Quy trình thiết kế bài dạy học theo hướng tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vật lý Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề phần quang học vật lí 9 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 53)

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DTVĐ VỚI SỰ HỖ TRỢ CNTT

Quy trình thiết kế bài dạy học theo hướng tổ chức hoạt động dạy học DTVĐ

với sự hỗ trợ của CNTT gồm 7 bước sau:

Sơđồ 2.2. Quy trình thiết kế bài dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của CNTT [14]

Bước 1: Xác định mục tiêu của bài dạy học

Mục tiêu bài học là những gì HS cần phải hiểu rõ, phải nắm vững và đạt được sau mỗi bài học về cả ba lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, tình cảm và thái độ.

Mục tiêu bài học phải chỉ ra những hành vi mà HS phải thể hiện ra khi học một kiến thức cụ thể, phải nêu rõ các công việc và mức độ hoàn thành của HS, phải viết chi tiết và cụ thể. Vì vậy, GV cần đọc kỹ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu bài học trên từng phương diện: Kiến thức, kỹ

năng, thái độ cho phù hợp. Để xác định mục tiêu bài học chính xác, phù hợp và có tính Tiến hành soạn thảo tiến trình dạy học Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học Xác định phương tiện và thiết bị dạy học thích hợp Xác định mức độ của dạy học DTVĐ cho phù hợp với nội dung, điều kiện của việc dạy học Lựa chọn các ứng dụng CNTT để hỗ trợ

Thử nghiệm và hoàn thiện giáo án Xác định mục tiêu của bài dạy học

54

khả thi, GV không chỉ nắm vững nội dung bài học, nội dung phần trình mà còn biết rõ phương tiện, hoàn cảnh và đối tượng dạy học.

Bước 2: Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học

Kiến thức cơ bản là những kiến thức tạo thành nội dung chính của bài học, những kiến thức vạch ra được bản chất của sự vật, hiện tượng.

Khi chọn lựa kiến thức cơ bản, cần tham khảo phần tóm tắt kiến thức của từng phần, từng bài và hệ thống câu hỏi, bài tập cuối mỗi bài.

Những kiến thức VL được đưa vào sách giáo khoa vốn được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp theo một trình tự lôgic, có tính thực tiễn, tính sư phạm, tính giáo dục và tính phổ cập của phần trình. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, tùy theo thời lượng dạy học của môn học, đối tượng dạy học,

điều kiện cơ sở vật chất… mà GV lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất nhưng phải bảo đảm được tính hệ thống, toàn diện của phần trình.

Trên cơ sở kiến thức cơ bản và trọng tâm, GV sắp xếp các kiến thức ấy theo một trình tự lôgic để từđó lựa chọn phương tiện, phương pháp thích hợp để hình thành các kiến thức đó.

Bước 3: Xác định phương tiện và thiết bị dạy học thích hợp

Căn cứ vào mục tiêu, nội dung kiến thức của bài, điều kiện cơ sở vật chất và năng lực của HS mà GV lựa chọn phương tiện và thiết bị dạy học cho phù hợp.

- Nguồn tài liệu cung cấp kiến thức cho HS: Sách giáo khoa, một số sách tham khảo, các hiện tượng, sự vật tự nhiên, kinh nghiệm cuộc sống, internet,...

- Các phương tiện dạy học: Trên cơ sở xác định các nguồn cung cấp kiến thức, các điều kiện phương tiện dạy học cụ thểở từng trường, GV cần có biện pháp bổ sung thêm những phương tiện dạy học khác để tạo điều kiện cho HS hoạt động tích cực hơn, phát huy cao độ tinh thần tự chủ, sáng tạo trong học tập. GV có thể nêu các phương án để tự chế tạo thêm thí nghiệm đơn giản, tự thiết kế thêm trong phiếu học tập, sưu tầm các hình ảnh, đoạn video clip minh họa, các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, hoặc có thể tiến hành những thí nghiệm theo sách giáo khoa với những dụng cụ

cho sẵn,...

Bước 4: Xác định mức độ của dạy học DTVĐ cho phù hợp với nội dung, điều kiện của việc dạy học

55

Cần căn cứ vào mục tiêu, kiến thức cơ bản, nội dung dạy học để xác định mức độ

dạy học DTVĐ cho phù hơp.

Bước 5: Lựa chọn các ứng dụng CNTT để hỗ trợ

Sau khi đã xác định được mức độ dạy học DTVĐ, GV tiếp tục lựa chọn các ứng dụng của CNTT đã xây dựng để hỗ trợ cho quá trình dạy học phù hợp, sao cho các ứng dụng đó có thể phát huy tối đa chức năng hỗ trợ dạy học, đồng thời định hướng cho hoạt động học của HS.

Bước 6:Tiến hành soạn thảo tiến trình dạy học

Tiến trình dạy học gồm rất nhiều hoạt động, sự hỗ trợ của CNTT trong từng hoạt

động cụ thể là khác nhau. Trong quá trình này, phải dự trù được các khả năng của HS, lường trước các khó khăn trong quá trình sử dụng CNTT để hỗ trợ hoạt động dạy học DTVĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 7: Thử nghiệm và hoàn thiện giáo án

Tiến hành dạy thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp và tính khả thi của giáo án đã soạn thảo. Từ đó, có sự điều chỉnh bổ sung để hoàn thiện giáo án dạy học DTVĐ với sự hỗ trợ của CNTT.

2.6. THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC THEO HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DTVĐ MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN QUANG HỌC VẬT LÍ 9 THCS VỚI

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp vật lý Tổ chức hoạt động dạy học dựa trên vấn đề phần quang học vật lí 9 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 53)