Chế độ hưu trí hàng tháng

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 61)

* Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của lao động nữ

Theo quy định tại Điều 50, 51- Luật bảo hiểm xã hội năm 2006: lao động nữ được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng đầy đủ khi có một trong các điều kiện sau:

- Đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;

- Từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

- Từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng trở lên.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành còn quy định điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng đối với nữ quân nhân, nữ công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với nữ quân nhân, nữ công an nhân dân tại Nghị định 68/2007/NĐ-CP ngày 19/04/2007 như sau:

- Đủ 50 tuổi và đã đóng đủ 20 năm trở lên;

- Từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và đã đóng đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc do Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên.

Mặt khác, trong cuộc sống vì nhiều lý do khác nhau (như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động) làm lao động nữ bị suy giảm sức khỏe, giảm khả năng lao động khiến họ khó có thể tham gia được quan hệ lao động nữa, cần phải nghỉ việc trước tuổi. Do đó, pháp luật hiện hành quy định trong những trường hợp này tuy chưa đủ tuổi về hưu nhưng nếu đảm bảo một số điều kiện, lao động nữ vẫn được hưởng Bảo hiểm hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn so với những người nghỉ hưu đúng tuổi. Cụ thể:

- Đủ 45 tuổi có thời gian đóng từ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

- Đã đóng đủ 20 năm trở lên, có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại theo danh mục do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Riêng trường hợp này không cần thiết phải phụ thuộc vào tuổi đời.

Như vậy, so với Điều lệ xã hội năm 1995 thì Luật đã có những sửa đổi, bổ sung hợp lý hơn, thể hiện:

Thứ nhất, về điều kiện thời gian đóng bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm xã hội quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để đủ điều kiện nghỉ hưu là 20 năm. Như vậy, đã có sự thay đổi đáng kể so với quy định của Điều

lệ bảo hiểm trước đây (đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội). Việc nâng cao số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu theo quy định của pháp luật hiện hành chủ yếu để đảm bảo cân bằng quỹ Bảo hiểm hưu trí.

Thứ hai, điều kiện về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ. Pháp luật trước đây quy định cụ thể về độ tuổi nghỉ hưu như sau: điều kiện chung để hưởng chế độ hưu trí là 55 tuổi. Tuổi nghỉ hưu này được giảm xuống 5 tuổi trong các trường hợp lao động nữ đủ 15 năm làm việc ở nơi có nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại; có đủ 15 năm công tác ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30/4/1975, ở Campuchia trước ngày 31/8/1989 đối với những người làm việc trong lực lượng vũ trang. Trên tinh thần kế thừa các quy định cũ, pháp luật hiện hành đã có những quy định linh hoạt hơn. Cụ thể: cho lao động nữ được lựa chọn tuổi nghỉ hưu "từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm... hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có hệ số khu vực từ 0,7 trở lên". Điều đó có nghĩa là lao động nữ nếu có nhu cầu về hưu sớm hơn so với tuổi chuẩn để về hưu thì pháp luật vẫn cho phép họ lựa chọn mà không quy định cứng nhắc. Điều này rất phù hợp với thực tế hiện nay khi mà tuổi thọ trung bình của nước ta ngày càng tăng.

Thứ ba, pháp luật hiện hành có bổ sung thêm quy định mới, đó là đối tượng lao động mới lần đầu tiên được Luật bảo hiểm xã hội đề cập đến: người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Đây là quy định khá thông thoáng, nhằm bảo vệ người lao động trong những trường hợp họ gặp rủi ro khi hoàn thành công vụ của mình. Những rủi ro này thường bất ngờ và xảy ra bất cứ lúc nào nên quy định này không tính đến điều kiện tuổi đời là hoàn toàn hợp lý.

Nhìn chung, những quy định tại Điều 50 - Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 đã kế thừa, gìn giữ và phát huy truyền thống ưu đãi phụ nữ đã tồn tại lâu đời trong cộng đồng và được Nhà nước thừa nhận, nó thể hiện ở việc quy định

độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ được xét giảm 5 tuổi so với nam giới. Đây cũng là một nguyên tắc của bảo hiểm hưu trí: nguyên tắc phân biệt hợp lý chế độ hưởng bảo hiểm hưu trí giữa lao động nam và lao động nữ. Điều này xuất phát từ sự khác biệt về yếu tố thể lực, quá trình lão hóa, tâm sinh lý... giữa lao động nam và lao động nữ. Thể lực của lao động nữ thường kém hơn so với nam giới, đến một độ tuổi nhất định, họ khó có thể thực hiện được công việc với năng suất bình thường cùng thời gian so với nam giới. Vì vậy, lao động nữ cần được nghỉ hưu sớm hơn nam giới.

