Bệnh tiêu chảy

Một phần của tài liệu Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản (Trang 65)

4. Kiểm tra độ an toàn ấp nở trứng

1.2. Bệnh tiêu chảy

- Nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa: chăm sóc nuôi dưỡng kém, chuồng trại quá ẩm ướt, thức ăn không đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng, thức ăn ôi thối.

+Nhận biết biểu hiện của bệnh: ăn của rắn giảm, có hiện tượng phân hôi, nhão

+Điều trị :Cho rắn ăn ít lại và cho uống men tiêu hóa chống tiêu chảy. Hàng ngày, quét dọn nền chuồng, rửa máng nước, loại bỏ phần thức ăn thừa. Đồng thời phải đảm bảo chế độ và số lượng thức ăn theo nhu cầu của rắn trong từng thời kỳ (dựa theo trọng lượng của

rắn).

+ Phòng bệnh: Định kỳ bổ sung hỗn hợp vitamin vào khẩu phần ăn. Như Vitaperos với liều 2g/10kg thể trọng /ngày, 1-2 tuần/lần

+ Bổ sung Bio yeast De200F (Xylanase, Beta-glucanase, Bacillus subtilis) 10g/1kg thức ăn/ngày.

Dùng 1 ngày 2 lần, liên tục 5-7 ngày

Hình 2.6.3 Dược phẩm Vitaperos bổ sung vitamin

Hình 2.6.4. Dược phẩm bổ sung men tiêu hóa

+Phòng bệnh:

Dọn vệ sinh và kiểm tra độ ẩm của chuồng rắn, đặc biệt là mùa mưa không nên để quá ẩm; mùa khô ngược lại cần xịt nước để tăng độ ẩm và làm mát cho rắn nuôi.

Thức ăn không để dư thừa, không cho rắn ăn thức ăn đã phân hủy

Theo dõi mỗi lần dọn vệ sinh chuồng, phát hiện các cá thể bị bệnh để chăm sóc, điều trị và khắc phục những điều kiện bất lợi cho rắn.

Sau mỗi lứa nuôi, cần loại bỏ cát, gạch mục cũ, phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi.

Cho ăn bình thường, thấy rắn ăn ít, chậm lớn thỉnh thoảng cần bổ sung thêm B1 và men tiêu hóa cho rắn

- Nguyên nhân gây bệnh: Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

+ Nhận biết biểu hiện của bệnh: chuồng rắn đột nhiên có mùi tanh nồng khó chịu, phát hiện phân rắn không bình thường, có chất nhầy và thức ăn không được tiêu hóa hết, một số con nôn ra thức ăn ở tình trạng mới bắt đầu quá trình tiêu hóa.

+ Điều trị: Ngay khi phát hiện tình trạng trên cần vệ sinh chuồng trại, dọn hết phân rắn và thức ăn bị nôn ra. Giảm lượng thức ăn, có thể ngưng không cho rắn ăn từ 3-7 ngày và dùng những loại thuốc sau:

+ Phòng bệnh: tốt nhất là trộn men tiêu hóa, vitamin giúp rắn tiêu hóa tốt, không cho rắn ăn thức ăn đã ôi thiu, không cho ăn quá nhiều trong một bữa.

Chú ý : Rắn bị tiêu chảy là dấu hiệu chung của các bệnh khác có liên quan, cần theo dõi kỹ triệu chứng của rắn để nhận biết các bệnh khác

+ Tetracyclin: 10mg/kg thể trọng, hoặc dùng Gentamycin: 2- 4mg/kg thể trọng, Sulfaguanidin: 0,1- 0,2g/kg thể trọng Hình 2.6.5. Dược phẩm MEDOXY (Tetracyclin)

Một phần của tài liệu Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản (Trang 65)