Xác định tiêu chuẩn chọn giống

Một phần của tài liệu Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản (Trang 38)

- Căn cứ vào nguồn gốc: là căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thế hệ trước, chọn con của những ba, mẹ (bố mẹ) nuôi mau lớn, dễ nuôi, ăn được nhiều loại thức ăn, đẻ nhiều con, không bệnh tật.

- Căn cứ vào bản thân: là căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản của từng cá thể. Chọn những con khỏe mạnh, lanh lợi, da bóng mượt, siêng bắt mồi, nuôi nhanh lớn, thân hình cân đối, không bị dị tật, không bị gãy xương sống, không quá mập hoặc quá ốm, lúc còn nhỏ mới đẻ hoặc mới nở cỡ 50 con/kg.

- Chọn con bố mẹ cỡ 0,5 -0,6 kg/con trở lên, rắn có ngoại hình giống đặc điểm của giống. Rắn mẹ khi mang thai phải có dấu hiệu cấn thai rõ ràng. Cần phân biệt được rắn đực và rắn cái.

Việc phận biệt một con rắn đực với một con rắn cái thật không đơn giản vì chúng có hình dạng và màu sắc gần giống nhau, mặt khác chúng lại có cơ quan sinh sản nằm bên trong cơ thể nên rất khó phân biệt.

- Rắn đực: Đầu to, thân hình thon dài. Phần bụng thon nhỏ, đuôi dài hơn rắn cái và phần đầu của đuôi (nơi tiếp giáp với hậu môn ) hơi phình ra, trong khi ở con cái thì hơi thắt lại; phần tiếp giáp từ hậu môn về phía chót đuôi thon đều; có 2 cựa dài ở hai bên hậu môn lộ ra ngoài. Vẩy quanh hậu môn nhỏ xếp sít nhau, ấn mạnh tay vào hai bên hậu môn thấy cơ quan giao cấu lộ ra.

Đây là “công cụ” để đưa tinh trùng vào cơ thể con cái. Do vậy, nếu vuốt nhẹ phần gần hậu môn có thể phát hiện cơ quan sinh dục đực. Chạm vào thân con đực sẽ gồng lại rắn chắc

hơn con cái.

-Rắn cái: Đầu nhỏ, đuôi ngắn, thân hình mập mạp. Phần bụng nở nang. phần từ hậu môn về phía đuôi thắt lại, vẩy quanh hậu môn to, xếp không sít nhau, khi ấn mạnh tay vào hai bên hậu môn không thấy cơ quan giao cấu lộ ra; trong một đàn kích thước và trọng lượng rắn cái luôn lớn hơn rắn đực.

Rắn đực và rắn cái phải khác nguồn gốc để khi lai tạo tránh đồng huyết. Hình 2.3.5 Rắn Ráo Trâu đực

3.Chọn giống nuôi

- Người nuôi căn cứ vào điều kiện hiện có của cơ sở: về điều kiện tự nhiên, diện tích, vốn, kỹ thuật, nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, thị trường tiêu thụ và mục tiêu nuôi, để quyết định chọn phương thức chăn nuôi là nuôi trên cạn hay nuôi dưới nước; từ mục tiêu và phương thức chăn nuôi đã xác định, ta chọn giống rắn nuôi cho phù hợp.

Nếu cùng mục tiêu là nuôi rắn sinh sản cung cấp rắn con để nuôi thịt với phương thức nuôi trên cạn, ta có thể chọn rắn Ráo trâu; với phương thức nuôi dưới nước, ta có thể chọn rắn Ri Voi.

- Nên chọn con giống từ những đàn đã được thuần chủng nhiều năm, rắn con của nó sẽ nuôi mau lớn gấp đôi so với con của những đàn hoang dã hoặc mới thuần hóa.

