Ghi sổ sách theo dõi

Một phần của tài liệu Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản (Trang 52)

Nên có sổ sách, và ghi chép để thuận lợi cho việc đánh giá kết quả chăn nuôi; nên ghi chép một số chỉ tiêu sau:

Con giống: số lượng, trọng lượng nhập vào. Thức ăn: lượng thức ăn sử dụng mỗi ngày, ...

Tình hình bệnh tật, kết quả phòng trị bệnh, số con hao hụt Ngày cho ăn, ngày thay nước

Ngày ấp trứng, ngày nở hoặc ngày đẻ

Từ đó giúp cho nhà chăn nuôi đánh giá được kết quả chăn nuôi

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

Anh hay chị hãy chọn câu đúng nhất trong từng câu hỏi sau: Câu 1: Các tiêu chí cần kiểm tra hàng ngày để phát hiện rắn bệnh:

A. Sự động dục, sự lanh lẹ, khả năng ăn mồi của rắn

B. Trạng thái vận động, sự lanh lẹ, khả năng ăn mồi của rắn C. Sự mang thai, sự lanh lẹ, khả năng ăn mồi của rắn

D. Dấu hiệu rắn sắp đẻ, sự lanh lẹ, khả năng ăn mồi của rắn Câu 2: Dấu hiệu rắn lột xác:

A. Trước khi lột xác, rắn bỏ ăn, lầm lì, hung dữ, da chuyển sang màu trắng đục, mắt mờ nhìn kém, ít hoạt động và loanh quanh tìm chỗ để lột xác. B. Trước khi lột xác, rắn ăn bình thường, lầm lì, hung dữ, da chuyển sang

màu trắng đục, mắt mờ, nhìn kém, ít hoạt động và loanh quanh tìm chỗ để lột xác

C. Trước khi lột xác, rắn bỏ ăn, linh hoạt, hung dữ, chuyển sang màu trắng đục, mắt mờ, nhìn kém, hoạt động mạnh và loanh quanh tìm chỗ để lột xác

D. Trước khi lột xác, rắn bỏ ăn, lầm lì, hung dữ, da chuyển sang màu trắng đục, mắt mờ, nhìn kém, ít hoạt động và loanh quanh tìm chỗ nước để nằm.

Câu 3: Khoảng thời gian giữa hai lần lột xác có ý nghĩa:

A. Đánh giá giống rắn nuôi tốt hay chưa tốt.

B. Đánh giá thức ăn nuôi rắn sinh sản tốt hay chưa tốt.

C. Đánh giá chuồng trại nuôi dưỡng rắn sinh sản tốt hay chưa tốt.

D. Đánh giá quy trình chăm sóc nuôi dưỡng rắn sinh sản tốt hay chưa tốt. Câu 4: Dấu hiệu rắn động dục:

A. Rắn cái bỏ ăn, lầm lì, âm hộ tiết ra mùi hôi tanh; chịu quấn quít bên rắn đưc, không cho rắn đực trườn lên mình, cong đuôi về phía trước.

B. Rắn cái bò tới bò lui, bộ dạng lăng xăng, âm hộ tiết ra mùi hôi tanh; chịu quấn quít bên rắn đưc, cho rắn đực trườn lên mình, cong đuôi về phía trước.

C. Rắn cái bò tới bò lui, bộ dạng lăng xăng, âm hộ tiết ra chất dịch có mùi hôi tanh; chịu quấn quít bên rắn đưc, cho rắn đực trườn lên mình, cong đuôi về phía trước.

D. Rắn cái chậm chạo, âm hộ tiết ra chất dịch có mùi hôi tanh; chịu quấn quít bên rắn đưc, cho rắn đực trườn lên mình, cong đuôi về phía trước. Câu 5: Dấu hiệu rắn mang thai:

A. Sau phối giống rắn ăn bình thường, cuối thời kỳ chửa rắn bỏ ăn, bụng to dần, thân mập tròn, ít vận động.

B. Sau phối giống rắn biến ăn, sau đó ăn lại vừa đủ no, cuối thời kỳ chửa rắn bỏ ăn, bụng to dần, thân mập tròn, lanh lẹ.

C. Sau phối giống rắn biến ăn, sau đó ăn lại vừa đủ no, cuối thời kỳ chửa rắn bỏ ăn, bụng to dần, thân mập tròn, chậm chạp ít vận động.

D. Sau phối giống rắn biến ăn, sau đó ăn lại vừa đủ no, cuối thời kỳ chửa rắn ăn mạnh, bụng to dần, thân mập tròn.

Câu 6: Dấu hiệu rắn sắp đẻ:

A. Rắn bò tới bò lui, sau đó tìm một chỗ phù hợp để nằm, khi nằm rắn run lắc mạnh từng hồi như người đang bị động kinh, mình vặn vẹo, đuôi cong về phía trước, âm hộ mở rộng.

B. Rắn bò tới bò lui, không chịu nằm, rắn run lắc mạnh từng hồi như người đang bị động kinh, mình vặn vẹo, đuôi cong về phía trước; âm hộ mở rộng.

