Các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kiến thức, thực hành và tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ ở các thai phụ tới khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012 và một số yếu tố liên quan (Trang 38)

TT Biến số Định nghĩa biến Phân loại Phƣơng pháp thu thập Thông tin chung

1 Tuổi Là tuổi của thai phụ tính theo năm sinh dương lịch đến thời điểm hiện tại Liên tục Phỏng vấn 2 Nơi sống Là tỉnh thành mà thai phụ hiện đang sinh sống Danh mục Phỏng vấn

3 Nghề

nghiệp Là nghề của thai phụ ở thời điểm hiện tại

Danh

mục Phỏng vấn 4 Trình độ học vấn Là trình độ học vấn cao nhất mà thai phụ có được Thứ bậc Phỏng vấn

5 Tuổi thai

Là số tuần có thai tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng tại thời điểm thai phụ tới khám

Liên

tục Phỏng vấn 6 Tiền sử bản thân

Là những bệnh toàn thân và những vấn đề về sản khoa không tính lần mang thai này của thai phụ

Danh

mục Phỏng vấn 7 Tiền sử gia đình Là những bệnh toàn thân có liên quan tới ĐTĐ của những người thân trong gia đình Danh mục Phỏng vấn

thai phụ

8 Đường huyết Là lượng đường trong máu Liên tục Xét nghiệm đường huyết 9 ĐTĐTK Mắc

Là chẩn đoán xác định khi thỏa mãn 2 trong 3 tiêu chí về lượng đường trong máu

đưa ra trong tiêu chuẩn chẩn đoán phân Nhị

Xét nghiệm đường huyết, đối chiếu kết quả 10 Số cân nặng tăng

Là số cân nặng của thai phụ tăng thêm tính từ khi biết mang bầu tới thời điểm hiện tại

Liên tục

Cân đo, phỏng vấn 11 Tiền sử thai to Là cân nặng của thai ở những lần mang thai trước ≥ 4000gr Liên tục Phỏng vấn 12 Chỉ số para Gồm 4 chỉ số: sinh – sớm – sảy – sống Liên tục Phỏng vấn

13 Tiền sử bất thường về rối loạn dung nạp glucose

Là chuyển hóa glucose không bình

thường mà thai phụ từng có Danh

mục Phỏng vấn

Kiến thức về bệnh và phòng bệnh ĐTĐTK

14 Hiểu biết về ĐTĐ

Là việc thai phụ hiểu đúng hay ko đúng về đái tháo đường

Nhị

phân Phỏng vấn 15 Hiểu biếtvề ĐTĐTK Là việc thai phụ hiểu đúng hay ko đúng về đái tháo đường thai kỳ phân Nhị Phỏng vấn

16 Hiểu biết về yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐTK

Là việc thai phụ biết được những yếu tố

nguy cơ mắc ĐTĐTK Danh

mục Phỏng vấn 17 Hiểu biết về các triệu chứng của bệnh ĐTĐ

Là việc thai phụ biết được các biểu hiện

lâm sàng của bệnh ĐTĐ Danh

mục Phỏng vấn 18 Hiểu biết về triệu chứng của ĐTĐTK

Là việc thai phụ biết ĐTĐTK có triệu

chứng hay không Nhị phân Phỏng vấn 19 Biểu hiện sớm của ĐTĐTK

Là hiểu biết của thai phụ về những dấu

hiệu có thể cho thấy bị mắc ĐTĐTK Danh mục Phỏng vấn

20

Hiểu biết về cách phát hiện

ĐTĐTK

Là việc thai phụ biết ĐTĐTK được phát

hiện ra khi đi khám thai định kỳ hay ko Nhị

21 về nơi phát Hiểu biết hiện sớm

Là việc thai phụ biết về các cơ sở y tế có thể khám và phát hiện bệnh ĐTĐTK Thứ hạng Phỏng vấn 22 Hiểu biết về mức độ nguy hiểm của ĐTĐTK

