2.4.2.1. Phương pháp xử lý mẫu
Xử lý mẫu lấy về theo TCVN 7538-6:2010 (Phần 6).
Mẫu lấy về cần loại bỏ tạp chất, xử lý và sử dụng càng sớm càng tốt. Mẫu cần được bảo quản ở chỗ tối với nhiệt độ (4 ± 2)oC, tiếp xúc dễ dàng với không khí. Đựng mẫu vào trong một túi chất dẻo thắt hơi lỏng hoặc đựng trong một túi tương tự. Mẫu cần phải được xử lý trước khi bảo quản để đảm bảo điều kiện hiếu khí ổn định. Cần phải giảm đến mức thấp nhất mọi nguyên nhân làm trì hoãn việc vận chuyển mẫu. Nếu cần phải bảo quản mẫu là điều không thể tránh khỏi thì đất không được bảo quản quá ba tháng trừ một số trường hợp đặc biệt.
2.4.2.2. Phương pháp phân lập vi sinh vật từ mẫu phế thải
Pha loãng mẫu đến nồng độ 10-4 theo TCVN 6168:2002.
Tại mỗi nồng độ, dùng pipet hút 0,05ml dịch pha loãng cấy lên các loại môi trường thạch bằng đã chuẩn bị sẵn (môi trường Hans với VK và Gauze I với XK),
đem nuôi ở nhiệt độ thích hợp từ 2 – 7 ngày. Khi các chủng vi sinh vật mọc rõ, hình thành khuẩn lạc thì đem cấy truyền, làm thuần khiết theo phương pháp ria 3 pha cấy vào ống nghiệm chứa môi trường thạch nghiêng để giữ giống (James and Natalie, 2002)(TCVN 6168:2002).
2.4.2.3. Phương pháp xác định thời gian nuôi cấy của các chủng VSV
Các chủng VSV được nuôi cấy trên môi trường thạch bằng chuyên tính trong tủ định ôn ở 28 – 350C. Theo dõi khả năng mọc của vi sinh vật tại các mốc thời gian khác nhau: 16, 24, 36, 48, 60, 72, >72h và xác định xem chủng VSV đó thuộc nhóm mọc nhanh (<72h), hay thuộc nhóm mọc chậm (>72h).
2.4.2.4. Phương pháp xác định hình thái, kích thước khuẩn lạc và hình thái VSV
(Benson, 2001)