C. Rắn bò tới bò lui, sau đó tìm một chỗ nằm phù hợp, rắn rặn từng hồi, mình vặn vẹo, đuôi cong về phía trước; âm hộ mở rộng.

D. Rắn bò tới bò lui, không chịu nằm, rắn rặn mạnh từng hồi, mình vặn vẹo, đuôi cong về phía trước; âm hộ mở rộng.

Câu 7: Đỡ đẻ:

a. Không cần thiết đối với rắn sinh sản b. Cần thiết đối với rắn sinh sản

c. Cần thiết trên rắn đẻ con d. Cần thiết trên rắn đẻ trứng Câu 8: Kiểm tra trọng lượng rắn hậu bị:

a. Cân 5 - 10% tổng đàn b. Cân 10 - 15% tổng đàn c. Cân 15 – 20% tổng đàn d. Cân 20 – 25% tổng đàn

Câu 9: Kiểm tra sự an toàn, tránh thất thoát đối với rắn nuôi trên cạn: a. Kiểm tra sự chắc chắn của chuồng nuôi, kiểm tra số lượng rắn b. Kiểm tra mật độ, trạng thái hoạt động.

c. Kiểm tra sự chắn chắc của chuồng nuôi, cửa chuồng d. Kiểm tra sự chắc chắn của lồng nuôi, cửa lồng. Câu 10: Chuẩn bị ao nuôi rắn sinh sản:

a. Tháo cạn nước, rải vôi bột 10 – 55 kg/100m2

ao, phơi ao vài ngày. b. Tháo cạn nước, rải vôi bột 20 – 25 kg/100m2

ao, phơi ao vài ngày c. Tháo cạn nước, rải vôi bột 25 – 30 kg/100m2

ao, phơi ao vài ngày d. Tháo cạn nước, rải vôi bột 30 – 35 kg/100m2

ao, phơi ao vài ngày Câu 11: Sau khi chuẩn bị ao nuôi rắn sinh sản:

a. 3 – 7 ngày thả rắn vào nuôi. b. 5 – 10 ngày thả rắn vào nuôi c. 7 – 10 ngày thả rắn vào nuôi d. 10 – 20 ngày thả rắn vào nuôi

Câu 12: Kiểm tra sự an toàn, tránh thất thoát đối với rắn nuôi dưới nước:

A. Kiểm tra sự an toàn của cống xả tràn, cống xả cạn, vách xung quanh ao. Kiểm tra sự an toàn của cống xả tràn, bờ đất, vách xung quanh ao.

B. Kiểm tra sự an toàn của cống xả cạn; kiểm tra sự an toàn, chắc chắn của vách xung quanh ao.

C. Kiểm tra sự an toàn của cống xả tràn, cống xả cạn; kiểm tra sự an toàn, chắc chắn của vách xung quanh ao, mực nước ao.

Câu 13: Để có nguồn nước sạch ổn định cho nuôi rắn: A. Xây hồ chứa nước

B. Đào ao chứa nước C. Khử trùng nguồn ước D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 14: Khoảng cách giữa hai lần cho ăn:

A. 12 giờ hoặc sau khi thấy rắn thải hàng loạt phân ra trước đó thì cho chúng ăn là tốt

B. 24 giờ hoặc sau khi thấy rắn thải hàng loạt phân ra trước đó thì cho chúng ăn là tốt

C. 36 giờ hoặc sau khi thấy rắn thải hàng loạt phân ra trước đó thì cho chúng ăn là tốt

D. 48 giờ hoặc sau khi thấy rắn thải hàng loạt phân ra trước đó thì cho chúng ăn là tốt

Câu 15: Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp nhất để rắn sinh sản sống và hoạt động tốt là:

A. 28 – 32oC B. 20 – 22oC

C. 16 – 20oC D. 35 – 37oC Đáp án Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: D Câu 4: C Câu 5: C Câu 6: A Câu 7: C Câu 8: A Câu 9: D Câu 10: B Câu 11: C Câu 12: A

Câu 13: B Câu 14: D Câu 15: A

2. Bài tập thực hành (14 giờ): Tham quan và thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng rắn sinh sản tại các trang trại nuôi.

2.1. Mục đích

Giúp học viên tham quan thực tế và thực hiện quy trình chăn sóc nuôi dưỡng rắn sinh sản tại trại để học viên có thể học tập tự tổ chức nuôi rắn sinh sản.

2.2. Yêu cầu

Học viên quan sát và thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng rắn sinh sản tại trại; rèn luyện kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng rắn sinh sản.

2.3. Dụng cụ, vật tư

- Thức ăn, vòi nước...

- Dụng cụ như; Gậy bắt rắn, xô, khay, - Bảo hộ lao động.

2.4. Hình thức tổ chức

Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5-10 người/nhóm.

2.5. Sản phẩm ứng dụng

Học viên có kỹ năng chăm sóc nuôi dưỡng rắn sinh sản

2.6. Nội dung thực hành

Học viên thực hiện qui trình chăm sóc nuôi dưỡng rắn sinh sản tại các trang trại sản xuất.

