lực TDTT ở nước ta hiện nay
Trước hết cần nắm được mục tiêu chung của giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thể thao nước ta hiện nay là: Giáo dục đào tạo ra các loại hình nguồn nhân lực thể thao nhằm phục vụ sự nghiệp "Phát triển nền thể dục thể thao Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và nhân dân" góp phần đắc lực nâng cao sức khoẻ, tầm vóc, tinh thần con người Việt Nam, không ngừng gia tăng vị thế của thể thao nước ta trên đấu trường khu vực, châu lục, thế giới, góp phần đẩy mạnh công cuộc chấn hưng đất nước, dân giàu nước mạnh và hạnh phúc cho mọi người.
Tính từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến nay, chế độ mới đã đào tạo ra nguồn nhân lực thể thao hàng trăm nghìn người, bao gồm các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học với hai loại hình đào tạo: loại hình cán bộ TDTT và loại hình vận động viên thể thao quốc gia. Đối với loại hình cán bộ TDTT đảm đương các nhiệm vụ như phát triển phong trào TDTT quần chúng ngoài xã hội, trong các lực lượng vũ trang, Giáo dục thể chất trong các trường học, huấn luyện thể thao. Còn loại hình vận động viên quốc gia làm nhiệm vụ thi đấu trong nước, ngoài nước và quốc tế. Nguồn nhân lực thể thao đó đã góp phần quan trọng phát triển sự nghiệp TDTT vì sức khoẻ và đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, vì công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy vậy chất lượng nguồn nhân lực thể thao đã được đào tạo ra còn nhiều hạn chế. Hạn chế về kỹ năng chuyên môn và hạn chế về nghiệp vụ
chuyên ngành. Hạn chế về kỹ năng chuyên môn là do việc dạy và học chưa đảm bảo chất lượng, chương trình, giáo trình chưa được hoàn chỉnh còn những khiếm khuyết về mặt nội dung hạn chế về mặt nghiệp vụ chuyên ngành là do chưa thực hiện đào tạo đồng bộ các loại hình nguồn nhân lực, nghĩa là chưa chia tách loại hình đào tạo cán bộ TDTT thành các loại hình chuyên ngành cụ thể.
Từ những kết quả tích cực và hạn chế nhất định của hàng chục năm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thể thao nước ta với nhu cầu của thực tiễn hoạt động TDTT, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quan hệ quốc tế, nhiệm vụ chung giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thể thao của nước ta hiện nay để thực hiện mục tiêu chung trên đây là: công tác giáo dục - đào tạo các loại hình nguồn nhân lực thể thao có trình độ chủ yếu từ cao đẳng, đại học đến sau đại học, ngày càng phải đảm bảo chất lượng, đủ số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu các hoạt động TDTT trong cả nước.
Về phía Đảng, trong văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần X, Nxb. Chính trị quốc gia 2006 (trang 220 - 221). Đảng ta khảng định:
“Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Mở rộng quá trình chuyên môn hoá thể thao thành tích cao. Đổi mới và tăng cường hệ thống đào tạo vận động viên trẻ. Từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp TDTT công lập sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện như các tổ chức dịch vụ công cộng khác. Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài công lập đầu tư và kinh doanh cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao. Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các tổ chức, liên đoàn, hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện”.
Đối với các trường Đai học, cao đẳng... đang đào tạo nguồn nhân lực thể thao hiện nay, tất cả các trường đều phải đổi mới phương pháp giảng dạy, thực hiện chống tiêu cự trong thi và kiểm tra, thực hiện đổi mới hình thức thi tuyển, đảm bảo nâng cao chất lượng đầu vào cho các trường.
Về phía Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, là bộ phận trực tiếp quản lý chuyên môn của tất cả các trường TDTT, Bộ cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, cũng như chỉ tiêu, biên chế để tăng cường về mặt số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên TDTT phục vụ trong các trường Đại học và Cao đẳng TDTT.
Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ cần tăng thêm chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường, đây là điều kiện để các trường tăng thêm về số lượng nguồn nhân lực TDTT, trên cơ sở số lượng, các trường sẽ đổi mới nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực thể thao, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay.
Về phía các Sở TDTT các tỉnh và thành phố, cũng như đội ngũ giảng viên của các khoa Giáo dục thể chất trong các trường Đại học, các tổ thể dục trong các trường khối phổ thông, đây được coi là thị trường sử dụng nguồn nhân lực thể thao, vậy về phía các sở TDTT, các sở cần tạo điều kiện tối đa để sản phẩm nguồn nhân lực thể thao sau khi tốt nghiệp các trường TDTT, có được công việc đúng với chuyên môn, chuyên ngành được đào tạo, đây được coi là điều kiện cần thiết đảm bảo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thể thao ở các trường TDTT nói chung và Đại học TDTT Trung ương I nói riêng. Trên đây là nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở nước ta hiện nay, căn cứ vào nhiệm vụ nêu trên đòi hỏi tất cả các trường, các trung tâm đào tạo các loại hình nguồn nhân lực thể thao các lĩnh vực trực thuộc hoặc có liên quan đến hoạt động TDTT đều phải có vai trò, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ nêu trên.
Trong thực tế do tính chất, chức năng điều kiện và vai trò của mỗi trường, mỗi trung tâm TDTT việc thực hiện giáo dục - đào tạo các loại hình nguồn nhân lực thể thao cũng có sự khác nhau. Chẳng hạn các trường Đại học Thể dục thể thao II (Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Thể dục thể
thao III (thành phố Đà Nẵng) chủ yếu đào tạo loại hình nguồn nhân lực phát triển phong trào TDTT quần chúng. Các trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao I (Hà Tây) và các khoa Giáo dục thể chất của các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm trong cả nước đào tạo ra loại hình nguồn nhân lực công tác TDTT học đường. Riêng Trường Đại học Thể dục thể thao I (Từ Sơn, Bắc Ninh) được đào tạo tất cả các loại hình nguồn nhân lực thể thao cho các mặt hoạt động TDTT của nước ta hiện nay (sẽ được đề cập ở tiết 1 chương 2).
Trên đây là nội dung của chương 1. Chương này đã bao quát những vấn đề chủ yếu như khái niệm về nguồn nhân lực quốc gia và đề cập tới đặc điểm của nguồn nhân lực thể thao trong đó cơ bản là đặc điểm về chất lượng. Vấn đề tiềm năng của nguồn nhân lực quốc gia trong đó một bộ phận là nguồn nhân lực thể thao cũng đã được nêu lên. Trong chương 1 cũng đã đề cập một cách khái quát vai trò và nhiệm vụ chung giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thể thao trên phương diện cả nước ta hiện nay. Như vậy chương 1 đề cập những vấn đề chung để làm cơ sở triển khai nội dung của chương 2 và chương 3 của đề tài này.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC THỂ DỤC THỂ THAO QUA KHẢO SÁT TẠI
TRƢỜNG
ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO I TỪ SƠN BẮC NINH