- Rắn mới nở được 2 tuần tuổi là có thể chọn nuôi được. Người mới nuôi, chưa có kinh nghiệm, nên chọn con giống đạt ≥ 3 tháng tuổi để nuôi.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

Anh hay chị hãy chọn câu đúng nhất trong từng câu hỏi sau: Câu 1: Đặc điểm nhận dạng lưng của rắn Ráo Trâu:

A. Lưng màu xám nâu từ nửa thân phía sau đến chóp đuôi, có những đường màu đen kích thước không đều chạy ngang thân.

B. Lưng màu đen từ nửa thân phía sau đến chóp đuôi, có những đường màu đen kích thước không đều chạy ngang thân

C. Lưng màu xám nâu từ chóp đầu đến chóp đuôi, có những đường màu đen kích thước không đều chạy ngang thân

D. Lưng màu xám nâu từ nửa thân phía sau đến chóp đuôi, có những đường màu đen kích thước đều chạy dọc thân

Câu 2: Đặc điểm nhận dạng bụng của rắn Ráo Trâu:

A. Bụng rắn Ráo Trâu màu xám, bờ sau các tấm vẩy bụng và những tấm vẩy dưới đuôi có viền đen.

B. Bụng rắn Ráo Trâu màu vàng, bờ sau các tấm vẩy bụng và những tấm vẩy dưới đuôi có viền xám

C. Bụng rắn Ráo Trâu màu vàng, bờ sau các tấm vẩy bụng và những tấm vẩy dưới đuôi có viền đen

D. Bụng rắn Ráo Trâu màu xám, bờ sau các tấm vẩy bụng và những tấm vẩy dưới đuôi có viền vàng

Câu 3: Đặc điểm nhận dạng đầu của rắn Ráo Trâu:

A. Đầu màu vàng xám, những tấm vảy môi trên và môi dưới ở những chỗ tiếp giáp nhau có viền đen.

B. Đầu màu vàng nâu, những tấm vảy môi trên và môi dưới ở những chỗ tiếp giáp nhau có viền xám.

C. Đầu màu xám nâu, những tấm vảy môi trên và môi dưới ở những chỗ tiếp giáp nhau có viền vàng.

D. Đầu màu xám nâu, những tấm vảy môi trên và môi dưới ở những chỗ tiếp giáp nhau có viền đen.

Câu 4: Đặc điểm rắn Ráo Trâu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. Là loại rắn lành, không có móc nọc độc, cỡ lớn dài khoảng 2 - 2,5m. B. Là loại rắn độc, có móc nọc độc, cỡ lớn dài khoảng 2 - 2,5m.

C. Là loại rắn lành, không có móc nọc độc, cỡ lớn dài khoảng 1 - 1,5m. D. Là loại rắn độc, không có móc nọc độc, cỡ lớn dài khoảng 2 - 2,5m . Câu 5: Trọng lượng trưởng thành trung bình của rắn Ráo Trâu:

A. 2,5 kg/con

B. 3 kg/con. C. 3,5 kg/con.

D. 4 kg/con.

Câu 6: Tăng trọng trung bình của rắn Ráo Trâu:

A. 500 -600 g/con/năm, nuôi tốt 1-1,1 kg/con/năm

B. 600 -700 g/con/năm, nuôi tốt 1-1,3 kg/con/năm. C. 700 -800 g/con/năm, nuôi tốt 1-1,5 kg/con/năm.

D. 800 -900 g/con/năm, nuôi tốt 1-1,5 kg/con/năm

Câu 7 : Hệ số tiêu tốn thức của rắn Ráo Trâu: A. 2

B. 3. C. 4. D. 5

Câu 8: Đặc điểm sinh sản của rắn Ráo Trâu:

A. Mỗi năm đẻ hai lứa, đẻ trứng, trung bình 20 trứng/lứa, thời gian mang thai 55-60 ngày.

B. Mỗi năm đẻ một lứa, đẻ trứng, trung bình 20 trứng/lứa, thời gian mang thai 65-70 ngày.

C. Mỗi năm đẻ một lứa, đẻ trứng, trung bình 30 trứng/lứa, thời gian mang thai 75-80 ngày.

D. Mỗi năm đẻ một lứa, đẻ trứng, trung bình 20 trứng/lứa, thời gian mang thai 55-60 ngày.

Câu 9: Tập tính sinh học của rắn Ráo Trâu:

A. Rắn thường kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm; hoạt động mạnh vào mùa nóng, mùa đông ít hoạt động vào mùa lạnh, ngừng hoạt động hoặc ngủ đông khi quá lạnh.