Tuy nhiên, bên cạnh nội dung đã đạt được nêu trên, Luật bảo hiểm xã hội còn tồn tại vấn đề giống như pháp luật cũ, đó là quy định độ tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ còn chưa linh hoạt và việc phân biệt độ tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ chưa phù hợp trong một số ngành nghề. Cụ thể:

Trước đây, việc phân biệt tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ trong một thời gian dài là tương đối phù hợp với điều kiện sinh hoạt và điều kiện lao động còn ở trình độ thấp như nước ta, góp phần quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của khoa học, công nghệ, lao động đã từng bước được cải thiện, sự phát triển về thể chất của người lao động ngày một tốt hơn, nhu cầu và khả năng làm việc của người lao động nói chung cũng như của lao động nữ nói riêng tăng lên thì sự phân biệt này cần phải xem xét lại. Bởi, xét về khía cạnh kinh tế lao động, rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng: đối với một bộ phận lớn những người lao động nữ là những người làm công tác quản lý, hoạt động sự nghiệp (như y tế, giáo dục, nghệ thuật...) thì chính độ tuổi nghỉ hưu (55 tuổi) trở về sau là thời kỳ ổn định về sinh lý, sức khỏe, sinh hoạt và sung mãn nhất về khả năng lao động trí óc, là thời kỳ họ có thể lao động, đóng góp nhiều nhất cho xã hội. Việc những người lao động này không được tiếp tục làm việc là một tổn thất lớn, một lãng phí lớn cho xã hội. Hơn nữa, so với nam giới, nữ giới có tuổi thọ trung bình cao hơn hẳn, trong khi đó, với quy định độ tuổi nghỉ hưu hiện hành thì rõ ràng, thời gian đóng bảo hiểm

của họ so với nam giới lại ít hơn 5 năm. Vấn đề này e rằng không thỏa đáng. Mặt khác, việc lao động nữ phải nghỉ hưu sớm so với nam giới không chỉ làm giảm thu nhập của họ so với lao động nam vẫn đang còn được làm việc mà còn dẫn đến hậu quả là mức lương để làm cơ sở tính mức hưởng hưu trí của lao động nữ sẽ thấp hơn so với lao động nam (còn được nâng lương trong 5 năm làm việc cuối so với lao động nữ cùng tuổi đời). Xét cả trên khía cạnh kinh tế cũng như xã hội, đây cũng là một bất lợi cho nữ giới cả trong gia đình cũng như xã hội.

Khi nền kinh tế - xã hội phát triển, lực lượng lao động trong đó có lực lượng lao động nữ cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Họ không chỉ tham gia vào các hoạt động lao động giản đơn như trước mà đã có khả năng tham gia vào các lĩnh vực có chuyên môn kỹ thuật cao, kể cả quản lý, lãnh đạo. Do vậy, vấn đề tuổi nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 năm của lao động nữ đang làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước, nghiên cứu khoa học, công việc có chuyên môn kỹ thuật cao hiện nay không còn phù hợp. Những điểm chưa phù hợp được biểu hiện là:

- Lãng phí nguồn lao động xã hội: ở Việt Nam, tuổi đi học và tham gia vào quá trình lao động là như nhau. Vì chức năng sinh đẻ nên thông thường phải ngoài 30 tuổi phụ nữ mới có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kiến thức. Ngoài 40 tuổi, hầu hết phụ nữ đều rảnh rang công việc gia đình do con cái đều đến tuổi trưởng thành. Hơn nữa, ngày nay sinh ít con cùng với nhiều phương tiện, dịch vụ xã hội làm giảm nhẹ công việc gia đình giúp người phụ nữ có thể tham gia nhiều hơn và dài hơn trong quá trình lao động. Vì vậy, việc quy định tuổi nghỉ hưu của phụ nữ ít hơn nam 5 tuổi sẽ hạn chế sự lao động, cống hiến của phụ nữ, lãng phí một nguồn lực lớn trong xã hội.

- Hạn chế cơ hội phát triển, phát huy tính năng động sáng tạo của phụ nữ: Việc giới hạn tuổi về hưu của phụ nữ ít hơn nam 5 tuổi, đề bạt các chức vụ lãnh đạo, quản lý và tuổi đào tạo nâng cao kiến thức cũng ít hơn nam 5 năm nên đã hạn chế tỷ lệ nữ có học hàm, học vị và tham gia lãnh đạo các cấp.