Là việc thai phụ biết về mức độ nguy hiểm của bệnh tới mẹ và thai nhi như thế

nào Danh mục Phỏng vấn 23 Hiểu biết về biến chứng của ĐTĐTK

Là việc thai phụ biết về những biến chứng do

bệnh ĐTĐTK gây ra Danh mục Phỏng vấn 24 Hiểu biết về chế độ dinh dưỡng

Là việc thai phụ biết về chế độ dinh dưỡng 1

cách hợp lý cho 1 thai phụ trong ngày hạng Thứ Phỏng vấn

25 Hiểu biết về thời gian hoạt động thể lực mỗi ngày

Là việc thai phụ hiểu biết về khuyến cáo thời gian hoạt động thể lực mỗi ngày là phù hợp cho phụ nữ mang thai Thứ

hạng Phỏng vấn 26 Hiểu biết về lựa chọn thói quen luyện tập

Là việc thai phụ biết về lựa chọn thói quen luyện tập cho đối tượng có nguy cơ (thừa cân, TS gia đình mắc ĐTĐ...) mắc bệnh ĐTĐTK Danh mục Phỏng vấn 27 Hiểu biết về lựa chọn thói quen ăn uống

Là việc thai phụ biết về lựa chọn thói quen ăn uống cho đối tượng có nguy cơ (thừa cân, TS gia đình mắc ĐTĐ...) mắc bệnh ĐTĐTK Danh mục Phỏng vấn Thực hành về phòng bệnh ĐTĐ 28 Khám thai định kỳ

Là việc thai phụ tới viện khám thai theo lịch hẹn của bác sỹ Nhị phân Phỏng vấn 29 Thói quen ăn thực phẩm chứa nhiều mỡ

Là việc thai phụ thích ăn nhiều mỡ động vật hay dầu có hàm hàm lượng cholesterol cao với tần suất bao nhiêu ngày/ tuần

Thứ hạng Phỏng vấn 30 Thói quen ăn thực phẩm chứa hàm lượng đường cao

Là việc thai phụ thích ăn chất ngọt (bánh kẹo, đường...) với tần suất bao nhiêu

lần/tuần Thứ

hạng Phỏng vấn 31 Thói quen Là việc thai phụ nhiều rau và ăn liên lục Thứ Phỏng vấn

ăn rau (từ 4 đến 7 ngày/tuần hay ít hơn) hạng

32

Thói quen uống rượu

bia

Là việc thai phụ thường xuyên uống rượu hoặc bia, mỗi ngày uống ít nhất 2 chén rượu

(khoảng 50 ml rượu các loại hoặc 2 lon bia). hạng Thứ Phỏng vấn

33

Thói quen hút thuốc lá/thuốc lào

Là việc thai phụ có thói quen hút tất cả các loại thuốc: thuốc lá, thuốc lào...với tần suất bao nhiêu/ngày

Thứ hạng Phỏng vấn 34 Thói quen hoạt động thể lực

Là việc thai phụ có thói quen tập các bài

tập thể dục gì trong ngày Danh mục Phỏng vấn

35 Thời gian hoạt động thể lực

Là việc thai phụ dành thời gian hoạt động thể lực trung bình mỗi ngày bao nhiêu

phút hạng Thứ Phỏng vấn

36 hoạt động Tần suất thê lực

Là việc thai phụ hoạt động thể lực với tần

suất như thế nào trong tuần hạng Thứ Phỏng vấn

7. Các khái niệm, thƣớc đo, tiêu chuẩn đánh giá

7.1 Các tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK

Theo Tạ Văn Bình và CS [34], Franz Marion J, Hoffman L, nghiên cứu này đã xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá các yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK như sau:

- Các yếu tố nguy cơ thuộc về tiền sử bệnh như tiền sử bản thân, tiền sử sản khoa, tiền sử gia đình: hỏi trong bộ câu hỏi

- Các yếu tố nguy cơ thuộc chế độ dinh dưỡng: thông qua các câu hỏi để đánh giá việc sử dụng các loại thực phẩm là dầu ăn (mỡ động vật), thịt có lẫn mỡ, thịt chế biến sẵn (thịt xay, dăm bông, xúc xích,...), thịt bò và phủ tạng động vật. Đồ uống có đường, đường ăn, bánh kẹo, sữa. Do việc sử dụng thực phẩm hàng ngày của đối tượng nghiên cứu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nghề nghiệp, điều kiện làm việc, điều kiện kinh tế, sở thích.

