Về mặt kỹ thuật pháp lý

Một phần của tài liệu Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33)

ĐLM 15 đã giảm thiểu cách viết theo lối hành văn nói, tư duy máy móc, giản đơn và dài dòng (xem Phụ lục 2).

Điều 9 của ĐLM 15 đã bỏ hẳn các từ mang tính định lượng, giả sử mang tính văn nói như “nếu”, “một” mà đưa vào các thuật ngữ pháp lý mang tính mặc định, nghĩa là bất cứ ai hay số cổ phần nào rơi vào các trường hợp dự liệu đều phải chấp hành các quy định tương ứng. Nhờ đó, điều luật mang tính kỹ thuật và hợp lý. Ngoài ra, theo tinh thần của LDN 2005 và LCK, các chủ thể đương nhiên được và không được làm điều gì đó chứ không phải là “có thể” như tại Điều 8.1, 8.3 - ĐLM 07 về quyền của HĐQT. ĐLM 15 đã bỏ đi những nội dung tại các điều 6.7 (trùng với Điều 6.2), Điều 7.2, Điều 7.3, Điều 7.4, Điều 7.6 là các quy định thừa hoặc không đúng với bản chất của điều luật.

Điểm qua từ Điều 1 đến Điều 57 cho thấy về cơ bản các quy định trong ĐLM 15 đã thoát khỏi lối hành văn nói và tư duy diễn nôm đơn giản, trùng lặp mà hầu như có thể gặp ở bất cứ nội dung nào trong 50 điều của ĐLM 07. Tuy nhiên, so với LDN 2005, ĐLM 15 vẫn còn một số điểm hạn chế:

Thứ nhất, trong ĐLM 15 vẫn còn tồn tại nhiều lỗi hành văn nói (xem Phụ lục 3).

Thứ hai, nhiều lỗi kỹ thuật trong ĐLM làm cho điều luật trở nên tối nghĩa:

Điều 14.2 quy định “ĐHĐCĐ thường niên và bất thường thông qua

quyết định bằng văn bản về các vấn đề sau”. Vậy thông qua quyết định bằng

văn bản cần phải được hiểu thế nào? LDN 2005 chỉ quy định “ĐHĐCĐ

thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau...” 17, Điều 97.2. Việc

sử dụng các từ ngữ không cần thiết làm cho điều luật trở nên khó hiểu.

Điều 19.6 đề cập đến thể thức tiến hành cuộc họp ĐHĐCĐ thuận lợi, chuyên nghiệp thì lại làm cho tác dụng ngược lại, người đọc thấy quá nâng cao vai trò của Chủ tọa cuộc họp mà hạ thấp vai trò của đa số cổ đông. Cũng tại điều này, nhà làm luật đã đưa ra nhưng diễn dịch vô lý và đầy mâu thuẫn

với quyền quyết định mọi vấn đề thuộc về ĐHĐCĐ theo Điều 102.4 của LDN 2005 khi cho rằng “Đại hội họp lại chỉ xem xét các công việc lẽ ra đã được

giải quyết hợp pháp tại đại hội trì hoãn trước đó”. Quy định về “hành vi của những người có mặt làm mất trật tự hoặc có khả năng làm mất trật tự của cuộc họp” thể hiện sự non yếu của tư duy người làm luật khi không làm thoát

ý của nội dung đã được quy định rất rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu tại Điều 103.7 – LDN 2005. Đã là con người có năng lực thì bất kể ai đều có hành động và hành vi, đặc biệt đến một nơi như cuộc họp ĐHĐCĐ để nghe báo cáo và cân nhắc quyết định về vận mệnh đồng tiền của mình. Nếu các hành vi của người có mặt làm mất trật tự cuộc họp thì họ đến đấy để làm gì và nếu việc mất trật tự đó không làm ảnh hưởng đến tính hợp pháp, công bằng của cuộc họp, lợi ích của cổ đông thì tại sao phải hoãn? LDN 2005 và ĐLM vẫn “nợ” cổ đông một sự giải thích về cái gọi là “hành vi gây mất trật tự”.

Chưa bàn đến sự trái luật của các nội dung từ Điều 19.9 đến 19.12, sự phi lý và non kém về mặt kỹ thuật pháp lý khi đang quy định về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại ĐHĐCĐ với mục đích chính yếu là làm nổi rõ lên vai trò của các cổ đông và chủ tọa - người điều hành phiên họp của ĐHĐCĐ thì tại đây lại sa đà về quyền và vai trò của HĐQT trong khi đã có hẳn một điều luật khác làm việc này (Điều 25 - Quyền hạn và nhiệm vụ của HĐQT). Cũng cần phải nói thêm rằng sự sáng tạo và cụ thể hóa các khoản từ 19.09 đến 19.12 của ĐLM là một sự diễn dịch thừa và vụng.

