Nhiệm vụ của gia đình trong việc giáo dục con cá

Một phần của tài liệu Bài soạn Tổ chức hoạt động giáo dục (Trang 26)

Gia đình có nhiệm vụ phát triển con em về các mặt tư tưởng, đạo đức, trí tuệ, thể chất ... để các em trở thành những con người có đức - tài xây dựng đất nước sau này.

Cụ thể nhiệm vụ này trong mỗi giai đoạn phát triển nhân cách trẻ em đều có điểm riêng biệt. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

- Trong giai đoạn trẻ đi trẻ và mẫu giáo, gia đình có nhiệm vụ phối hợp với nhà trẻ và lớp mẫu giáo quan tâm đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Điều này đã được Bác Hồ nói tới trong hai câu thơ:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

Ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày cho con trẻ, cha mẹ còn dạy cho con cái cách cư xử đúng đắn trong gia đình và ngoài xã hội ...

- Trong giai đoạn trẻ vào học trường phổ thông, khi hoạt động chủ đạo đã thay đổi thì nhiệm vụ giáo dục trẻ em cũng có sự thay đổi theo. Ở lứa tuổi này, hoạt động chủ đạo của các em là hoạt động học tập thì nhiệm vụ của gia đình cũng phải hướng vào việc tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn. Cụ thể, gia đình nên chú ý một số công việc sau:

+ Tạo điều kiện cần thiết cho các em học tập ở nhà. + Quan tâm đến việc học tập của các em.

+ Nhắc nhở các em thực hiện tốt các nhiệm vụ do giáo viên giao cho.

- Khi các em bước vào học trung học cơ sở, gia đình cần đặc biệt quan tâm đến các em, vì bước vào tuổi thiếu niên, trẻ có những biến đổi đặc biệt (tuổi dạy thì). Gia đình, đặc biệt là cha mẹ, cần xem xét lại cách giáo dục trước đây của mình, thay đổi nó cho phù hợp với lứa tuổi.

- Khi các em bước vào tuổi thanh niên mới lớn, lên học bậc trung học phổ thông, gia đình cần quan tâm đến một số mặt , như:

+ Tính tình Sở thích, nguyện vọng + Khả năng của các em

+ Lựa chọn ngành nghề + Tự học, tự rèn luyện

+ Xây dựng mối quan hệ bạn bè tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Bài soạn Tổ chức hoạt động giáo dục (Trang 26)