Đánh giá khả năng thích ứng với nhiệt độc ủa các chủng VS

Một phần của tài liệu phân lập tuyển chọn một số chủng vi sinh vật để xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ ở hà nam (Trang 62)

37 X14 QN Thô ráp, sợi khuẩn ty dài, đen 38 X15 QN Khô ráp xù xì, tròn, viề n xám, vôi hóa

3.2.5. Đánh giá khả năng thích ứng với nhiệt độc ủa các chủng VS

Tiến hành nghiên cứu sinh trưởng và hoạt tính enzyme của 4 chủng VSV ở

các mức nhiệt độ: 20, 30, 40, 50 và 60oC. Kết quả trình bày trong bảng 3.6:

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến khả năng sinh trưởng và sinh enzyme ngoại bào của các chủng V5, V9; X6, X8

Các chỉ tiêu Chủng VSV Nhiệt độ (oC) 20 30 40 50 60 Sinh khối (g/l) V5 2,96 3,33 3,62 2,36 1,59 V9 3,24 3,58 4,15 2,51 1,85 X6 5,30 7,44 5,25 2,65 0,46 X8 5,16 8,07 5,61 3,63 0,65 Hoạt tính Xenlulaza (D-d,mm) V5 24,5 28.7 27,7 22,0 18,0 V9 28,0 30,4 29,1 24,6 25,3 X6 22,0 25,8 22,2 19,2 16,5 X8 26,5 28,1 29,6 25,0 17,4 Hoạt tính CMCaza (D-d,mm) V5 19,5 24,3 24,7 21,7 16,8 V9 25,8 26,2 24,5 19,3 20,9 X6 15,4 20,6 24,5 20,5 14,6 X8 17,5 23,2 27,3 24,9 16,1

Nhiệt độ là một trong các yếu tố vật lý quan trọng ảnh hưởng đến vi sinh vật, tác động thường xuyên đến đời sống của vi sinh vật, đồng thời là nhân tố

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 phẩm, nhiệt độ tăng lên khi có sự hoạt động của VSV là một tiêu chí để xác định tốc độ cũng như hiệu quả của toàn bộ quá trình.

Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu cho thấy: chủng V5 có sinh khối lớn nhất đạt 3,63 g/l ở 40oC, hoạt tính xenlulaza và CMCaza lớn nhất là 28,7mm và 24,7mm ở

30oC. Chủng V9 có sinh khối lớn nhất là 4,19 g/l ở 40oC, hoạt tính xenlulaza và CMCaza lớn nhất là 30,4mm và 26,2mm ở 30oC, tức là các chỉ số đều cao hơn so với V5. Sinh khối của các chủng vi khuẩn phân giải xenlulo biến động theo nhiệt độ

không lớn như với các chủng xạ khuẩn. Vì thế, vi khuẩn phân giải xenlulo sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ khá rộng từ 20 – 50oC trong khi 2 chủng xạ khuẩn chỉ sinh trưởng tốt ở khoảng 20 – 40oC, đây là ngưỡng nhiệt độ mà không phải tất cả các chủng VSV có thể sinh trưởng bình thường. Tương tự như ở thí nghiệm về pH, ở thí nghiệm này chủng xạ khuẩn X8 vẫn thể hiện ưu thế hơn chủng X6. Trong nghiên cứu của Korsten và Cook (1996) vềảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của chủng vi khuẩn Bacillus subtilis (chủng vi khuẩn phân giải xenlulo hiệu quả trong nhiều chế phẩm xử lý phụ phẩm nông nghiệp hiện nay) đã khẳng định chủng này sinh trưởng khá ổn định trong khoảng từ 18 – 50oC và nhiệt độ tối ưu là 40oC. Có thểthấy, các chủng vi khuẩn tuyển chọn từđề tài có nhiều điểm tương đồng với chủng B. subtilis của Korten và Cook. Với điều kiện nhiệt độ duy trì nhưở các giai đoạn khác nhau trong quá trình ủ phụ phẩm, các chủng VSV tuyển chọn vẫn thể

hiện khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh enzyme ngoại bào tốt. Đây là một

điểm ưu việt so với các chủng VSV phân giải xenlulo thông thường.

Như vậy, từ các mẫu đất và phụ phẩm hoai mục đã thực hiện phân lập tuyển chọn qua thí nghiệm về pH, nhiệt độ và an toàn sinh học, cuối cùng chọn ra

được 2 chủng VSV phù hợp nhất. Vi khuẩn V9 và xạ khuẩn X8 đều có hoạt tính enzyme ngoại bào mạnh và ổn định, chống chịu tốt với nhiệt độ và pH, đặc biệt là các chủng đều có khả năng sinh bào tử để thích nghi với những điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Về nguồn gốc phân lập của 2 chủng VSV, nhận thấy chủng V9 được tìm thấy ở 3 tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa và Quảng Nam còn chủng V8 cũng được tìm thấy ở 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Nam. Điều này mở ra triển vọng ứng dụng chế phẩm VSV trên nhiều vùng thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau của Việt Nam.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Một phần của tài liệu phân lập tuyển chọn một số chủng vi sinh vật để xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ ở hà nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)