Thay vì tập trung vào các yêu cầu đối với Biên bản, tính chịu trách nhiệm của người lập Biên bản và giá trị của Biên bản cuộc họp ĐHĐCĐ, Điều 22 không chỉ bỏ sót những nội dung quan trọng về Biên bản cuộc họp ĐHĐCD mà còn đi ngược với tinh thần của Điều 107 - LDN 2005 khi mặc định một thời gian 10 ngày kể từ lúc gửi Biên bản để khẳng định rằng Biên bản đó là bằng chứng xác thực về những việc ĐHĐCĐ đã tiến hành. Điều này

cũng mâu thuẫn với cả nội dung Điều 23 - ĐLM về hủy quyết định của ĐHĐCĐ.

Nhiều quy định trong ĐLM, nhà làm luật vô tình hay hữu ý, đã để HĐQT - cơ quan có quyền thấp hơn lại có thể hạn chế quyền của ĐHĐCĐ - cơ quan có quyền cao hơn, ví dụ như tại các Điều 14.2b, 18.4, 19.10.

Tại Điều 28.2 ĐLM quy định Chủ tịch HĐQT phải triệu tập các cuộc họp cuả HĐQT nhưng ít nhất mỗi quý phải họp một lần đồng thời Chủ tịch cũng có thể triệu tập họp bất cứ khi nào thấy cần thiết, song tại Điều 28.3c thì Chủ tịch HĐQT lại cũng thuộc đối tượng có tên trong danh sách đề nghị họp HĐQT bất thường. Theo Điều 112.4 - LDN 2005, Chủ tịch HĐQT phải tổ chức cuộc họp HĐQT khi có đề nghị của BKS hoặc khi có ít nhất hai thành viên HĐQT đề nghị nhưng Điều 28 - ĐLM quy định phải có sự đề nghị của một trong các đối tượng là: đa số thành viên BKS, hai thành viên HĐQT… Vậy nếu không có đa số thành viên BKS (nghĩa là chỉ 2/5 thôi) hoặc nếu có 3 hoặc 4 thành viên HĐQT hoặc một tỷ lệ nào đó khác 2 thì chẳng lẽ đề nghị của những đối tượng đó là không hợp lệ? Vậy vai trò của Trưởng BKS là gì ở đây khi mà Trưởng BKS nằm trong số 2/5 hoặc 1/3? Vẫn biết rằng Điều lệ nhằm hướng đến sự thống nhất cao trong tổ chức và hoạt động của CTNY nhưng với cách quy định máy móc, giản đơn của ĐLM đã đẩy doanh nghiệp vào việc thực hiện sai luật và ở một khía cạnh nào đó đã vô hiệu hóa hoạt động của doanh nghiệp. Có thể thấy, Điều 28 bộc lộ khá nhiều lỗi sơ đẳng về mặt kỹ thuật pháp lý. Trong khi Điều 112 - LDN 2005 hoặc là đã để mở cho HĐQT tự quyết định về địa điểm họp của mình hoặc đã “vô tình” không bao quát hết vấn đề này thì ĐLM đã đi một bước xa hơn, bất chấp tính hợp lý của nó, đó là cho phép HĐQT có thể họp ở bất cứ nơi đâu miễn là được các thành viên HĐQT chấp thuận. Sẽ là hợp lý khi cuộc họp HĐQT Công ty được tổ chức ở địa điểm thuận lợi nhất cho các thành viên HĐQT và với chi phí tiết

kiệm nhất cho Công ty. Nhưng vấn đề đặt ra là khi cuộc họp đó không có sự tham gia của TGĐ và BKS thì liệu HĐQT đã làm đúng luật chưa, đặc biệt khi họ là thuộc đối tượng đề xuất họp HĐQT theo Điều 18.3 nói trên?

