0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT ĐỂ XỬ LÝ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠO NGUỒN PHÂN BÓN HỮU CƠ Ở HÀ NAM (Trang 57 -57 )

37 X14 QN Thô ráp, sợi khuẩn ty dài, đen 38 X15 QN Khô ráp xù xì, tròn, viề n xám, vôi hóa

3.2.2. Lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp

Trong tự nhiên hay trong điều kiện nuôi cấy ở phòng thí nghiệm, mỗi chủng VSV đều có khả năng tồn tại trên một số môi trường sống nhất định nhưng khả năng sinh trưởng cũng như hoạt tính enzyme không giống nhau. Do vậy cần

đánh giá thích nghi của các chủng vi sinh vật phân lập trên từng môi trường sống

để chọn ra môi trường thích hợp nhất phục vụ cho các thí nghiệm tiếp theo.

pH môi trường trước nuôi của các công thức chủ yếu phụ thuộc vào sự phối trộn và bản chất của các thành thành phần môi trường. Kết quả bảng 3.3 cho thấy môi trường nuôi cấy đã có ảnh hưởng nhất định đến sinh khối và khả năng sinh enzyme của các chủng vi sinh vật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy đến khả năng sinh trưởng và sinh enzyme ngoại bào của các chủng V5, V9; X6, X8

Chủng

vi sinh vật Môi trường

pH sau nuôi Sinh khối (g/l) Hoạt tính enzyme (D-d, mm) Xenlulaza CMCaza V5 Hans 6,13 5,04 25,3 21,2 Gost 5,26 3,34 21,5 16,0 Thạch-glucoza 6,75 5,98 27,0 23,5 LB 6,37 6,03 25,0 22,4 V9 Hans 5,74 4,21 27,3 23,0 Gost 6,01 3,58 22,0 16,0 Thạch-glucoza 6,98 6,12 29,6 26,6 LB 6,58 6,33 27,7 22,3 X6 Gause I 5,11 2,19 25,5 21,0 Gause II 4,98 2,85 28,6 24,3 XKTS 5,47 3,06 26,9 23,2 X8 Gause I 5,20 2,33 27,0 26,0 Gause II 4,79 2,57 27,5 23,0 XKTS 5,34 3,37 30,2 26,5

- Đối với chủng V5 và V9: Nhìn chung 2 chủng V5 và V9 đều sinh trưởng phát triển khá mạnh ở cả 4 môi trường nuôi cấy. pH sau nuôi đều nằm trong dải pH hơi chua đến trung tính. Trên môi trường Gost, sinh khối và hoạt tính enzyme của vi khuẩn là thấp nhất. Nguyên nhân là do môi trường muối khoáng chỉ cung cấp cho vi sinh vật các dinh dưỡng cần thiết cơ bản cho sự sinh trưởng, phát triển, các môi trường còn lại ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng dưới dạng các nguyên liệu sẵn như với môi trường Gost thì đã bổ sung thêm vitamin và một số khoáng chất khác, do đó vi khuẩn sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn ở các môi trường còn lại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Các chỉ tiêu của vi khuẩn khi nuôi trên môi trường thạch – glucoza và LB

khá tương đương nhưng cao hơn nhiều so với môi trường còn lại – môi trường Hans, đặc biệt là chỉ tiêu sinh khối và hoạt tính enzyme ngoại bào.

Như vậy, hoàn toàn có thể chọn 1 trong 2 môi trường nói trên (thạch – glucoza và LB) để thực hiện nhân sinh khối của các chủng vi khuẩn phân giải xenlulo. Tuy nhiên, khi so sánh chi phí sản xuất, chi phí để chuẩn bị môi trường

thạch – glucoza thường thấp hơn chi phí để chuẩn bị môi trường LB, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất chế phẩm trên quy mô công nghiệp. Vì thế, phương án lựa chọn môi trường thạch – glucoza là tối ưu.

- Đối với chủng X6 và X8: Khả năng sinh trưởng của xạ khuẩn phân giải xenlulo trên 3 môi trường nuôi cấy là khá tương đương, giá trị sinh khối dao động từ 2,19 – 3,37 g/l, thấp hơn so với sinh khối vi khuẩn phân giải xenlulo (sinh khối cao nhất là 6,33g/l). pH của môi trường xạ khuẩn sau nuôi khá chua (dưới 5,5), hoạt tính enzyme của các công thức đều cao hơn 20mm.

Bảng 3.4 cho thấy: trên môi trường XKTS, chủng xạ khuẩn X8 cho sinh khối và hoạt tính enzyme ngoại bào cao nhất và cao hơn các thông số đó ở chủng X6. Môi trường Gause II với ưu thế là môi trường giàu dinh dưỡng nhất trong 3 môi trường tuy nhiên sinh khối và hoạt tính enzyme của xạ khuẩn thực tế lại không cao như khi nuôi trên môi trường XKTS. Như vậy, môi trường XKTS là môi trường dinh dưỡng cơ bản cho xạ khuẩn phát triển, được sử dụng nhiều bởi chi phí rẻ nhất, đảm bảo các điều kiện về nhân sinh khối sản xuất chế phẩm và được lựa chọn sử dụng trong đề tài.

Kết quả nghiên cứu đã chứng minh: trong quá trình nuôi cấy tạo sinh khối vi sinh vật, việc chúng ta bổ sung càng nhiều dinh dưỡng vào trong môi trường không làm sinh khối và hoạt tính enzyme ngoại bào tăng lên liên tục mà chỉ góp phần làm tăng chi phí sản xuất. Và sau quá trình hoạt động phân giải, các chủng vi sinh vật nêu trên đều đã làm giảm pH môi trường, đây là lí do giải thích việc bổ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT ĐỂ XỬ LÝ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP TẠO NGUỒN PHÂN BÓN HỮU CƠ Ở HÀ NAM (Trang 57 -57 )

×