Nội dung, hình thức kết hợp giữa nhà trường và cơ quan-nơi làm việc của cha mẹ học sinh 1 Nhà trường cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cha mẹ học sinh

Một phần của tài liệu Bài soạn Tổ chức hoạt động giáo dục (Trang 31 - 33)

2.1 .Nhà trường cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cha mẹ học sinh

- Những kiến thức mà nhà trường cần tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho cha mẹ học sinh là: + Những kiến thức về nuôi dạy con cái

+ Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bậc làm cha mẹ trong công việc nuôi dạy con cái nên người. + Những kiến thức về đặc điểm tâm lí lứa tuổi

+ Vai trò quan trọng của giáo dục gia đình

+ Kết hợp giáo dục của gia đình với giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội + Các phương pháp giáo dục con cái

+ Kèm cặp trẻ em tự học tại nhà

+ Sử dụng những phương tiện thông tin đại chúng ở gia đình hợp lý và có hiệu quả. - Những nội dung trên cần được tiến hành theo những hình thức sau:

+ Nói chuyện trong các buổi họp, câu lạc bộ của các cơ quan xí nghiệp hay đoàn thể.

+ Nhân dịp các ngày lễ trong năm, trao đổi với các bậc làm cha mẹ về các vấn đề nuôi dạy con cái + Biên soạn các tài liệu về công tác nuôi dạy con cái phổ biến cho các bậc làm cha mẹ.

2.2. Cùng cha mẹ học sinh tiến hành giáo dục lao động và hướng nghiệp cho trẻ em

Mục đích của công tác này là giáo dục cho học sinh có những quan điểm, nhận thức và thái độ đúng với lao động. Hình thành cho trẻ em có tâm thế sẵn sàng tham gia lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp phổ thông.

Nội dung của công tác bao gồm:

+ Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận với các cơ sở sản xuất.

+ Giới thiệu cho học sinh biết đặc điểm cơ sở sản xuất, nhiệm vụ sản xuất, các sản phẩm do cơ sở sản xuất ra cũng như giá trị của sản phẩm trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay.

+ Giới thiệu cho học sinh những nguyên lý cơ bản của quá trình sản xuất của nhà máy - cơ sở sản xuất nơi cha mẹ học sinh làm việc.

+ Cung cấp cho học sinh thấy được với những ngành nghề của cơ sở sản xuất đó thì nó có những đòi hỏi gì đối với người lao động về phẩm chất, năng lực, kỹ năng, kỹ xảo.

+ Dựa vào các lực lượng lao động trong nhà máy, đặc biệt là các chuyên gia, lao động lành nghề để cùng với nhà trường tiến hành giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề cho con em công nhân cũng như các em học sinh trong nhà trường.

Những nội dung giáo dục trên có thể tiến hành theo các hình thức dưới đây: + Đưa học sinh trực tiếp xuống nơi sản xuất để tham quan hoặc tập lao động.

+ Mời những ngưòi lao động có trình độ tay nghề cao tham gia giảng dạy, tuyên truyền nghề nghiệp cho học sinh.

+ Tổ chức các buổi phổ biến kiến thức khoa học thường thức cho các em học sinh.

2.3. Phối hợp trong công tác chăm sóc đời sống cho con em công nhân

- Những yêu cầu của công tác phối hợp trong việc chăm sóc đời sống cho con em:

Nhà trường mà đại biểu là giáo viên chủ nhiệm tranh thủ những điều kiện thuận lợi của cơ quan nơi cha mẹ học sinh làm việc vận động họ tham gia sự nghiệp giáo dục, giúp đỡ nhà trường cả vật chất và tinh thần để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục đề ra.

- Nội dung phối hợp:

+ Kêu gọi cơ quan- nơi làm việc của cha mẹ ủng hộ những chủ trương giáo dục đúng đắn của nhà trường.

+ Cùng nhà trường chăm sóc học sinh năng khiếu hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. + Kêu gọi cơ quan ủng hộ trường những điều kiện vật chất ở mức độ cho phép. + Động viên, khuyến khích trẻ học tập.

- Biện pháp thực hiện

+ Liên hệ thường xuyên với cơ quan nơi làm việc của cha mẹ học sinh để thống nhất biện pháp tác động.

+ Nghiên cứu kỹ lí lịch học sinh, dựa vào yếu tố tích cực để hậu thuẫn cho nhà trường. + Kết nghĩa giữa nhà trường với cơ quan để đỡ đầu cho các phong trào cuả nhà trường.

Các lực lượng xã hội cùng tham gia vào công tác giáo dục thế hệ trẻ bao gồm: + Cơ quan nhà nước.

+ Tổ chức chính trị.

+ Tổ chức chính trị- xã hội. + Tổ chức xã hội -nghề nghiệp. + Tổ chức kinh tế.

+ Đơn vị vũ trang nhân dân.

+ Mọi người công dân có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

Để tổ chức liên kết với các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục học sinh có hiệu quả, cần phải nắm vững đặc điểm, chức năng của các tổ chức xã hội này.

Đặc điểm, chức năng của một số tổ chức xã hội. 1.Cơ quan hành pháp

Các cơ quan hành pháp bao gồm: Uỷ ban nhân dân các cấp, công an, bộ đội. Cụ thể:

1.1. Uỷ ban nhân dân các cấp

Đây là cơ quan quản lí toàn diện trên một vùng lãnh thổ đã được phân công. Đây cũng là bộ máy điều hành các tổ chức cơ sở. Trường trung học cơ sở do Phòng GD - ĐT trực tiếp quản lý, chỉ đạo.

Trường trung học do Sở GD - ĐT trực tiếp quản lý va chỉ đạo.

Là cơ quan quyền lực cao nhất của địa phương nên nhà trường và người giáo viên chủ nhiệm phải biết tranh thủ sự lãnh đạo của chính quyền Ủy ban nhân dân các cấp.

1.2. Công an, bộ đội

Đây là những lực lượng vũ trang của địa phương. Chức năng của hai lực lượng này là bảo vệ pháp luật, giữ gìn trật tự an ninh trong địa bàn được phân công.

Một phần của tài liệu Bài soạn Tổ chức hoạt động giáo dục (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w