Rắn Ri Voi (rắn Ri Tượng hay rắn Bồng Voi.)

Một phần của tài liệu Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản (Trang 36)

3. Chế biến thức ăn

1.2. Rắn Ri Voi (rắn Ri Tượng hay rắn Bồng Voi.)

Ri Tượng hay rắn Bồng Voi.). Rắn Ri Voi là loại động vật sống hoang dã phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng từ khi vùng này chuyển sang làm lúa 2-3 vụ/năm, cộng với việc săn bắt quá mức của người dân thì số lượng rắn giảm đi nhanh.

Đây là loại rắn nước lớn nhất, thân có màu thường thay đổi giống với môi trường đang sống, thường bụng màu vàng, trên lưng vàng sẫm, có vằn ngang dưới bụng sẫm vàng hơn màu bụng.

Đặc điểm sinh học:

Nuôi vài năm, rắn đạt trọng lượng 2-3kg/con, nuôi 10 năm có trọng lượng gần 10kg/con. Tăng trong trung bình 1000 – 1500g/con/năm. Trung bình rắn Ri Voi tiêu thụ 5 kg thức ăn cho một kg tăng trọng (Hệ số biến chuyển thức ăn là 5).

Tuổi sinh sản: 15 tháng tuổi; rắn đẻ một lứa/năm và đẻ khoảng 14-15 con/lứa. Số con đẻ ra phụ thuộc và trọng lượng, lứa đẻ của con mẹ (lứa đầu đẻ ít con hơn những lứa sau).

Rắn Ri Voi hô hấp bằng phổi, nhưng chúng lặn rất giỏi có thể lặn lâu tới hơn 10 phút để bắt cá cua, cá ở những tầng sâu; nhiều nghiên cứu cho thấy, rắn tiêu hóa con mồi trong môi trường nước nhanh hơn trên cạn, vì vậy khi nuôi rắn Ri Voi cần hạn chế nhốt chúng ở trên cạn.

Chúng là loài động vật có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường sống, tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường từ 320

C trở lên sẽ làm chúng khó sống và tìm môi trường nước để tránh nóng, nhiệt độ môi trường lên 35- 370C chúng có thể chết; nhiệt độ môi trường dưới 230C chúng bỏ ăn, 170C chúng sẽ chết, nó thường thích sống nơi yên tĩnh, ẩm mát, không thích vùng nước lợ.

Rắn Ri Voi lớn con nhiều thịt, thịt trắng thơm ngon và dai. Đây là loài rắn nước có giá trị thương mại cao so với các loài rắn nước khác, phân bố ở các thủy vực thuộc hệ sinh thái nhiệt đới như rắn Ri Cá, rắn Bông Súng, rắn Ri Cóc...

Rắn Ri Voi không có nọc độc, nhưng rất nguy hiểm vì bản tính hung dữ và khả năng phản xạ rất nhanh khi gặp con mồi hoặc kẻ thù. Vết cắn của chúng vừa sâu vừa buốt làm máu ra nhiều. Hơn nữa, răng rắn bị gẫy và nằm ngay trong vết cắn, cần gắp răng rắn ra và sát trùng để tránh bị nhiễm trùng. Rắn tấn công và ăn cả những con mồi lớn hơn chúng 1,5 lần, do miệng của chúng có thể há rộng rất lớn, vì xương hàm trên và hàm dưới ở rắn không ngoắc vào với nhau. Miệng cứ giãn ra mãi và con mồi bị nuốt dần vào bụng.

Tập tính sinh học:

Rắn Ri Voi không sống theo bầy đàn, khi sinh ra, nó đã tách riêng và sống tự lập, nó không nhờ vào cha mẹ, chúng sống ở các vùng nước ngọt, khí hậu nóng ẩm, chúng bơi nhanh hơn bò, nơi nào giàu thức ăn chúng thường tập trung tới, chúng thường hoạt động vào ban đêm, chiều xuống chúng bắt đầu bò đi kiếm ăn. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi, chúng dễ dàng thích ứng với điều kiện cho ăn ban ngày.

Rắn Ri Voi động dục theo mùa khoảng từ tháng 8–10 dương lịch, đẻ từ tháng 4-6 dương lịch năm sau. Thông thường, cao điểm bắt cặp giao phối của rắn vào tháng 8 dương lịch hằng năm, từ 7-10 giờ tối.

Thức ăn chính của rắn Ri Voi là các loại cá da trơn. Đôi khi, do quá thiếu thức ăn, rắn ăn cả các loại cá có vẩy. Ở miền Nam nước ta, rắn Ri Voi hoạt

động mạnh vào mùa hè và mùa thu. Lúc này chúng ăn rất khỏe, lớn nhanh. Nhưng đến mùa đông và mùa xuân thì chúng ăn ít hoặc không ăn, loài rắn này có thể nhịn ăn tới 9 tháng (nhưng phải có nước uống đầy đủ). Tuy nhiên, chúng vẫn sống bình thường do cơ thể sử dụng lượng mỡ tích lũy được từ mùa hè.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rắn phải lột xác để lớn lên. Lúc nhỏ, rắn lột xác định kỳ khoảng 28-30 ngày một lần. Sau 2 tuổi , chu kỳ lột xác của chúng dài hơn, khoảng từ 35-45 ngày/lần. Mùa hè và mùa thu, rắn lột xác đều đặn. Nhưng vào mùa đông và mùa xuân, chúng lột xác thất thường hơn. Trước khi lột xác, rắn bỏ ăn, lầm lì, hung dữ. Da của chúng chuyển sang màu trắng đục, mắt rắn mờ dần đi nhìn kém, ít hoạt động hơn và loanh quanh tìm chỗ để lột xác.

Sau khi lột xác xong, rắn mang trên mình một bộ da mới sáng bóng và mềm mại. Nó thích leo lên bờ để sưởi nắng vào đầu giờ sáng (từ 7-9h). Khoảng 7-10 ngày sau da của chúng trở lại bình thường. Lúc này, chúng bắt đầu ăn mạnh, lớn nhanh.

Như vậy, với những đặc điểm và tập tính trên, rắn Ri Voi nuôi tốt ở Nam bộ; ở miền Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh miền Trung điều kiện tự nhiên không phù hợp để nuôi rắn Ri Voi.

Một phần của tài liệu Giao trinh MD02 nuôi rắn sinh sản (Trang 36)