B. Rắn thường kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày; hoạt động mạnh vào mùa nóng, mùa đông ít hoạt động vào mùa lạnh, ngừng hoạt động hoặc ngủ đông khi quá lạnh.

C. Rắn thường kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm; ít hoạt động vào mùa nóng, hoạt động mạnh vào mùa lạnh.

D. Rắn thường kiếm ăn chủ yếu vào ban ngày; ít hoạt động vào mùa nóng, hoạt động mạnh vào mùa lạnh.

Câu 10: Đặc điểm của rắn Ri Voi:

A. Là loại rắn nước lớn nhất, thân có màu vàng xám, trên lưng vàng sẫm,

thường bụng màu vàng, có vằn ngang dưới bụng sẫm vàng hơn màu bụng.

B. Là loại rắn nước lớn nhất, thân có màu thường thay đổi giống với môi trường đang sống, trên lưng vàng sẫm, thường bụng màu vàng, có vằn ngang dưới bụng sẫm vàng hơn màu bụng.

C. Là loại rắn nước lớn nhất, thân có màu xám, trên lưng nâu sẫm, thường bụng màu vàng, có vằn ngang dưới bụng sẫm vàng hơn màu bụng.

D. Là loại rắn nước lớn nhất, thân có màu thường thay đổi giống với môi

trường đang sống, trên lưng vàng sẫm, bụng màu vàng, có vằn ngang dưới bụng sẫm vàng hơn màu bụng.

Câu 11: Tăng trọng trung bình của rắn Ri Voi: A. 800 – 1000g/con/năm

B. 1000 – 1200g/con/năm C. 1100 – 1400g/con/năm D. 1000 – 1500g/con/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 12: Hệ số tiêu tốn thức ăn của rắn Ri Voi: A. 4

B. 5 C. 6 D. 7

Câu 13: Đặc điểm sinh sản của rắn Ráo Trâu:

A. Mỗi năm đẻ một lứa, đẻ con, trung bình 14-15 con/lứa, thời gian mang thai 55-60 ngày.

B. Mỗi năm đẻ một lứa, đẻ trứng, trung bình 14-15 trứng/lứa, thời gian mang thai 55-60 ngày.

C. Mỗi năm đẻ một lứa, đẻ con, trung bình 14-15 con/lứa, thời gian mang thai 60-65 ngày.

D. Mỗi năm đẻ một lứa, đẻ con, trung bình 14-15 con/lứa, thời gian mang thai 65-70 ngày.

A. Là căn cứ vào khả năng sinh trưởng của thế hệ trước, chọn con của những ba, mẹ (bố mẹ) nuôi mau lớn, dễ nuôi, ăn được nhiều loại thức ăn, đẻ nhiều con, không bệnh tật.

B. Là căn cứ vào khả năng sinh sản của thế hệ trước, chọn con của những ba, mẹ (bố mẹ) nuôi mau lớn, dễ nuôi, ăn được nhiều loại thức ăn, đẻ nhiều con, không bệnh tật.

C. Là căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thế hệ anh chị ruột nuôi mau lớn, dễ nuôi, ăn được nhiều loại thức ăn, đẻ nhiều con, không bệnh tật.

D. Là căn cứ vào khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thế hệ trước, chọn con của những ba, mẹ (bố mẹ) nuôi mau lớn, dễ nuôi, ăn được nhiều loại thức ăn, đẻ nhiều con, không bệnh tật.

Câu 15: Phân biệt rắn đực và rắn cái:

A. Rắn đực đầu to hơn rắn cái, bụng thon hơn rắn cái, đuôi rắn đực dài hơn rắn cái, trong cùng đàn rắn đực luôn nhỏ hơn rắn cái.

