Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân và hệ khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén acyclovir kết dính niêm mạc đường tiêu hóa (Trang 31)

Để kéo dài thời gian lưu trú của ACV trong dạ dày, Shadab M.D. và cộng sự

[35] đã tiến hành nghiên cứu bào chế vi cầu alginat và vi cầu chitosan KDSH bằng kỹ thuật bốc hơi dung môi nhũ tương. Các mẫu vi cầu alginat bào chế có kích thước trung bình 70,60 ± 2,44 μm. Kết quả nghiên cứu vi cầu alginat cho thấy kích thước trung bình của các vi cầu tăng theo sự gia tăng nồng độ polyme và giảm khi gia tăng tốc độ khuấy. Hiệu suất vi cầu hóa ACV đạt từ 51,42 − 80,46%. Hiệu suất vi cầu hóa cao nhất, và khả năng kiểm soát giải phóng thuốc tốt nhất khi nồng độ calci chlorid 10% (kl/tt) và tỷ lệ thuốc : polyme là 1:4. Vi cầu tối ưu hóa có khả năng kết dính niêm mạc tốt 66,42 ± 1,01%. Kỹ thuật phát xạ bằng tia Gamma được áp dụng

đểđánh giá khả năng lưu trú vi cầu tại dạ dày thỏở những thời điểm khác nhau sau khi uống vi cầu cho thấy mẫu vi cầu tối ưu có thời gian lưu trú tại dạ dày trên 4 giờ.

Vi cầu chitosan bào chế [34] có kích thước trung bình 31,62 ± 4,6µm với hiệu suất vi cầu hóa đạt được trong khoảng 40,24 - 67,29 %. Với tỷ lệ tác nhân liên kết chéo 2 ml dung dịch 25 % glutaraldehyd (tt/tt) và tỷ lệ ACV : polyme là 1 : 2 thì vi cầu

bào chếđạt hiệu suất vi cầu hóa và kiểm soát GPDC tốt. Mẫu vi cầu chitosan tối ưu có khả năng KDSH khá tốt (79,89  1,01 %) và có khả năng lưu trú trong dạ dày thỏ trên 6 giờ.

Giri I.C. và cộng sự đã nghiên cứu bào chế vi nang ACV KDSH kiểm soát giải phóng với một lớp bao của alginat và các polyme kết dính niêm mạc là natri carboxy methyl cellulose và methyl cellulose bằng kỹ thuật ion hóa cố định gel. Vi nang tạo thành có độ trơn chảy tốt, hình cầu hoặc gần cầu, không dính nhau. Hiệu quả nạp thuốc từ 38,60 % đến 70,35 %. Kích thước hạt trung bình trong khoảng 409,25 đến 725 μm. Phần trăm hàm ẩm của tất cả các mẫu vi nang trong giới hạn cho phép. Chỉ số trương nở trong các công thức tăng lên khi nồng độ alginat tăng. Vi nang được tạo bởi natri carboxy methyl cellulose và alginat (FS1) cho khả năng kết dính tốt trong thử nghiệm rửa trôi in - vitro. ACV giải phóng từ vi nang KDSH chậm và kéo dài trên 8 giờ, phụ thuộc nồng độ alginat. Như vậy, vi nang KDSH alginat – NaCMC đã chứng tỏ có tiềm năng trong kiểm soát giải phóng ACV [23].

Phương pháp bốc hơi dung môi cũng bước đầu được nghiên cứu áp dụng để

bào chế vi cầu ACV KDSH [46]. Kết quả khảo sát cho thấy các mẫu vi cầu ACV bào chế có kích thước phân bố khá đồng đều trong khoảng 0,60 – 1,18 mm, hàm ẩm tương đối thấp (0,8 – 1,2 %), khối lượng riêng biểu kiến dao động trong khoảng 0,60 – 0,64 g/ml, khả năng trương nở khá tốt và khả năng giải phóng ACV kéo dài trên 8 giờ. Hiệu suất tạo vi cầu và tỷ lệ vi cầu hóa đều phụ thuộc vào thành phần công thức. Nghiên cứu khả năng kết dính trên niêm mạc đường tiêu hóa chuột của vi cầu bào chế so với mẫu vi cầu ACV - ms (không KDSH, bào chế cùng phương pháp) cho thấy tới tận 6 giờ sau khi uống, vẫn còn trên 26 % lượng vi cầu còn được kết dính trên niêm mạc dạ dày. Tỷ lệ vi cầu kết dính trên niêm mạc ruột non ở thời

điểm 6 giờ vẫn rất cao (33 – 56 %). Tổng số vi cầu còn kết dính trên niêm mạc

đường tiêu hóa tại vị trí hấp thu của các mẫu nghiên cứu ở các thời điểm nghiên cứu

đều cao hơn nhiều so với mẫu ACV -ms. Vì vậy có thể khẳng định việc kết hợp CP 934P với Ethyl cellulose ở tỷ lệ thích hợp đã góp phần kiểm soát khả năng GPDC

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên nén acyclovir kết dính niêm mạc đường tiêu hóa (Trang 31)