Kiến nghị hoàn thiện về nội dung

Một phần của tài liệu Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 109)

- Mục IX của ĐLM quy định về nhiệm vụ của thành viên HĐQT, TGĐ/GĐ điều hành và cán bộ quản lý để làm rõ thêm một số vấn đề về quyền

4.1.3. Kiến nghị hoàn thiện về nội dung

ĐLM là một văn bản dưới luật và cụ thể hóa Luật vì thế về mặt nguyên tắc không được trái Luật, không được giới hạn những gì mà Luật không giới hạn. Các kiến nghị về nội dung tập trung vào những vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Quyết định 15 ra đời sau LDN 2005 và LCK nhưng khá

nhiều nội dung đã được quy định trong Luật song ĐLM vẫn để trống. Ví như: theo quy định tại Điều 10- Luật Chứng khoán: “Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ

quỹ chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam” nhưng tại

Điều 5 – ĐLM vẫn để trống mệnh giá cổ phần.

Thứ hai, về việc gửi Thông báo mời họp cho cổ đông, thông báo phát

hành cổ phần hay thông báo trả cổ tức.

Để đảm bảo cho mọi cổ đông đều có quyền được biết, được nhận các thông tin liên quan đến quyền và lợi ích của mình, LDN cũng như LCK và các văn bản hướng dẫn đều có quy định rất chặt chẽ và cụ thể về việc thông tin đến cho cổ đông, theo đó công ty phải gửi Thông báo bằng hình thức bảo

đảm đến tất cả các cổ đông. Tuy vậy việc làm này có không ít hạn chế:

- Việc gửi thư theo phương pháp thủ công làm mất thời gian, nhân lực của Công ty;

- Chưa hoàn toàn đảm bảo 100% đến được tay cổ đông;

- Thời gian nhận được thông tin lâu và có thể không đảm bảo khoảng thời gian cần thiết cho cổ đông chuẩn bị nếu thư chuyển đến muộn do lỗi của Công ty chuyển bưu phẩm;

- Lãng phí tiền bạc của Công ty và ảnh hưởng trực tiếp đến cổ đông khi mà chi phí gửi thư bảo đảm không hề rẻ, đặc biệt đối với các công ty có số lượng cổ đông lớn.

Thực tế cho thấy, trừ khi mời họp ĐHĐCĐ hoặc gửi văn bản xin ý kiến cổ đông thì các CTNY mới gửi thư, còn lại các nội dung như thông báo việc phát hành thêm cổ phần và số lượng cổ phần được mua thêm… thì đại đa số các CTNY đều không làm.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, đặc biệt với những người khi tham gia vào thị trường chứng khoán đòi hỏi họ phải có hiểu biết và trình độ nhất định và cũng xuất phát từ thực tế nói trên, nên chăng pháp luật về doanh nghiệp cần được nghiên cứu trong lần sửa đổi tới đây cho phép các công ty được quyền lựa chọn gửi thông báo đến cổ đông theo một hình thức mà cổ đông thấy hợp lý nhất nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho một TTCK hiện đại.

Thứ ba, về trình tự thủ tục triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ.

Sau khi có đủ các căn cứ triệu tập, cổ đông/nhóm cổ đông có thẩm quyền triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ đề nghị HĐQT và BKS triệu tập. Trường hợp hai cơ quan này không triệu tập thì thời gian để cổ đông/nhóm cổ đông thực hiện việc này là:

- 30 ngày đợi BKS không triệu tập (khoản 5 Điều 97);

- 30 ngày sau khi chốt danh sách cổ đông trước khi diễn ra cuộc họp (khoản 1 Điều 98);

Để giải quyết một công việc cấp bách mà nhóm cổ đông cần 90 ngày để tổ chức cuộc họp bất thường của ĐHĐCĐ vậy thì quyền của cổ đông liệu có được bảo vệ không? Vì vậy, LDN 2005 và ĐLM cần cân nhắc đưa ra các quy định mang tính khả thi. Tương tự, Điều 103 của LDN 2005 quy định điều kiện tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường có thể phải trải qua 03 lần tổ chức trong thời gian 50 ngày thì hoàn toàn không phù hợp, gây lãng phí thì gian, tiền bạc của cổ đông và doanh nghiệp. Thiết nghĩ trong lần sửa đổi sắp tới, cả Luật DN và ĐLM đều có thể khắc phục được những hạn chế này.