B. Rắn đực đầu nhỏ hơn rắn cái, bụng thon hơn rắn cái, đuôi rắn đực dài hơn rắn cái, trong cùng đàn rắn đực luôn nhỏ hơn rắn cái.

C. Rắn đực đầu to hơn rắn cái, bụng thon hơn rắn cái, đuôi rắn đực dài hơn rắn cái, trong cùng đàn rắn đực luôn lớn hơn rắn cái.

D. Rắn đực đầu to hơn rắn cái, bụng to hơn rắn cái, đuôi rắn đực hơn rắn cái, trong cùng đàn rắn đực luôn lớn hơn rắn cái.

Câu 16: Chọn giống rắn để nuôi:

A. Nuôi trên cạn hoặc dưới nước chọn một trong hai giống rắn Ri Voi và Ráo Trâu.

B. Nuôi trên cạn chọn giống rắn Ráo trâu, nuôi dưới nước chọn giống rắn Ri Voi.

C. Nuôi trên cạn chọn giống rắn Ri Voi. D. Nuôi dưới nước chọn giống rắn Ri Voi. Câu 17: Trong thời gian rắn lột xác:

A. Nó không ăn thức ăn B. Nó ăn thức ăn là chuột con C. Nó ăn thức ăn là cá con D. Nó ăn thức ăn là ếch con

Câu 18: Rắn lột xác xong, da của chúng trở lại bình thường sau: A. 3-5 ngày

B. 3-7ngày C. 7-10 ngày D. 2 tuần

Câu 19: Chọn giống rắn sinh sản căn cứ vào bản thân:

A. Chọn những con khỏe mạnh, lanh lẹ, da bóng mượt, siêng bắt mồi, nhanh lớn, thân hình cân đối. không dị tật

B. Chọn những con khỏe mạnh, lanh lẹ, da bóng mượt, siêng bắt mồi, nhanh lớn, thân hình không cân đối. không dị tật

C. Chọn những con khỏe mạnh, lanh lẹ, da bóng mượt, lười bắt mồi, nhanh lớn, thân hình cân đối. không dị tật

D. Chọn những con khỏe mạnh, chậm chạp, da bóng mượt, siêng bắt mồi, nhanh lớn, thân hình cân đối. không dị tật

Câu 20: Giống rắn Ri Voi:

A. Là loại rắn lành, không có nọc độc, thích nghi tốt vùng Đồng bằng sông cửu Long, không thích nghi ở vung khô hạn, cao như vùng cao nguyên, vùng núi… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Là loại rắn lành, không có nọc độc, thích nghi tốt vùng Đồng bằng sông cửu Long và thích nghi ở vùng khô hạn, cao như vùng cao nguyên, vùng núi…

C. Là loại rắn có nọc độc, thích nghi tốt vùng Đồng bằng sông cửu Long, không thích nghi ở vung khô hạn, cao như vùng cao nguyên, vùng núi…

D. Là loại rắn lành, không có nọc độc, không thích nghi vùng Đồng bằng sông cửu Long, thích nghi tốt ở vung khô hạn, cao như vùng cao nguyên, vùng núi… Đáp án: Câu 1: A Câu 2: A Câu 3: D Câu 4: A Câu 5: A Câu 6: C Câu 7: C Câu 8: D Câu 9: A Câu 10: D Câu 11: D Câu 12: B Câu 13: A Câu 14: D Câu 15: A Câu 16: B Câu 17: A Câu 18: C Câu 19: A Câu 20: A 2.Bài tập thực hành (12 giờ)

2.1. Tham quan nhận dạng hai giống rắn Ráo trâu và giống rắn Ri voi (6giờ)

2.1.1. Mục đích

Giúp học viên tham quan thực tế nhận biết hai giống rắn Ráo trâu và giống rắn Ri voi

2.1.2. Yêu cầu

Học viên nhận biết và phân biệt hai giống rắn Ráo Trâu và giống rắn Ri Voi

2.1.3. Dụng cụ, vật tư

- 20 rắn mỗi giống

- Dụng cụ như; Gậy bắt rắn, xô, khay, kẹp... - Bảo hộ lao động.

