Trong các ứng dụng của CNTT áp dụng vào dạy học VL thì việc sử dụng MVT hỗ trợ các thí nghiệm VL được ghép nối với MVT là một trong các ứng dụng đặc trưng nhất của nó.
Thí nghiệm được hỗ trợ bằng MVT có nhiều công việc được hoàn toàn tự động theo một phần trình đã định sẵn mà không cần sự can thiệp của con người. Ví dụ nhưở
khâu tiến hành thí nghiệm, để hiện tượng thí nghiệm xảy ra chuẩn, đúng theo ý muốn của người nghiên cứu, có phần mềm và thiết bị hỗ trợ thực hiện điều đó. Phần mềm và các thiết bị này thường được sử dụng trong các thí nghiệm cần tạo ra các hiện tượng có quá trình phức tạp, khó thực hiện.
32
Dưới đây là hình ảnh phần mềm Crocodile physics hỗ trợ các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng trong việc tổ chức các hoạt động dạy học VL:
Hình 1.3. Hình ảnh phần mềm Crocodile physics
Các thí nghiệm được hỗ trợ của MVT các số liệu đã được tự động thu thập nhờ
bộ cảm biến rồi truyền đến bộ ghép tương thích đưa vào MVT. Do được tự động hoá hoàn toàn nên việc thu thập số liệu đo này ở thí nghiệm ghép nối với MVT xảy ra cực kì nhanh, trong vài chục giây, ta có thể có ngay các số liệu đó trên màn hình MVT. Trên các số liệu đó, cũng nhờ MVT và phần mềm, ta có thể phân tích, xử lí số liệu (theo các phần trình do phần mềm định sẵn). Ý định phân tích, xử lí số liệu như thế
nào là hoàn toàn do người nghiên cứu (GV hay HS) đặt ra. Còn các phép tính toán cụ
thể như: cộng, trừ, nhân, chia, bình phương, khai căn..., lập các biểu bảng, vẽ các đồ
thị về các mối quan hệ giữa các đại lượng đang nghiên cứu đều do MVT thực hiện. Các kết quả tính toán, các biểu bảng cũng như các đồ thị này cũng được hiển thị
ngay trên màn hình MVT. Quá trình tính toán, lập biểu bảng hay vẽ đồ thị này MVT chỉ làm trong trong vài chục giây tới một vài phút. Kết quả hiển thị trên màn hình là hoàn toàn chính xác và rất khoa học, đẹp đẽ. Còn trong thí nghiệm không được hỗ trợ
bằng MVT, việc lập biểu bảng, tính toán hay vẽđồ thị trong quá tŕnh xử lí số liệu một cách “thủ công” thường chiếm rất nhiều thời gian và nhiều khi cũng rất khó khăn.