Thứ tư, ĐLM quy định về việc HĐQT phải tổ chức cuộc họp của

HĐQT theo yêu cầu của kiểm toán viên và sự có mặt của kiểm toán viên tại ĐHĐCĐ với rất nhiều quyền năng mà ngay cả các cổ đông cũng không dễ dàng có. Mục đích của nhà làm luật hẳn là muốn tăng tính minh bạch của CTNY nhưng nếu những vấn đề này chưa được Luật quy định mà văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn đã dẫn đường cho Luật thì lại là việc làm trái luật. Song cũng cần thấy rằng, muốn xây dựng một TTCK lành mạnh và phát triển thì không thể thiếu được vai trò của kiểm toán độc lập. Vì thế, cơ quan lập pháp cần bổ sung các quy định tăng cường vai trò và tính chịu trách nhiệm của công ty kiểm toán độc lập trong các CTNY vào Luật để đảm bảo hiệu lực pháp lý cao nhất, để văn bản pháp lý thấp hơn không còn trái với Luật. Tuy nhiên, cần nghiên cứu để đặt vị trí, vai trò của cơ quan kiểm toán, kiểm toán viên độc lập ở mức độ hợp lý, tránh tình trạng công ty kiểm toán, nhân viên kiểm toán nhiều về quyền mà ít về nghĩa vụ.

Thứ năm, về việc bãi miễn thành viên HĐQT trong trường hợp thành

sung nhằm bảo đảm cho quyền của cổ đông thiểu số. Thành viên HĐQT chỉ bị bãi miễn khi có những điều kiện nhất định, không thể bị bãi miễn bất cứ khi nào theo quyết định của ĐHĐCĐ, HĐQT.

Thứ sáu, vấn đề về việc thông qua Quyết định của ĐHĐCĐ tại Điều

104.3 - LDN 2005 gây nhiều tranh cãi do chỉ quy định hết sức chung chung rằng “quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp khi... được số cổ

đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận”. Có phải bất kỳ quyết định nào của ĐHĐCĐ, kể cả những quyết

định về mặt thủ tục nhằm tiến hành ĐHĐCĐ như trên hay chỉ một số loại quyết định cụ thể nào đó thì mới phải đảm bảo tỷ lệ thông qua tối thiểu 65%? Có 2 cách nhìn nhận về vấn đề này:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng tất cả những vấn đề đã được ĐHĐCĐ thông qua thì đó đều là quyết định của cơ quan này và do đó phải đáp ứng tỷ lệ tối thiểu 65% mà luật quy định.

- Quan điểm thứ hai lại cho rằng LDN 2005 không có điều khoản cụ thể nào yêu cầu về việc bầu ban kiểm phiếu, thông qua nội dung chương trình ĐHĐCĐ... phải đảm bảo đủ tỷ lệ 65% thì không cần phải thực hiện. Ngay tại Điều 104.2 đã quy định cụ thể rằng “trường hợp điều lệ công ty không quy

định thì quyết định của ĐHĐCĐ về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông: a) sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; b) thông qua định hướng phát triển công ty; c) quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; d) bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và ban kiểm soát...”. Như vậy,

Điều 104.3.a - LDN 2005, về bản chất chỉ là một điều khoản nối tiếp của Điều 104.2. Hay nói cách khác, chỉ những vấn đề tại Điều 104.2 thì mới phải đảm bảo yêu cầu đủ tỷ lệ 65%. Theo quan điểm này, sở dĩ luật liệt kê ra một số trường hợp bắt buộc phải đảm bảo tỷ lệ thông qua như trên là nhằm để bảo vệ

cổ đông thiểu số. Những trường hợp khác còn lại không được liệt kê như chương trình họp, bầu ban kiểm phiếu... có thể nhà làm luật không thấy nhất thiết phải bảo vệ cổ đông thiểu số hay cũng chẳng có cơ sở để bảo vệ cổ đông thiểu số. Vì vậy, nếu pháp luật không quy định thì tỷ lệ biểu quyết đối với các trường hợp trên do Điều lệ quyết định. Nếu Điều lệ không quy định thì tỷ lệ quá bán (trên 50%) là phù hợp thông lệ

