Công bố văn bản pháp luật đã đợc thông qua.

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (Trang 42)

- Hiệu lực theo đối tợng: Thông thờng các văn bản qui phạm pháp luật có hiệu lực đối với mọi cá nhân, tổ chức

5. Công bố văn bản pháp luật đã đợc thông qua.

Hệ thống pháp luật là gì?

Hệ thống pháp luật của một nhà nớc là tổng thể các qui phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau và có sự phân định một cách khách quan tạo thành các ngành luật và chế định pháp luật.

Hệ thống pháp luật bao gồm hai mặt trong một chỉnh thể thống nhất là hệ thống cấu trúc ( bên trong) của pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật (nguồn của pháp luật). Hệ thống cấu trúc của pháp luật gồm 3 cấp:

- Qui phạm pháp luật,

- Chế định pháp luật; phân ngành luật - Các ngành luật.

*. Qui phạm pháp luật: là tế bào nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc của pháp luật, qui phạm pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.

Qui phạm pháp luật gồm ba phần: giả định, qui định và chế tài.

- Giả định là một bộ phận của qui phạm pháp luật nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà con ngời gặp phải, và cần xử sự theo những qui định của nhà nớc.

- Qui định là bộ phận của qui phạm pháp luật, trong đó nêu các qui tắc xử sự cho phép, hoặc bắt buộc các chủ thể pháp luật phải xử sự theo, khi ở vào điều kiện hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của qui phạm.

- Chế tài là phần qui định những biện pháp tác động của nhà nớc đối với chủ thể trong trờng hợp không tuân thủ những qui định của pháp luật.

Pháp luật Việt Nam qui định các loại chế tài sau: Chế tài hình sự (tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn…), chế tài hành chính (cảnh cáo, phạt tiền…), chế tài kỷ luật( cảnh cáo, sa thải, chấm dứt hợp đồng lao độngv..v..) chế tài dân sự (bồi thờng thiệt hại, huỷ bỏ hợp đồng v..v..).

Có loại qui phạm pháp luật chỉ gồm 2 bộ phận: Giả định và quy định : ví dụ qui phạm của Luật hôn nhân và gia đình (điều 34) chỉ gồm 2 bộ phận là giả định, qui định mà không có phần chế tài VD: Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái. Điều luật này không qui định chế tài, nếu cha mẹ không hoàn thành nghĩa vụ nuôi dạy con cái.

Quy phạm pháp luật trong Luật t pháp quốc tế gọi là qui phạm xung đột gồm 2 bộ phận: Phần phạm vi, tức là phần qui định rõ qui phạm xung đột cụ thể sẽ đợc áp dụng đối với nhóm quan hệ xã hội cụ thể nào. Phần hệ thuộc là phần chỉ rõ hệ thống pháp luật nào sẽ đợc áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ xã hội đã đợc xác định ở phần phạm vi. Ví dụ: " Trong việc kết hôn giữa công dân Việt nam với ngời nớc ngoài, mỗi bên tuân theo pháp luật của nớc mình về điều kiện kết hôn" đoạn " Trong việc kết hôn giữa công dân Việt nam với ngời nớc ngoài" là phần phạm vi, còn đoạn "mỗi bên tuân theo pháp luật của nớc mình về điều kiện kết hôn "là phần hệ thuộc. Qui phạm xung đột là loại qui phạm đặc trng của T pháp quốc tế, nó không giải quyết trực tiếp, dứt khoát, toàn thể vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật mà chỉ xác định pháp luật nớc nào cần phải áp dụng để điều chỉnh các quan hệ quốc tế phat sinh giữa các bên.

* Chế định pháp luật: bao gồm một số qui phạm pháp luật có những đặc điểm chung giống nhau, nhằm điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại có quan hệ mật thiết với nhau trong một ngành luật (ví dụ chế định về quyền sở hữu, quyền thừa kế trong luật dân sự, chế định về hợp đồng kinh tế trong kuật kinh tế v..v..).

* Phân ngành luật: Là bộ phận lớn hơn chế định pháp luật, là một nhóm qui phạm pháp luật, điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại và cấu thành đối tợng cơ bản của ngành luật. Ví dụ: trong luật hình sự, có phân ngành luật lao động cải tạo, tâm lý tội phạm, thống kê tội phạm…

* Ngành luật: bao gồm tổng thể các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Các ngành luật đợc phân biệt với nhau thông qua đối tợng và phơng pháp điều chỉnh.

ở nớc ta hệ thống pháp luật không chia thành ngành luật t và ngành luật công nh một số nớc t bản. Những ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt nam bao gồm:

1. Luật Nhà nớc (luật hiến pháp); 2. Luật hành chính;

3. Luật dân sự và tố tụng dân sự; 4. Luật đất đai;

5. Luật lao động;

7. Luật hôn nhân và gia đình; 8. Luật hình sự và tố tụng hình sự; 9. Luật kinh tế;

10. Luật quốc tế…

Câu53

Khái niệm và nội dung cơ bản của các ngành luật trong hệ thông pháp luật Việt nam là gì?

Một phần của tài liệu Câu hỏi ôn tập môn lý luận chung về Nhà nước và pháp luật (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w