Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục con cái được thực hiện qua các hình thức sau

Một phần của tài liệu Bài soạn Tổ chức hoạt động giáo dục (Trang 27 - 28)

thức sau

7.1. Thăm gia đình học sinh

7.1.1. Thăm hỏi gia đình học sinh là một hình thức phối hợp phổ biến giữa nhà trường và gia đình mà người giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho nhà trường thực hiện công việc này.

Mục đích thăm hỏi gia đình học sinh là tìm hiểu đặc điểm học sinh về mọi mặt và giúp đỡ cha mẹ học sinh làm tốt công việc giáo dục con cái.

7.1.2. Để thăm hỏi gia đình học sinh đạt hiệu quả cao cần tuân theo một số yêu cầu: + Tiến hành có kế hoạch

+ Chủ động, tích cực

+ Thăm hỏi gia đình của tất cả học sinh, có chú ý đến những em có hoàn cảnh đặc biệt. 7.1.3. Khi tới thăm gia đình học sinh, người giáo viên chủ nhiệm cần chú ý một số mặt: + Nghề nghiệp, thành phần xã hội của cha mẹ học sinh

+ Điều kiện sinh hoạt và giáo dục trẻ em

+ Bầu không khí tinh thần, đạo đức trong gia đình + Uy tín của cha mẹ đối với con cái

+ Quan hệ với bà con lối xóm

+ Thái độ của con cái đối với cha mẹ, người thân trong gia đình

+ Công việc mà gia đình thường giao cho con cái và thái độ của các em đối với công việc đó.

Khi đến thăm gia đình học sinh, người giáo viên chủ nhiệm cần có thái độ đối xử một cách khéo léo, tế nhị. Điều quan trọng hơn cả là người giáo viên phải thực sự yêu thương học sinh, lòng mong muốn các em tiến bộ, phải “tất cả vì học sinh thân yêu”.

Một điều cần lưu ý là khi đến thăm gia đình học sinh cần thông báo cho cha mẹ học sinh biết tình hình và kết quả học tập, rèn luyện, đạo đức của con em họ. Cha mẹ học sinh rất cần sự cảm thông của giáo viên, do vậy khi đến thăm gia đình học sinh tránh than phiền, trách móc con em họ, cần tạo được sự đồng cảm giữa giáo viên và cha mẹ học sinh.

7.2. Tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh

Thông thường vào đầu năm học, cuối tháng, cuối học kỳ, cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với Hội phụ huynh học sinh tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh. Nội dung các cuộc họp này là giáo viên chủ nhiệm thông báo cho cha mẹ học sinh biết những chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục và dạy học của nhà trường, của khối, của lớp học cũng như kết quả học tập, rèn luyện của học sinh nhằm làm cho cha mẹ học sinh nắm được hoạt động của nhà trường, lớp và con em họ; đồng thời yêu cầu cha mẹ học sinh có trách nhiệm cao hơn trong việc giáo dục học sinh và trong việc hỗ trợ nhà trường trong việc giáo dục các em.

Các cuộc họp với cha mẹ học sinh có thể được tiến hành bằng các hình thức: buổi nói chuyện, báo cáo, thảo luận các chuyên đề về giáo dục trẻ em...

7.3. Ghi sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình

Để thông báo kịp thời những việc cần thiết mà nhà trường, lớp đang tiến hành cũng như kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong từng tháng, mỗi học kỳ cho cha mẹ học sinh được biết, nhất thiết phải có “Sổ liên lạc” giữa nhà trường và gia đình.

Sổ liên lạc cần ghi một cách ngắn gọn kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và được trao tận tay cha mẹ học sinh.

7.4. Mời cha mẹ học sinh đến trường

Trong những trường hợp cần thiết và nghiêm trọng, giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường (Ban giám hiệu) có thể mời trực tiếp cha mẹ học sinh tới trường vì những thiếu sót của con em họ.

Ngoài ra, cần thiết mời cha mẹ học sinh đến trường để giúp họ hiểu rõ những công việc nhà trường đang làm cũng như việc học tập, rèn luyện của con họ. Bên cạnh đó, giúp cha mẹ học sinh thấy được sự cần thiết của họ trong việc giúp nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Sự kết hợp giữa nhà trường và hội cha mẹ học sinh

Hội cha mẹ học sinh là một tổ chức của những người có con học cùng lớp, cùng trường, tập hợp nhau lại góp phần cùng nhà trường thực hiện trách nhiệm giáo dục, dạy dỗ các em.

Thông thường mỗi lớp học có một Hội cha mẹ học sinh (Ban đại diện cha mẹ học sinh) gồm từ 3 - 5 thành viên, trong đó có một Hội trưởng được cử ra. Hội cha mẹ học sinh của một lớp học có nhiệm vụ cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn động viên các gia đình có trách nhiệm

Mỗi trường có một Hội cha mẹ học sinh, gồm từ 5 - 9 thành viên, trong đó có một Hội trưởng do Hội cha mẹ học sinh các lớp cử ra.Công việc của Hội cha mẹ học sinh là phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh, huy động mọi lực lượng trong cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường.

Một phần của tài liệu Bài soạn Tổ chức hoạt động giáo dục (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w