- Tạo sự chênh lệch về kinh tế: Thông thường ngay từ khi đi làm, thu nhập của lao động nữ còn thấp hơn nam giới và khi về nghỉ hưu, tỷ lệ đó càng chênh lệch, mức trợ cấp hưu thường thấp hơn do thời gian công tác ít hơn.

- Thiệt hại lớn đến quỹ bảo hiểm xã hội: Tuổi thọ bình quân của nữ cao hơn của nam giới do đó thời gian hưởng hưu trí của nữ dài hơn. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu của nữ từ 55 lên 60, chi phí của bảo hiểm xã hội về trợ cấp hưu sẽ giảm xuống 5 năm. Theo tính toán của các chuyên gia ILO, việc nâng tuổi này sẽ làm tăng nguồn thu tới 40% cho quỹ bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, đối với người lao động nếu trực tiếp sản xuất kinh doanh nhất là làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại hoặc ở vùng sâu, vùng xa thì tuổi nghỉ hưu như quy định hiện hành là hợp lý.

* Mức hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng:

Mức hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng được tính trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành: lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì được tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội như sau đó cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 3%, tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác với công thức tính lương hưu hàng tháng đầy đủ, công thức tính lương hưu hàng tháng với mức thấp hơn được tính như sau: "Mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 điều này sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì trừ đi 1%" [41, Khoản 2 Điều 52].

Nhìn chung, công thức tính bảo hiểm hưu trí hàng tháng về cơ bản cũng không có gì mới nhưng đã có sự thay đổi hợp lý hơn: tăng số năm đóng

bảo hiểm xã hội từ 15 năm lên 20 năm. Và những người chưa đóng bảo hiểm xã hội thì không được hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng. Quy định như hiện nay vừa đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, vừa đảm bảo cân đối nguồn quỹ bảo hiểm dài hạn đang tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt trong tương lai. Mặt khác, việc quy định "cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 3% đối với nữ, 2% đối với nam" đã tạo ra sự công bằng giữa lao động nữ và lao động nam khi về hưu bởi lao động nữ về hưu sớm hơn lao động nam là 5 tuổi. Do vậy lao động nữ đủ 55 tuổi và đủ 25 năm đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ cùng được hưởng mức lương hưu hàng tháng tối đa như lao động nam 60 tuổi và có 30 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là dù cùng được hưởng mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% nhưng lương hưu của lao động nam và lao động nữ chưa chắc đã ngang nhau dù ở cùng một ngạch, một trình độ. Bởi lẽ, đối với những lao động đóng bảo hiểm xã hội theo hệ thống thang bảng lương của nhà nước thì mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là mức lương trung bình của 10 năm về cuối trước khi nghỉ hưu. Song với quy định của pháp luật về tiền lương hiện nay thì người lao động thông thường cứ 5 năm, 3 năm hoặc 2 năm nâng một bậc lương tùy theo từng ngạch công chức (Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang). Vì vậy, đến khi về hưu, lương của lao động nữ chưa chắc đã bằng lao động nam dẫn đến mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của họ sẽ khác nhau và đương nhiên lương hưu của họ cũng khác nhau. Do đó, khi xây dựng và cải cách chế độ tiền lương mới các nhà làm luật cần xem xét vấn đề này để có những biện pháp thích hợp đảm bảo quyền lợi cho lao động nữ. Thêm vào đó, trong công thức tính lương hưu hàng tháng với mức thấp hơn thì mức trừ 1% là tỷ lệ tương đối thấp, tỷ lệ này chưa thể hiện được tính công bằng giữa tỷ lệ cộng và trừ cho cùng một đơn vị thời gian cũng như đảm bảo được chế độ cân đối thu - chi của quỹ bảo hiểm xã hội. Do đó, có

thể nâng mức trừ cao hơn để hoàn thiện, công bằng, đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm xã hội.

* Các quyền lợi khác của lao động nữ khi hưởng lương hưu hàng tháng:

Pháp luật hiện hành quy định, trường hợp lao động nữ có trên 25 năm đóng bảo hiểm xã hội thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần trước khi nghỉ hưu. Mức trợ cấp một lần được tính như sau: từ năm thứ 26 trở đi cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình

Một phần của tài liệu Pháp luật về Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 61)