Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi

Một phần của tài liệu Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản (Trang 48)

3.1. Loài rắn sống trên cạn

Dọn vệ sinh chuồng sau mỗi lần cho ăn để đảm bảo vệ sinh. Tắm rắn vào buổi trưa nắng nóng vừa làm sạch vừa tạo ẩm độ, nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp cho rắn sống và phát triển. Tốt nhất nên có chậu nước tắm cho rắn trong mỗi lồng nuôi và thay nước mỗi ngày.

Mỗi ngày kiểm tra hốt phân (nếu có), đem phân ủ đúng quy trình vệ sinh an toàn sinh học chăn nuôi

Hình 2.4.1. Cân kiểm tra khối lượng cá thể

Hàng ngày kiểm tra sự chắc chắn của lồng nuôi; kiểm tra sự an toàn của cửa lồng nuôi, cửa chuồng, khắc phục sự cố, sửa chữa kịp thời tránh để rắn thất thoát.

3.2. Loài rắn sống dưới nước

Trước khi nuôi, ta cần tháo cạn ao, bắt hết cá, lươn, ếch, nhái và các loại rắn có sẵn trong ao. Đặc biệt, rắn Trung là loài hay ăn rắn con.

Sau đó, ta rắc vôi bột kín ao để khử trùng với liều lượng 20-25 kg vôi/100m2 ao. Phơi ao vài ngày rồi cho nước sạch vào vừa đủ.

Sau khi ổn định khoảng 7-10 ngày thì ta mới bắt đầu thả rắn vào nuôi. Khoảng 1 - 2 tuần, thay nước một lần. Bổ sung ụ lá chuối khô để sau khi ăn xong rắn vào trú, ít đánh nhau và rắn mau lớn.

Hàng ngày kiểm tra sự an toàn của cống xả tràn, cống xả cạn; kiểm tra sự an toàn, chắc chắn của vách xung quanh ao, phát hiện hư hao xử lý kịp thời nếu không rắn sẽ thất thoát hết.

Thường xuyên phát quang các cây cao, bụi rậm, các nhánh cây là cầu nối giúp rắn thoát ra ngoài; kiểm soát diện tích bèo, lục bình không quá 2/3 diện tích ao.

Để có nguồn nước sạch ổn định thay nước cho rắn, nên có một ao chứa nước sạch; kích thước ao này, tùy vào diện tích hiện có của cơ sở.

4.Thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi

Sau mỗi lứa nuôi, cần loại bỏ cát, gạch mục cũ, phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng nuôi. Định kỳ nên xịt thuốc sát trùng chuồng trại 7 ngày / 1 lần

Cần vệ sinh tẩy trùng chuồng trại trước khi đưa rắn vào nuôi, tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh chuồng trại và môi trường nói chung, nhưng đặc biệt cần lưu ý đến đồ dùng chăn nuôi như: gậy bắt rắn, dụng cụ quét dọn chuồng, khay đựng thức ăn, nước uống, khai tắm v.v. Cần sử dụng riêng cho từng chuồng rắn hoặc tẩy trùng trước khi chuyển sang chuồng khác để tránh lây lan mầm bệnh qua các dụng cụ này.

5.Xác định khẩu phần ăn cho rắn

5.1.Loài rắn sống trên cạn

Chế độ ăn của rắn khác nhau tùy giai đoạn sinh trưởng của rắn và thời tiết + Rắn con: rắn con mới nở hoặc mới đẻ cho vào chuồng cho uống nước, khoảng 7 ngày sau rắn lột xác; khi rắn lột xác xong, có thể ăn những loại thức ăn nhỏ mềm hoặc thức ăn lớn băm nhỏ, rắn thích nhất là những con nhái nhỏ, trung bình 50 con rắn một tháng tuổi ăn khoảng 0,5 kg nhái nhỏ. Cho ăn nhiều bữa trong ngày.

+ Rắn trưởng thành: Cho ăn 2 - 3 ngày 1 lần vào mùa nóng và 5 - 6 ngày 1 lần vào mùa lạnh.

Lượng thức ăn thường vào khoảng 3 - 5% trọng lượng cơ thể rắn.

+ Rắn ở thời kỳ phối giống và chửa cho ăn lượng thức ăn ít hơn so với rắn trưởng thành; lượng thức ăn bằng 1 – 2% trọng lượng cơ thể chúng.

+ Rắn sau khi sinh cho ăn lượng thức ăn bằng 5-6% trọng lượng cơ thể, cho rắn ăn tự do, ăn hết khả năng giúp chúng mau lợi sức.

5.2. Loài rắn sống dưới nước

Luợng thức ăn hằng ngày khoảng 3-5% trọng lượng rắn trong ao. Cứ 2 ngày cho rắn ăn 1 lần. Tùy sức ăn của rắn mà tăng hoặc giảm không để thức ăn dư thừa làm thối nước.

Cần chuẩn bị nguồn thức ăn sẵn từ các ao mương hiện có. Rắn thích ăn nhất là các loại cá da trơn hoặc cá có vẩy nhỏ.

Một phần của tài liệu Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản (Trang 48)