Nội dung phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng nơi ở của gia đình học sinh

Một phần của tài liệu Bài soạn Tổ chức hoạt động giáo dục (Trang 30 - 31)

Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhà trường và người giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của cộng đồng trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, từ đó có sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng trong công tác giáo dục. Nội dung phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng bao gồm:

2.1. Phối hợp để quản lý chặt chẽ học sinh

Để việc quản lý học sinh tốt, giáo viên phải làm một số việc sau đây:

+ Lập kế hoạch công tác phối hợp quản lý Căn cứ vào tình hình cụ thể cũng như điều kiện thực tế của cộng đồng mà người giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch thảo luận với những người đại diện cho cộng đồng mà xác định mục tiêu, kế hoạch, yêu cầu của việc phối hợp hành động.

+ Trong quá trình phối hợp hành động, người giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò chủ đạo, cùng các lực lượng của cộng đồng tổ chức chỉ đạo hoạt động của các em học sinh.

+ Điều chỉnh và phối hợp các hoạt động nhằm thực hiện các yêu cầu giáo dục của nhà trường.

+ Phối hợp với cộng đồng để nắm tình hình học sinh nơi cộng đồng sinh sống. Đó là những thông tin cần thiết để đánh giá đúng đắn học sinh lớp chủ nhiệm .

+ Cùng cộng đồng phối hợp nhà trường trong việc động viên, khuyến khích học sinh tích cực học tập.

2.2. Phối hợp giáo dục học sinh

Nhà trường, đại diện là giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với cộng đồng để giáo dục học sinh trong địa bàn nhất định. Cần giáo dục các em những nội dung sau:

- Giáo dục truyền thống

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng đều có những truyền thống tốt đẹp của mình.

thống sau: + Hiếu học

+ Hăng say lao động + Cần cù, chịu khó + Nhân hậu, vị tha + Yêu nước nồng nàn

+ Thương người như thể thương thân + Dũng cảm, gan dạ...

Ngoài những ảnh hưởng tự phát của truyền thống đến các em học sinh, người giáo viên cần phải biết tác động vào truyền thống đó, lấy nó làm nội dung giáo dục để giáo dục học sinh. Để giáo dục truyền thống tốt đẹp cho học sinh, có thể hướng vào một số hình thức sau: mời nhân chứng lịch sử, nghệ nhân nổi tiếng tới báo cáo, trò chuyện với các em học sinh, tham quan di tích lịch sử ...

- Giáo dục văn hoá dân tộc

Giáo dục cho học sinh giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giữ gìn những gì gọi là thuần phong mỹ tục của cộng đồng. Việc giáo dục văn hoá dân tộc cho học sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:

+ Hiểu rõ những phong tục, tập quán của cộng đồng, dân tộc. + Phân biệt được cái lạc hậu, cái lỗi thời với cái tích cực, tiên tiến.

+ Tạo ra những tình huống để học sinh phải bộc lộ bản thân, áp dụng những điều học hỏi được trong thực tế.

Phương pháp phối hợp với cơ quan - nơi cha mẹ học sinh làm việc

Mỗi học sinh đều có cha mẹ làm việc trong một lĩnh vực kinh tế nhất định. Nhà trường mà người đại diện là giáo viên chủ nhiệm cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan - nơi làm việc của cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

Tại các nơi làm việc của cha mẹ học sinh, đặc biệt là các cơ quan, xí nghiệp nhà nước đều có các tổ chức như: Đảng cộng sản Việt Nam, Đoàn TNCS HCM, Công đoàn. Các tổ chức này đều có chung một nhiệm vụ là giúp cho các thành viên của mình quan tâm chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người, trở thành người công dân tốt.

Một phần của tài liệu Bài soạn Tổ chức hoạt động giáo dục (Trang 30 - 31)