7.2 Lựa chọn thói quen ăn uống

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐTK nên lựa chọn thói quen ăn uống như sau [6]:

Tình huống đúng

Ăn nhiều rau Nên ăn

Ăn các loại đậu Nên ăn

Ăn thịt mỡ Hạn chế

Ăn thịt lẫn mỡ Hạn chế

Ăn lòng đỏ trứng Hạn chế

Ăn các nội tạng Hạn chế

Ăn dầu thực vật Nên ăn

Ăn đồ luộc Nên ăn

Ăn đồ rán Hạn chế

Ăn đồ quay Hạn chế

Nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt Hạn chế

Uống rươu, bia Hạn chế

Ăn theo hướng dẫn của y, bác sỹ Nên ăn

Qui ước để đánh giá thói quen trong nghiên cứu này [6]

- Người có thói quen ăn rau, hoặc mỡ hoặc đồ ngọt: là người thích ăn nhiều rau hoặc mỡ động vật hay dầu có chứa hàm lượng cholesterol cao, hoặc chất ngọt (bánh kẹo, đường...) và ăn liên tục từ 4-7 ngày/tuần.

- Người có thói quen uống rượu hoặc bia: là người thường xuyên uống rượu hoặc bia, mỗi ngày uống ít nhất 2 chén rượu (khoảng 50 ml rượu các loại hoặc 2 lon bia).

7.3. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Tất cả các thai phụ có tuổi thai ≤ 28 tuần và >28 nếu có yếu tố nguy cơ tới khám được làm nghiệm pháp dung nạp glucose theo hướng dẫn của Hiệp hội đái tháo đường Quốc tế lần thứ 4 - Carpenter Coustan (quy trình thường quy của Bệnh viện Phụ sản TƯ) về thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose : Bệnh nhân được nhịn đói và rút máu đo đường huyết của huyết tương . Sau đó bệnh nhân được cho uống 75g Glucose, tiến hành đo lại đường huyết tương sau khi uống 1 giờ và 2 giờ. Thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose (NPDNG) phải được thực hiện vào buổi sáng sau khi thai phụ đã nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ.

Chẩn đoán ĐTĐTK được thiết lập khi thai phụ có ít nhất 2 giá trị lớn hơn hoặc bằng dưới đây:

Đường huyết đói: 95 mg / dl (5,3 mmol / l)

Đường huyết sau thực hiện NPDNG 1h: 180 mg / dl (10,0 mmol /l) Đường huyết sau thực hiện NPDNG 2 giờ: 155 mg / dl (8,6 mmol /l)

7.4 Điểm đánh giá kiến thức và thực hành.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá người có kiến thức đạt khi trả lời được từ 50% số điểm của câu hỏi về kiến thức, bao gồm từ câu 7 đến câu 24 với tổng điểm tối đa là 80 điểm. Khi đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) trả lời được từ 40 điểm trở lên là có kiến thức đạt.

Tương tự với phần thực hành từ câu 25 đến câu 46 với số điểm tối đa là 45 điểm, khi ĐTNC trả lời có số điểm từ ≥ 23 điểm trở lên được đánh giá là có phần thực hành đạt.

8. Quản lý và phân tích số liệu

* Số liệu định lượng:

Tất cả các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được làm sạch, mã hoá số liệu và nhập số liệu vào máy bằng phần mềm EpiData 3.1. Xử lý số liệu bằng phần phần mềm STATA 11.0, phân tích mô ta được áp dụng để tính toán các đại lượng thống kê mô tả phù hợp (tỷ lệ %...), xem xét mối liên quan giữa hai biến với kiểm định χ2.

