
+ Tiến trình dạy học diễn ra khá sinh động, việc dạy học theo hướng GQVĐ có sự hỗ trợ của CNTT làm tăng cường hoạt động của HS trong giờ học.
+ Với sự hỗ trợ của CNTT, các hình ảnh, đoạn phim được sử dụng hợp lý trong các giai đoạn của tiến trình GQVĐ, khiến HS rất tập trung theo dõi, sôi nổi, nhiệt tình, hào hứng trong việc tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập.
+ Quá trình củng cố và vận dụng kiến thức không làm mất nhiều thời gian của GV do có sự hỗ trợ của CNTT. Kết quả vận dụng kiến thức để giải các bài tập và giải thích các hiện tượng VL của nhiều HS khá nhanh, chặt chẽ và chính xác.
3.4.2. Đánh giá định lượng
Qua các bài kiểm tra đánh giá, tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được bảng số liệu sau:
67
Bảng 3.2. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của các bài kiểm tra
Số bài kiểm tra đạt điểm Xi Nhóm Số bài KT Số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 36 36 1 1 2 5 7 10 5 3 2 0 TN 37 37 0 0 1 2 4 5 12 7 4 2 Biểu đồ 3.1. Phân bốđiểm của hai nhóm ĐC và TN
Qua bảng thống kê điểm số Xi và biểu đồ phân bốđiểm của hai nhóm ĐC và TN, tỉ lệ HS nhóm TN có điểm dưới trung bình (Xi < 5) ít hơn nhóm ĐC và tỉ lệ HS có
điểm khá giỏi ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.
Bảng 3.3. Bảng phân loại theo học lực học sinh
Số % HS đạt điểm Xi Nhóm Số HS Kém (1-2) Yếu (3-4) TB (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) ĐC 36 5.6 19.4 47.2 22.2 5.6 TN 37 0.0 8.1 24.3 51.4 16.2
68
Biểu đồ 3.2. Phân loại học lực học sinh
3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua quá trình TN sư phạm, từ việc tổ chức các hoạt động dạy học DTVĐ với sự
hỗ trợ của CNTT, quan sát, theo dõi diễn biến các giờ dạy của các lớp TN và ĐC, tiến hành kiểm tra và tính toán các số liệu thu được, chúng tôi đã có cơ sởđể khẳng định:
1. Việc tổ chức các hoạt động dạy học DTVĐ phần Quang học VL 9 THCS với sự hỗ trợ của CNTT có góp phần nâng cao năng lực nhận thức, hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong học tập. Các bài dạy học DTVĐ
có sự hỗ trợ của các hình ảnh, đoạn phim, thí nghiệm,… trở nên trực quan, sinh động hơn, kích thích hứng thú của HS trong việc tham gia GQVĐ để tìm kiếm tri thức mới. Nhờ đó, các giờ học sôi động, hấp dẫn hơn so với các giờ học bình thường nhưng vẫn
đảm bảo yêu cầu về mặt sư phạm và mục tiêu dạy học VL hiện nay. Đồng thời, nhờ ứng dụng CNTT, GV có thể chủ động và sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt
động học tập của HS, thuận lợi hơn trong việc trình bày nội dung bài giảng, củng cố và kiểm tra nội dung kiến thức mà HS lĩnh hội được.
2. Theo kết quả thống kê, phân tích và xử lý số liệu điều tra thu được cho thấy kết quả học tập của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC. Cụ thể là điểm trung bình kiểm tra của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, tỉ lệ HS học lực yếu, kém của nhóm TN giảm đi nhiều so với nhóm ĐC, ngược lại tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn hơn nhóm
ĐC. Do đó, chất lượng học tập của HS khi được học tập theo hướng tổ chức dạy học Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi
69
DTVĐ với sự hỗ trợ của CNTT đã được nâng cao hơn so với việc học tập theo phương pháp truyền thống không có sự hỗ trợ.
Như vậy, việc tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ trong phần Quang học VL 9 với sự hỗ trợ của CNTT đã phát huy tính tích cực, khả năng làm việc hợp tác, tăng cường tính chủđộng sáng tạo và tự lực trong học tập của HS, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng của quá trình dạy học VL, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn VL
70
KẾT LUẬN 1. Những kết quảđã đạt được
Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu và những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đề tài “Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề phần Quang học vật lí 9 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
- Nghiên cứu có hệ thống cơ sở lý luận của việc tổ chức các hoạt động dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của CNTT. Cụ thể trình bày được khái niệm, đặc điểm của dạy học DTVĐ, những hỗ trợ cơ bản của CNTT trong dạy học VL, …
- Xây dựng được tiến trình tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của CNTT.
- Xây dựng được hệ thống tư liệu về CNTT hỗ trợ cho việc tổ chức dạy học DTVĐ phần Quang học VL 9 THCS.
- Thiết kế tiến trình dạy học 02 bài nghiên cứu kiến thức mới có tổ chức hoạt
động dạy học DTVĐ phần Quang học VL 9 THCS có sự hỗ trợ của CNTT.
- Tiến hành TN sư phạm tại trường THCS Đức Ninh, thành phốĐồng Hới nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động DTVĐ với sự hỗ trợ của CNTT.
Qua kết quả TN, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động dạy học DTVĐ
phần Quang học VL 9 với sự hỗ trợ của CNTT đã góp phần nâng cao năng lực nhận thức, hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực, chủđộng của HS trong học tập, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Có thể nói rằng đây là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên chuyên ngành sư phạm VL trong quá trình học tập.
2. Một số ý kiến đề xuất
Để việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế giảng dạy ở trường THCS có hiệu quả, tôi có một số ý kiến đề xuất sau:
- Nhà trường cần tăng cường đầu tư trang thiết bị như máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phim giáo khoa, các dụng cụ thí nghiệm, giảm số lượng HS trên một lớp ... để GV có đủ điều kiện cho việc áp dụng hình thức dạy học này trong giảng dạy. Bên cạnh đó,
71
nhà trường cần có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng cho GV về các phương pháp dạy học hiện đại và ứng dụng CNTT trong dạy học.
- Đối với GV trực tiếp giảng dạy môn VL, cần phải nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của GV trong quá trình đổi mới giáo dục, luôn luôn phải có ý thức nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ thông qua việc nghiên cứu tài liệu trên sách, báo, mạng internet, trao đổi với đồng nghiệp, biết học hỏi kinh nghiệm từđồng nghiệp…để phục vụ cho công việc giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của HS.
3. Hướng phát triển của đề tài
Trong khuôn khổ, chúng tôi chỉ mới tập trung nghiên cứu tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ phần Quang học VL 9 THCS với sự hỗ trợ của CNTT và chỉ TN trên một phạm vi hẹp nhưng với kết quả thu được của đề tài cho phép chúng ta có thể mở rộng ra cho các phần học khác chương trình VL THCS và VL trung học phổ thông.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1/2014), Hà Nội.
2. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Mai Thị Vân Hải (2008), Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa phần Quang học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nhằm phát huy tính tích cực cho học sinh trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Thái Nguyên. 5. Đào Hữu Hòa, “Đổi mới giáo dục đại học là tiền đề quan trọng để thực hiện mục
tiêu gắn đào tạo với nhu cầu xã hội”, Tạp chí khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng (2008).
6. Nguyễn Thị Mỹ Lợi (2012), Sử dụng thí nghiệm trong tổ chức dạy học nhóm phần Quang Hình Học, vật lí 11 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của máy vi tính, luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP Huế.
7. Phan Bá Minh(2013),“Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của phương tiện nghe nhìn ở chương chất khí lớp