Thiết kế bài dạy học theo hướng tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ một số

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vật lý Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề phần quang học vật lí 9 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 55)

SỰ HỖ TRỢ CỦA CNTT

Trong phần này tôi thiết kế 2 giáo án, nhưng trong khuôn khổ khóa luận nên chỉ đưa giáo án bài “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng” vào phần chính, giáo án còn lại đưa vào phần phụ lục.

BÀI 40. HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng;

- Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí sang nước và ngược lại;

- Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ ánh sáng; - Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng.

56

2. Kỹ năng

- Tiến hành được thí nghiệm nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng; - Biết tìm ra quy luật qua một hiện tượng;

- Thảo luận và diễn đạt ý kiến nhóm hoặc cá nhân. 3. Thái độ - Nghiêm túc trong học tập; - Trung thực và cẩn thận khi tiến hành các hoạt động; - Rèn luyện tính tích cực, chủđộng trong học tập. II. Phương pháp Sử dụng phương pháp dạy học DTVĐ có sự hỗ trợ CNTT kết hợp với các phương pháp dạy học khác, có đan xen hoạt động nhóm. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên

- Bộ dụng cụ thí nghiệm về hiện trượng khúc xạ ánh sáng (1 bộ thí nghiệm hình 40.1, 4 bộ thí nghiệm hình 40.2, bộ thí nghiệm hình 40.3 sách giáo khoa);

- Máy chiếu đa chức năng, máy vi tính; - Sơđồ tư duy hệ thống nội dung bài học.

Hình 2.6. Sơđồ tư duy bài “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng”

Nước sang không khí

Không khí sang nước

Các khái niệm

57 2. Học sinh - Ôn lại định luật truyền thẳng ánh sáng, cách nhận biết ánh sáng đã học ở VL 7; - Tiến hành trước thí nghiệm hình 40.1 (ở nhà). III. Tổ chức hoạt động dạy học 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (5 phút) Trợ giúp của GV Hoạt động của HS - Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

- GV nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng, định luật khúc xạ ánh sáng?

- Báo cáo sĩ số. - HS trả lời:

+ Định luật truyền thẳng ánh sang: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

+ Định luật khúc xạ ánh sang: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới. Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. - Các HS khác lắng nghe và nhận xét câu trả lời của bạn. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động 1 (3’): Đặt vấn đề Trợ giúp của GV Hoạt động của HS

- Cho HS xem cái hình ảnh liên quan đến phần Quang học và giới thiệu chương mới.

- Chiếu đoạn phim về thí nghiệm hình 40.1.

- Đặt vấn đề: Chúng ta có nhìn thấy đầu

- Quan sát hình ảnh

- Quan sát đoạn phim

58

dưới của đũa hay không? Và vì sao như

vậy, chúng ta sẽ nghiên cứu, tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay, bài “ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng”.

Hoạt động 2 (15’): Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí vào nước

Mục tiêu: Nhận biết được hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Mô tả được thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ không khí vào nước.

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục 1 rút ra nhận xét về đường truyền của tia sáng.

- Hiện tượng ánh sáng truyền từ không khí sang nước có tuân theo định luật truyền thẳng của ánh sáng không?

- Từ quan sát trên, kết luận gì về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

- Thông báo: hiện tượng khúc xạ ánh sáng tuân theo định luật khúc xạ ánh sáng, sẽđược học ở các lớp trên.

- Tổng quát lại cho HS: Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ

- Thực hiện nhiệm vụ (quan sát hình 40.2 và nêu nhận xét về đường truyền của tia sáng) + Ánh sáng từ S đến I truyền thẳng + Ánh sáng từ I đến K truyền thẳng + Ánh sáng đi từ S đến mặt phân cách rồi đến K bị gãy tại K - Suy nghĩ trả lời

- Kết luận: Tia sáng đi từ không khí sang nước thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Tiếp thu

59

ánh sáng.

- Yêu cầu HS tự đọc mục 3 phần I sách giáo khoa, xác định từ mang nội dung quan trọng (từ khóa) - Trình chiếu hình 40.2, yêu cầu HS chỉ ra điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, pháp tuyến, góc tới, góc khúc xạ trên hình, phát biểu định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Giao nhiệm vụ và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ, tiến hành thí nghiệm như

hình 40.2 sách giáo khoa.

- Quan sát thí nghiệm đã tiến hành và nêu nhận xét bằng cách trả lời C1

- Yêu cầu HS trả lời C2

- Yêu cầu HS thay đổi hướng của tia tới, quan sát và kiểm tra nhận xét, rút ra kết luận.

- Đọc mục 3, tìm hiểu các khái niệm, xác

định các từ mang nội dung quan trọng:

điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, pháp tuyến, góc tới, góc khúc xạ, mặt phẳng tới

- Chỉ ra trên hình điểm tới, tia tới, tia khúc xạ, pháp tuyến, góc tới, góc khúc xạ, mặt phẳng tới; phát biểu định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Bật đèn, quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời C1: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. - HS trả lời C2: Phương án thí nghiệm: Thay đổi hướng của tia tới, quan sát tia khúc xạ, độ lớn góc tới, góc khúc xạ. - Thay đổi hướng của tia tới, quan sát thí nghiệm, kiểm tra nhận xét. Từ đó rút ra kết luận, vẽ hình.

