Phân lập vi sinh vật phân giải xenlulo

Một phần của tài liệu phân lập tuyển chọn một số chủng vi sinh vật để xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ ở hà nam (Trang 49)

b. Quan sát hình thái vi sinh vật

3.1.1. Phân lập vi sinh vật phân giải xenlulo

Việc lựa chọn các chủng vi sinh vật bản địa có khả năng phân giải xenlulo

được dựa trên các nguyên tắc sau:

+ Các chủng VSV đều có hoạt tính sinh học cao, sinh khối lớn.

+ Có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên cơ chất hữu cơ.

+ Đảm bảo an toàn đối với người, động, thực vật và vi sinh vật hữu ích.

+ Có thể thực hiện nhân sinh khối dễ dàng, thuận lợi cho việc sản xuất chế phẩm. + Kế thừa được những ưu điểm của chủng vi sinh vật phân giải xenlulo có trong chế phẩm BactoFil C.

Hình 3.1. Các bước phân lập, tuyển chọn và lưu giữ chủng vi sinh vật

Trong khuôn khổ hợp tác của đề tài Nghị định thư Việt Nam – Hungary, với mong muốn tự tạo ra một chế phẩm VSV tương tự như Bactofil C của Hungary, đã

tiến hành phân lập vi khuẩn và xạ khuẩn có khả năng phân giải xenlulo từ 36 mẫu

Mẫu đất, phụ phẩm hoai mục Phân lập vi sinh vật

Làm thuần

Định danh, xây dựng lí lịch khoa học (nếu có)

Xác định hoạt tính enzyme và một số đặc tính sinh học khác

Lưu giữ, bảo quản phục vụ nghiên cứu tiếp theo

Đánh giá an toàn sinh học

Xác định điều kiện sinh trưởng và bảo quản Xử lý

Loại bỏ giống trùng lặp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 thu thập tại 4 tỉnh Hà Nam, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Quảng Nam (bao gồm 16 mẫu

đất, 15 mẫu rơm rạ hoai mục và 5 mẫu lá mía hoai mục) trên các môi trường: vi sinh vật tổng số phân giải xenlulo, vi khuẩn và xạ khuẩn phân giải xenlulo theo phương pháp loại trực tiếp trên môi trường thạch đĩa. Kết quảđược thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số lượng chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo được phân lập sơ bộ từ các mẫu thu thập Tỉnh Nguồn Số chủng vi khuẩn Số chủng xạ khuẩn Tổng Nam Đất 3 chủng 4 chủng 16 Rơm rạ 6 chủng 3 chủng Vĩnh Phúc Đất 4 chủng 2 chủng 15 Rơm rạ 5 chủng 4 chủng Thanh Hóa Đất 4 chủng 2 chủng 14 Ngọn lá mía 3 chủng 5 chủng Quảng Nam Đất 5 chủng 4 chủng 19 Rơm rạ 7 chủng 3 chủng Tổng 37 27 64

Qua bảng 3.1 nhận thấy: tổng số chủng VSV phân lập được khá tương đương ở các địa phương, số lượng VSV tìm thấy ở trong mẫu đất thường ít hơn số VSV trong mẫu phụ phẩm hoai mục. Mức độ đa dạng VSV giảm dần theo thứ tự Quảng Nam, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa.

Trong quá trình đánh giá sơ bộcác chủng VSV về đặc điểm hình thái khuẩn lạc và tế bào, những chủng xác định giống nhau thì chỉ giữ lại một chủng duy nhất để tiếp tục nghiên cứu, do đó từ 64 chủngđã xác địnhđược 38 chủng khác nhau, gồm 23 chủng vi khuẩn và 15 chủng xạ khuẩn.

Các chủng VSV được giữ lại có nguồn gốc phân lập nhiều nhất là từ Hà Nam, sau đó đến Quảng Nam, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Một số chủng VSV đặc trưng ởmỗi địa phương, một số chủng được tìm thấy ở nhiều tỉnh khác nhau, cụ thể: 10/23 chủng vi khuẩn (tương ứng với 43,48%) và 7/15 chủng xạ khuẩn (tương ứng với 46,67%), trong đó đặc biệt có 3 chủng V9, V12 và V16 được tìm thấy ở 3 tỉnh – nơi có những sự khác biệt tương đối rõ vềđiều kiện địa lý, thổ nhưỡng (Bảng 3.2).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Bảng 3.2. Mô tả hình thái các chủng VSV phân giải xenlulo được phân lập

STT Ký hiệu chủng VSV

Nguồn

phân lập Đặc điểm khuẩn lạc phân lập

1 V1 HN Tròn, lồi, trắng trong, mép phẳng 2 V2 HN Tròn, viền hơi vàng, mép phẳng

Một phần của tài liệu phân lập tuyển chọn một số chủng vi sinh vật để xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo nguồn phân bón hữu cơ ở hà nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)