Điểm bất hợp lý của quy định trên còn ở chỗ nếu cuộc họp HĐQT do TGĐ hoặc BKS triệu tập thì liệu và nếu không được sự chấp thuận của các thành viên HĐQT thì sao? Cả LDN và ĐLM còn thiếu giả thiết và chế tài cho trường hợp này. Cũng không ai hiểu hiệu lực hồi tố của văn bản từ chối họp của thành viên HĐQT có ý nghĩa gì bỗng dưng “nhảy bổ” vào Điều 28.7. Tiếp đó là việc chuẩn bị các phiếu bầu cho các thành viên HĐQT không thể đi dự họp: Tại sao lại phải chuẩn bị và ai chuẩn bị, có phải với việc chuẩn bị như vậy, cơ quan Nhà nước đã và đang bảo doanh nghiệp hãy hợp pháp hóa mọi việc nội bộ.

Điều 28.8 - ĐLM nhầm lần giữa việc tổ chức cuộc họp HĐQT hợp lệ và Quyết định của HĐQT được thông qua hợp lệ khi đồng nhất tỷ lệ 3/4: “Các cuộc họp của HĐQT được tiến hành và thông qua các quyết định khi có

ít nhất ba phần tư số thành viên HĐQT có mặt trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thay thế”.

Điểm tích cực hiếm hoi của ĐLM 15 so với Điều 120.2 - LDN 2005 là Điều 28.9 đã xác định rõ trong cuộc họp HĐQT, thành viên có quyền và lợi ích liên quan không được biểu quyết về những vấn đề liên quan đến lợi ích của mình. Tuy nhiên, với Điều 28.9, 28.10 cho thấy ngoài sự bất cập về cơ cấu trong ĐLM còn là những quy định rắc rối, tối nghĩa của từng câu chữ. Việc gộp cả nội dung này vào phần về cuộc họp của HĐQT làm cho điều luật trở nên quá tải và không đảm bảo tính lô gich của một văn bản pháp lý bởi lẽ việc công khai các lợi ích liên quan là trách nhiệm của không chỉ thành viên HĐQT mà còn cả BKS, GĐ/TGĐ. ĐLM cũng có hẳn một mục lớn ( Mục IX)

Mục X – BKS với các quy định rườm rà, dài dòng: “Trong BKS phải

có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính kế toán. Thành

viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty

và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty” – Điều 36.1

(thay vì “ BKS có ít nhất một thành viên là người có chuyên môn về tài chính

kế toán và không được là người trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty hay thành viên/nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty”) . Hoặc “Công ty phải có BKS và BKS sẽ có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 123 - LDN và Điều lệ này, chủ yếu là những quyền hạn và trách nhiệm sau đây” - Điều 37.1

( thay vì “BKS sẽ có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 123 của

LDN và Điều lệ này, bao gồm” ).

Ngoài ra, ĐLM đã nhầm lẫn trong cách sử dụng ngôn từ và khái niệm khi viết “BKS phải chỉ định một thành viên là cổ đông của công ty làm Trưởng ban”: Thứ nhất, Trưởng BKS được các thành viên BKS bầu chứ

không phải do chỉ định như ĐLM nêu và ĐHĐCĐ bầu ra chứ không phải bổ nhiệm BKS; Thứ hai, ĐLM đã trái LDN 2005 vì theo Luật thành viên BKS

không bắt buộc là cổ đông công ty song với quy định trên thì chỉ thành viên BKS là cổ đông Công ty mới được bầu làm Trưởng BKS.

Qua Điều 40 - ĐLM, ta thấy rõ nỗ lực của nhà làm luật đã cụ thể và chi tiết hóa các quy định. Nhưng đọc xong Điều 40, người đọc không có cảm giác về các quy định pháp lý mà chỉ là những dòng diễn nôm lòng vòng, tiểu tiết. Người nghiên cứu pháp lý và các CTNY cần một văn bản luật chuẩn xác và trong sáng chứ không phải là những gợi mở cẩu thả của cơ quan công quyền.

Tiếp theo, Điều 46.2 đã dùng sai khái niệm khi gọi Bảng cân đối kế toán thành Bản cân đối kế toán và diễn đạt vụng về nội dung chuyển tải.

Điều 50 - ĐLM nhầm lẫn giải thể như là một hình thức khác với chấm dứt hoạt động.

Vấn đề cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là văn phong trong ĐLM với cách dịch máy móc, cách đặt câu, dùng từ không phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt làm người đọc khó hiểu, thậm chí hiểu sai.

Hy vọng trong lần ban hành sắp tới, ĐLM không làm nản lòng doanh nghiệp và những người nghiên cứu pháp luật từ những lỗi sơ đẳng như vậy.

Một phần của tài liệu Điều lệ mẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33)