Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Kiến thức, thực hành và tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ ở các thai phụ tới khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012 và một số yếu tố liên quan (Trang 29)

1. Đái tháo đường

2.5.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Tạ Văn Bình và CS (2004) [7] về ĐTĐ và rối loạn dung nạp glucose ở nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, đánh giá ban đầu về tiêu chuẩn khám sàng lọc được sử dụng. Tác giả đã khám và sàng lọc cho 1426 đối tượng có độ tuổi 30-64 sống ở Hà Nội, Hải Phòng và Yên Bái. Tác giả đã thu được kết quả như sau: Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ là BMI ≥ 23 (65,1%), tăng huyết áp (42,7%), ít vận động thể lực (35,2%), tiền sử gia đình bị ĐTĐ (15,5%), tiền sử sinh con >4000g. Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở những đối tượng có nguy cơ cao lên đến 10,5% và tăng dần theo tuổi. Các tác giả đã đưa ra mô hình khám sàng lọc: chỉ khám sàng lọc các đối tượng có yếu tố nguy cơ trong độ tuổi 35-69 [7].

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Vy và CS (2004) [20] với mục tiêu xác định tỷ lệ ĐTĐTK ở phụ nữ được quản lý thai nghén ở bệnh viện Phụ sản Trung Ương và bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2002 – 2004, tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng của ĐTĐTK đối với thai nhi, các tác giả đã nghiên cứu trên 1649 đối tượng đến khám thai tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương và bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Các tác giả đã thu được kết quả như sau: Tỷ lệ mắc ĐTĐTK là 7,1% (theo tiêu chuẩn của Hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về ĐTĐTK, Hoa Kỳ, 1998), tỷ lệ mắc ĐTĐ túyp 2 sau đẻ 6 tuần là 4,8%. Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK gồm: tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ, tiền sử có lối sống có nguy cơ cao, tiền sử sản khoa bất thường, tiền sử sinh con nặng cân (>3600g), tuổi ≥ 25, thừa cân/béo phì trước khi mang thai. Những ảnh hưởng của ĐTĐTK đến trẻ sơ sinh là: cân khi đẻ >4000g (4,3%), tỷ lệ đẻ can thiệp cao (40,3%). Từ các kết quả trên, các tác giả đưa ra kiến nghị khám sàng lọc ĐTĐTK vào thai tuần 24-28 nếu bà mẹ có các yếu tố nguy cơ như tuổi >25, BMI >23, tiền sử đẻ con nặng > 3600g,… [20]

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Chi (2001) [7] với mục tiêu phát hiện tỷ lệ ĐTĐTK ở bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và tìm hiểu một số yếu tố liên quan, tác giả đã dùng test sàng lọc O’Sullivan – Mahan với 50g glucose uống và nghiệm pháp chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose với 100g glucose uống. Kết quả thu được như sau: tỷ lệ ĐTĐTK là 3,6%. Các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK gồm: Tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ, tiền sử có lối sống có nguy cơ cao, tiền sử sản khoa bất thường, tiền sử sinh con nặng cân, tuổi >25, thừa cân/béo phì trước khi mang thai, tiền sử lần mang thai trước bị ĐTĐTK, sảy thai, xét nghiệm có glucose niệu, ….

Năm 2000, Nguyễn Thị Kim Chi và cộng sự tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và cho thấy tỷ lệ đái tháo đường trong nhóm phụ nữ mang thai chiếm 3,6%, tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm thai phụ có nguy cơ cao lên tới 28% [7]. Nghiên cứu của Ngô Thị Kim Phụng năm 1999 cho thấy tỷ lệ ĐTĐTK là 3,9% [14]. Nghiên cứu của Đoàn Hữu Hậu năm 1997 cho thấy tỷ lệ đái tháo đường trong nhóm phụ nữ mang thai chiếm khoảng 2,1%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự được tiến hành tại 2 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương và Phụ sản Hà Nội là 5,7% [6]. Theo tác giả Vũ Bích Nga, Tạ Văn Bình, tỷ lệ ĐTĐTK ở nhóm nguy cơ cao là 25,2 % và nhóm không có nguy cơ cao là 4,8% [12].

Bảng 2.5.2.1: Tỷ lệ đái thái đường thai kỳ qua các nghiên cứu tại Việt Nam

Tác giả Năm Địa điểm Tỷ lệ (%)

N.T.K.Phụng 1999 Quận 4 – TPHCM 3,9 N.T.K.Chi 2000 BV Phụ sản Hà Nội 3,6 Tạ Văn Bình 2002-2004 BV Phụ sản Hà Nội BV Phụ sản TƯ 5,7 N.T.P.Thảo 2007 BV Bạch Mai 7,9 Vũ Thị Bích Nga 2008 BV Phụ sản TƯ BV Bạch Mai 7,8 2.6 Phòng ngừa

Theo khuyến cáo của CDC về phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ

- Tìm hiểu thông tin và tìm kiếm các nguồn tư vấn về giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ

- Tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, cố gắng 5 ngày/ tuần như đi bộ, đạp xe, ...

- Duy trì chế độ ăn hợp lý, giảm lượng chất béo và các chất kích thích, cân bằng tỷ lệ carbonhydrate trong khẩu phần ăn.

- Cần duy trì cân nặng hợp lý

2.6.2. Đối với phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

- Thường xuyên khám thai theo định kỳ

- Thực hiện kiểm soát đường huyết theo chỉ định của bác sỹ nhằm giảm nguy cơ cho cả mẹ và con

- Duy trì các hoạt động tập thể dục nhẹ nhàng

- Thực hiện chế độ ăn hợp lý và tuân thủ theo các chế độ ăn kiêng đúng theo hướng dẫn của bác sỹ/ tư vấn viên

2.6.3. Đối với phụ nữ sau sinh nhằm giảm nguy cơ tiến triển ĐTĐ týp 2

- Thường xuyên làm xét nghiệm kiểm tra đái tháo đường từ 6 - 12 tuần ngay sau khi sinh trong khoảng thời gian từ 1 - 3 năm

- Duy trì chế độ vận động, tập thể dục nhẹ nhàng - Thực hiện chế độ ăn lành mạnh

- Duy trì cân nặng hợp lý

- Tìm kiếm các thông tin tư vấn về cách phòng ngừa đái tháo đường týp 2 và cách chăm sóc mẹ và con sau sinh đồng thời tìm kiếm các thông tin về giáo dục phòng ngừa đái tháo đường týp 2 và các chế độ ăn hợp lý [26].

Một phần của tài liệu Kiến thức, thực hành và tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ ở các thai phụ tới khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012 và một số yếu tố liên quan (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)