C. Ghi nhớ:

- Xác định thời gian ăn, khẩu phần thức ăn, nước uống cho rắn - Cách chăm sóc, vệ sinh chuồng trại cho rắn.

Bài 5: Kiểm tra ấp nở Mục tiêu

- Trình bày được nội dung cơ bản về kỹ thuật kiểm tra trứng.

- Thực hiện được việc kiểm tra trứng.

A.Nội dung

Đối với loài rắn đẻ trứng sau khi đẻ xong rắn cái sẽ cuộn tròn mình ấp trứng, hoặc có loài đẻ và xếp trứng (hình 2.5.2) dính chồng nhiều lớp rồi phủ lên lớp lá cây hoặc lớp cát, đất

bụi...rắn cái nằm gần đó canh giữ trứng.

Rắn tự ấp trứng tỷ lệ nở biến động từ 40-80% vì môi trừng ấp trứng không đảm bảo lúc quá khô, lúc quá ẩm ướt, những trứng nằm giữa chồng trứng có thể thiếu oxy nên dễ dẫn đến chết phôi.

Hình 2.5.2. Rắn ấp trứng Hình 2.5.1. Kệ ấp trứng

Để khắc phục tình trạng trên cơ sở chăn nuôi rắn sinh sản nên tổ chức ấp trứng.

Quy trình ấp trứng

cần thực hiện trình tự các bước sau:

- Xây bể ấp bằng xi măng (nếu có điều kiện) hoặc dùng lu, Khạp để ấp trứng.

- Nện lớp đất ẩm thật chặt vào đáy bể ấp hoặc vào đáy lu, khạp; lớp đất này dày khoảng 10-20 cm nhằm hút ẩm tốt khi ta tạo ẩm độ nguyên liệu trong quá trình ấp.

- Tiến hành tiêu độc khử trùng toàn bộ bề mặt (mặt trong, mặt ngoài) bể ấp, lu, khạp. 5 – 7 ngày sau khi khử trùng tiêu độc đưa nguyên liệu ấp và trứng rắn vào ấp.

- Chuẩn bị nguyên liệu ấp: Gồm đất thịt nhẹ (30% đất và 70% cát) được phơi nắng nhiều ngày. Nguyên liệu ấp được trộn đều, dùng bình phun nước để tạo độ ẩm nguyên liệu ấp khoảng 80- 90%.

Hình 2.5.4. Trứng rắn khẻ mỏ Hình 2.5.3. Ấp trứng nhân tạo

- Sau đó rải đều nguyên liệu ấp vào nền của bể ấp, lu khạp (trên lớp đất nện); lớp nguyên liệu này dày khoảng 5-10 cm.

- Đặt trứng vào bể ấp hoặc lu, khạp để ấp: Khoảng cách đặt các ổ trứng ổ nọ cách ổ kia khoảng 5 cm.

- Sau khi đặt trứng xong dùng nguyên liệu ấp phủ nhẹ lên bề mặt trứng (dày khoảng 1,5 – 2cm).

- Đậy nắp bể ấp, lu khạp cài chốt cẩn thận (nắp có thể làm bằng lưới kẽm)

- Hàng ngày, tạo độ ẩm cho nguyên liệu ấp bằng cánh dùng bình phun nước dạng sương để tạo độ ẩm nguyên liệu ấp; thậm chí có thể 2 lần trong ngày. Phải đảm bảo độ ẩm xuống tận đáy nền ấp. Nếu không tạo ẩm độ thường xuyên, liên tục cho nguyên liệu ấp thì nhiệt độ ấp không ổn định sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi trứng.

- Thời gian ấp: Trứng ấp trong thời gian 70 – 75 ngày thì trứng nở ra rắn con. Thời gian ấp có thể thay đổi theo độ ẩm của nguyên liệu ấp. Nếu độ ẩm của nguyên liệu ấp giảm, nhiệt độ ấp tăng thì rắn con sẽ được nở sớm hơn. Tuy nhiên, rắn con nở ra sẽ nhỏ hơn, khô hơn và tất nhiên sức sống kém hơn. Trong thời gian ấp cần kiểm tra các chỉ tiêu sau:

1. Kiểm tra cơ học:

Trong điều kiện chăn nuôi, ấp trứng nhân tạo, cần kiểm tra trứng vài lần, khi kiểm tra quan sát thấy trứng rắn hình bầu dục; được bọc ngoài bằng một lớp vỏ dai màu trắng, láng bóng, các quả trứng to đều, khô ráo, là trứng tốt; những quả quá to hay quá nhỏ, vỏ hơi sẫm màu hoặc ngã màu vàng, … là trứng hỏng phải loại bỏ.

Hình 2.5.6. Ấp trứng rắn bằng khạp

Hình 2.5.7. Trứng rắn đủ tiêu chuẩn để ấp

Một phần của tài liệu Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản (Trang 52)