2.1.4. Hình thức tổ chức

Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5-10 người/nhóm.

2.1.5. Sản phẩm ứng dụng

Học viên có kỹ năng phân biệt hai giống rắn Ráo Trâu và giống rắn Ri Voi

2.1.6. Nội dung thực hành

Giới thiệu đặc điểm nhận dạng giữa hai giống Ráo Trâu và giống rắn Ri Voi.

2.2. Tham quan thực hành tại trang trại rắn sinh sản phân biệt rắn đực và rắn cái (6giờ).

2.2.1. Mục đích

Giúp học viên tham quan thực tế và phân biệt được rắn đực và rắn cái

2.2.2. Yêu cầu

Học viên nhận biết và phân biệt được rắn đực và rắn cái

2.2.3. Dụng cụ, vật tư

- 10 rắn đực và 10 rắn cái trưởng thành - Dụng cụ như; Gậy bắt rắn, xô, khay, kẹp... - Bảo hộ lao động.

2.2.4. Hình thức tổ chức

Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5-10 người/nhóm.

2.2.5. Sản phẩm ứng dụng

Học viên có kỹ năng phân biệt được rắn đực và rắn cái

2.2.6. Nội dung thực hành

Giới thiệu đặc điểm nhận dạng, phân biệt rắn đực và rắn cái của hai giống rắn Ráo Trâu và giống rắn Ri Voi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. Ghi nhớ:

- Cách chọn giống rắn để nuôi. - Chọn giống rắn nuôi đạt tiêu chuẩn - Chọn rắn nuôi khỏe mạnh, không dị tật...

Bài 4: Nuôi dưỡng chăm sóc Mục tiêu

- Trình bày được nội dung cơ bản về nuôi dưỡng và chăm sóc rắn sinh sản;

- Thực hiện được quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đúng kỹ thuật và hiệu quả.

A. Nội dung

1. Kiểm tra sức khỏe hàng ngày

Mỗi ngày cần kiểm tra trạng thái vận động, sự lanh lẹ, khả năng ăn mồi của rắn để kịp thời phát hiện bệnh lý. Nếu rắn bỏ ăn có thể do bệnh lý, ta phải điều trị bệnh cho rắn; nếu bỏ ăn do biến đổi sinh lý, ta không phải điều trị nhưng có những biện pháp chăm sóc rắn hợp lý cho từng biến đổi sinh lý đó.

Thường xuyên theo dõi sự thay đổi sinh lý như: khi rắn lột da, động dục, mang thai, chuẩn bị sinh, để kịp thời chăm sóc cho hợp lý.

-Dấu hiệu rắn lột xác: Trước khi lột xác, rắn bỏ ăn, lầm lì, hung dữ. Da của chúng chuyển sang màu trắng đục, mắt rắn mờ dần khả năng nhìn kém, ít hoạt động hơn và loanh quanh tìm chỗ để lột xác.

Sau khi lột xác xong, rắn mang trên mình một bộ da mới sáng bóng và mềm mại. Nó thích leo lên bờ để sưởi nắng vào đầu giờ sáng (từ 7 - 9 giờ). Khoảng 7 - 10 ngày sau, da của chúng mới trở lại bình thường. Lúc này, chúng bắt đầu ăn mạnh, lớn nhanh.

Có thể dự vào thời gian khoảng hai lần lột xác của rắn để đánh giá quá trình chăm sóc nuôi dưỡng của cơ sở chăn nuôi đối với đàn rắn. Nếu rắn lột xác đúng chu kỳ sinh lý (rắn sinh sản chu kỳ lột xác là 35 - 45 ngày) là đánh giá quy trình nuôi dưỡng rắn tốt tiếp tục phát huy; nếu chu kỳ lột xác đàn rắn kéo dài hơn thời gian quy định thì phải xem lại quy trình nuôi, điều chỉnh cho hợp

Một phần của tài liệu Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản (Trang 38)