Chế độ hƣu trí tự nguyện

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

2.3.2.1. Chế độ hưu trí hàng tháng

Trước hết, về điều kiện và mức hưởng, theo quy định hiện hành: lao động nữ đủ 55 tuổi và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu hàng tháng. Ngoài ra, lao động nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm còn thiếu không quá 5 năm so với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì mức đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm. Mức hưởng bằng 45% mức

bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 3%, mức tối đa bằng 75%. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

Ngoài ra, lao động nữ hưởng lương hưu hàng tháng còn được hưởng một số quyền lợi khác đó là: lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội trên 25 năm, khi nghỉ hưu, ngoài tiền lương còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, kể từ năm thứ 26 trở đi, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Thêm vào đó, khi hưởng lương hưu hàng tháng, lao động nữ còn được Bảo hiểm y tế đài thọ, khi chết thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tuất.

2.3.2.2. Chế độ hưu trí một lần

Pháp luật hiện hành quy định: lao động nữ đủ 55 tuổi mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định về việc đóng tiếp; hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội nữa và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc ra nước ngoài để định cư thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội và cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, các quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng, công thức tính của chế độ hưu trí tự nguyện cũng tương tự chế độ hưu trí bắt buộc. Tuy nhiên, do tính chất tự nguyện tham gia của người lao động mà chế độ hưu trí tự nguyện có những điểm khác biệt: trong khi mức phí đóng bảo hiểm hưu trí bắt buộc được ấn định cụ thể tṹ ở bảo hiểm hưu trí tự nguyện, người lao động được lựa chọn các mức đóng và phương thức đóng, tùy theo ở khả năng và nhu cầu của người lao động.

Trong thời gian qua, số lượng người tham gia vào chế độ bảo hiểm hưu trí tự nguyện là chưa nhiều. Một trong những nguyên nhân là do những người thuộc diện tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện hầu hết là những người có thu nhập thấp, nên nhiều người lao động không sẵn lòng tham gia bảo hiểm hưu trí vì lý do mức đóng quá cao, không có điều kiện để đóng. Hơn nữa, người lao động tự do - đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện thường xuyên thay đổi quan hệ lao động, thu nhập theo mùa vụ trong khi chế độ hưu trí tự nguyện đòi hỏi sự đóng góp đều đặn. Vì vậy, thời gian tới, để chế độ hưu trí tự nguyện được triển khai sâu, rộng, thu hút được nhiều đối tượng tham gia thì cần có những chính sách thực hiện hợp lý, đồng bộ hơn.

Qua việc tìm hiểu các chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động nữ, ta có thể bước đầu kết luận rằng: việc đảm bảo quyền cho lao động nữ ở Việt Nam đã gần như đạt tới mặt bằng chung theo các tiêu chuẩn quốc tế. Nếu đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của một nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn như nước ta mới đánh giá đúng tính ưu việt trong các chính sách của lao động nữ ở Việt Nam nói chung và chính sách bảo hiểm xã hội nói riêng, cũng như sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đối tượng đặc thù này.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về các chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, bên cạnh những mặt tích cực, pháp luật bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ còn bộc lộ nhiều hạn chế cần nhanh chóng khắc phục. Có như vậy mới đảm bảo được một hệ thống pháp luật hoàn thiện, hiệu quả, đáp ứng những đòi hỏi của điều kiện kinh tế - xã hội trong quá trình Việt Nam đang nỗ lực tham gia hội nhập đời sống kinh tế quốc tế.

Chương 3

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)