Tham khảo pháp luật của một số nước: Ở Anh, các trường hợp biểu quyết thông thường của ĐHĐCĐ luật chỉ quy định phải đảm bảo tỷ lệ 51%. Một số trường hợp đặc biệt như thay đổi điều lệ, thay đổi quyền của cổ đông hay giải thể công ty thì tỷ lệ là 75%. Tỷ lệ % ở đây được tính trên số cổ đông dự họp (hội đủ thành phần hợp lệ cho cuộc họp). Những vấn đề về thủ tục như chương trình họp (nếu có) hay bầu ban kiểm phiếu không nằm trong tỷ lệ 75%.

Ở Mỹ, tỷ lệ biểu quyết được quy định là 51% trên cổ đông dự họp (hoặc tỷ lệ cao hơn theo Điều lệ) ngoại trừ một số trường hợp hãn hữu (như bầu thành viên HĐQT theo phương thức dồn phiếu).

Do vậy, cùng với sự sửa đổi của LDN 2005 trong lần tới đây, Điều lệ mẫu của CTNY cũng cần quy định rõ:

Một là: tất cả các quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua tại cuộc họp

đều phải đảm bảo tỷ lệ số phiếu biểu quyết 65% trừ các điểm a, c, d, đ khoản 2 Điều 104. Trong trường hợp này, điều luật nên được bổ sung lại là “Tất cả (hoặc “mọi”) quyết định của đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận trừ các điểm a, c, d, đ khoản 2 Điều 104”.

Hai là, chỉ những trường hợp quy định tại Điều 104.2 mới phải bị buộc

như sau: “Các quyết định của ĐHĐCĐ quy định tại khoản 2 điều này được thông qua tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận trừ các điểm a, c, d, đ”. Sự bất cập trong các quy định về tỷ lệ biểu quyết của ĐHĐCĐ đã được các cơ quan quản lý nhìn thấy rõ. Đại diện của UBCKNN - ông Thọ đã phát biểu: Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng đủ tỷ lệ biểu quyết dẫn đến tốn kém trong các lần tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ, song việc sửa đổi lại không dễ. Bộ Tài chính đã gửi văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị sửa đổi tỷ lệ quy định trong LDN 2005 nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản hồi lại rằng, quản lý CTNY là trách nhiệm của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán. Ông này còn cho biết thêm: LDN 2005 quy định tỷ lệ trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không sửa thì Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán làm sao có thể hướng dẫn khác được. Vì một TTCK Việt Nam phát triển, các cơ quan liên quan rất cần ngồi lại với nhau để thảo luận và thống nhất một mục tiêu, chính sách chung.

Nhân đây, cũng xin đề cập về việc ủy quyền cho HĐQT hoặc đại diện của trung tâm lưu ký mà ĐLM đã nêu là không hợp lý. Tuy nhiên, cổ đông không thực hiện cũng chẳng ủy quyền gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Giải quyết được vấn đề này là đã gỡ khó cho doanh nghiệp không ít.

Thứ bảy: Việc chấm dứt tư cách CĐSL trong trường hợp CĐSL không

thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 84.3.c LDN là không hợp lý. Và nội dung này đã được khắc phục tại Điều 23.5 của Nghị định 102. Vì vậy, một trong những yêu cầu cấn thiết phải ban hành một văn bản mới về ĐLM cho các CTNY vì ĐLM có quá nhiều nội dung vi phạm Luật, nội dung chồng chéo, rườm rà, cơ cấu Điều lệ chưa hợp lý …thì còn bởi lẽ nhiều quy định trong ĐLM đã không còn phù hợp với pháp luật hiện hành. Sửa đổi ĐLM trong khuôn khổ sửa đổi hoàn thiện pháp luật kinh doanh đồng thời cập nhật các quy định pháp lý mới.

Một phần của tài liệu Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)