- Phát biểu: Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì:

+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới + Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

60

Hoạt động 3 (12’): Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí

Mục tiêu: Mô tảđược thí nghiệm quan sát đường truyền của ánh sáng đi từ nước sang không khí.

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS

- Kết luận trên có còn đúng trong trường hợp tia sáng truyền từ nước sang không khí hay không?

- Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dựđoán đó?

(Phân tích phương án thí nghiệm của HS, sau đó cho HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra như phương án sách giáo khoa) - Yêu cầu HS nghiên cứu tài liệu và trình bày các bước làm thí nghiệm

- Phát dụng cụ thí nghiệm, yêu cầu các nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo các bước thí nghiệm và trả lời các câu hỏi C5, C6 sách giáo khoa (lưu ý HS để tránh hiện tượng phản xạ toàn phần thì độ cao của cột nước trong bình phải lớn hơn chiều ngang của bình) - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm trong phiếu học tập, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.

- Suy nghĩ, đưa ra dự đoán: Đúng hoặc không.

- Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán: Chiếu tia sang từ nước sang không khí bằng cách đặt nguồn sang ở đáy bình nước.

- Trình bày các bước làm thí nghiệm

- Các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV và trả lời các câu hỏi C5, C6 sách giáo khoa.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.

Kết luận: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí thì:

+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. + Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

61

Hoạt động 4: (8’) Củng cố và vận dụng

Mục tiêu: Phân biệt được hiện tượng khúc xạ ánh sáng với hiện tượng phản xạ

ánh sáng. Vận dụng được kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng.

Trợ giúp của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS trình bày nội dung kiến thức trọng tâm của bài học.

- Dùng sơ đồ tư duy (đã chuẩn bị), yêu cầu HS đối chiếu với nội dung đã trình bày.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi C7, C8

- Trình bày dựa theo nội dung ghi chép bằng sơđồ tư duy của mình - Chú ý lắng nghe, tiếp thu. - Thảo luận nhóm và rút ra kết luận câu C7, C8 Hoạt động 5 (2’): Hướng dẫn về nhà 1. Trả lời câu hỏi:

a. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Phân biệt hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

b. Cho biết sự khác nhau giữa ánh sáng truyền từ không khí sang nước và nước sang không khí. Vẽ hình và chỉ rõ tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc khúc xạ, pháp tuyến, mặt phân cách trên hình vẽ.

2. Tìm một số ví dụ về hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong thực tế. 3. Đọc phần “Có thể em chưa biết” trang 110 sách giáo khoa. 4. Làm bài tập 40 - 41.1 sách bài tập.

5. Xem trước bài 41, ôn lại cách đo góc, vẽ bảng 1 trang 111 vào vở.

IV Rút kinh nghiệm

... ...

62

2.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lí luận đã trình bày ở chương 1 và qua việc nghiên cứu phần Quang học VL lớp 9 THCS, trong chương này, chúng tôi đã làm được những vấn đề sau:

- Phân tích cấu trúc, đặc điểm nội dung của chương trình phần Quang học VL 9 THCS. Xác định những nội dung cơ bản về chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt được trong dạy học phần này.

- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong quá trình dạy học phần Quang học VL 9 ở trường THCS.

- Xây dựng các ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ phần Quang học, các hệ thống tư liệu về CNTT hỗ trợ trong dạy học rất phong phú và đa dạng, vì nó nằm trong kho tư liệu khổng lồ của nhân loại – đó là Internet.

- Đề xuất quy trình thiết kế bài dạy học theo hướng tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ CNTT.

- Thiết kế 02 tiến trình dạy học theo hướng tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ CNTT:

+ Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng + Bài 44: Thấu kính phân kì.

63

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Mục đích của TN sư phạm là kiểm tra hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động dạy học DTVĐ phần Quang học VL 9 với sự hỗ trợ của CNTT. Kết quả TN sẽ trả lời các câu hỏi:

- Việc tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ phần Quang học VL 9 THCS với sự hỗ

trợ của CNTT có góp phần nâng cao năng lực nhận thức, hứng thú học tập và phát huy

được tính tích cực, chủđộng của HS trong học tập không?

- Chất lượng học tập của HS khi được học tập theo hướng tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của CNTT có được nâng cao hơn so với việc học tập theo phương pháp truyền thống không?

Từđó dẫn đến việc đánh giá hiệu quả của việc tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ

với sự hỗ trợ của CNTT trong dạy học phần Quang học VL 9 THCS.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình TN sư phạm, tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Thăm dò ý kiến GV về tình hình tổ chức hoạt động dạy và học có sự hỗ trợ của CNTT trong dạy học VL ở trường THCS. - Tổ chức dạy học phần Quang học VL 9 THCS cho các lớp đối chứng và TN: + Với các lớp TN: Sử dụng phương pháp dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của CNTT kết hợp với phương pháp truyền thống. + Với các lớp ĐC: Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống.

- So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lý kết quả thu được của các lớp TN và các lớp ĐC.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vật lý Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề phần quang học vật lí 9 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)