* Mẫuđịnh tính:

Gỡ băng và tổng hợp các vấn đề liên quan định tính, trích dẫn theo mục tiêu nghiên cứu.

9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng đạo đức của trường Đại học Y tế Công cộng.

- Các đối tượng tham gia vào nghiên cứu được giải thích rõ ràng về mục đích của nghiên cứu và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu, được hỗ trợ kinh phí làm

nghiệm pháp dung nạp Glucose và nếu đối tượng nghiên cứu mắc ĐTĐTK sẽ được bác sỹ tư vấn và chuyển sang bệnh viện nội tiết để theo dõi và điều trị. Nếu ĐTNC có từ chối tham gia vào NC thì sẽ vẫn được tư vấn và chuyển viện để theo dõi và điều trị.

- Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn đề nhạy cảm nên không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu.

- Các số liệu này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản, không sử dụng cho các mục đích khác.

10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục

10.1. Hạn chế của nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi các khoa khám của bệnh viện nên tính đại diện của nghiên cứu chưa cao

- Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu là dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân người trả lời và có sai số nhớ lại.

- Đối tượng nghiên cứu có thể trả lời về hành vi của họ không như hành động thực tế của họ nên việc đánh giá về thực hành có thể không chính xác.

10.2. Biện pháp khắc phục

Nhằm hạn chế một số sai số, chúng tôi tiến hành một số biện pháp khắc phục sau: + Xây dựng bộ công cụ với bộ câu hỏi có nhiều lựa chọn và thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi tiến hành nghiên cứu để chuẩn hóa các nội dung.

+ Bản thân nghiên cứu viên tham gia trực tiếp thu thập thông tin trên 20% đối tượng nghiên cứu.

+ Nghiên cứu viên trực tiếp giám sát trong suốt thời gian thu thập số liệu. + Thảo luận, thực tập trước khi phỏng vấn.

+ Làm sạch và mã hóa số liệu trước khi phân tích.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua phỏng vấn và làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết trên 429 thai phụ đến khám tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của bệnh viện Phụ sản Trung Ương chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

Đặc điểm Số lƣợng Tỷ lệ (n=429) % Nhóm tuổi mẹ ≤ 24 53 12,4 25-29 183 42,7 30-34 122 28,4 35-39 55 12,8 ≥ 40 16 3,7 Học vấn Tốt nghiệp THCS 62 14,5 Tốt nghiệp THPT 93 21,7 Tốt nghiệp TC, CĐ, ĐH 240 55,9 Tốt nghiệp sau ĐH 34 7,9 Nghề nghiệp Công chức, viên chức 199 46,4 Công nhân 40 9,3 Buôn bán, dịch vụ 77 18,0 Nội trợ 67 15,6 Khác 46 10,7

Tuổi thai ≤ 28 tuần 167 38,9

> 28 tuần 262 61,1

Số thai phụ tới khám trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi từ 25-29 chiếm tỷ lệ cao nhất là 42,7%, thấp nhất là nhóm từ 40 tuổi trở lên chiếm 3,7%. Trong đó thai

phụ ít tuổi nhất là 19 tuổi, lớn nhất là 50 tuổi và tuổi trung bình của ĐTNC là 29,7 ± 4,8

Tỷ lệ thai phụ đã tốt nghiệp TC, CĐ, ĐH chiếm 55,9 % , đã tốt nghiệp THPT là 21,7 %, tỷ lệ có trình độ sau ĐH là 7,9 %.

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất là công chức, viên chức chiếm 46,4 %, tỷ lệ thai phụ là công nhân chiếm 9,3 %.

Tuổi thai của đối tượng nghiên cứu phần lớn là trên 28 tuần với tỷ lệ 61,1 % còn lại là tuổi thai dưới 28 tuần.

3.2. Thực trạng đái tháo đường thai kỳ

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ

Số lượng thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTK là 49 trong tổng số 429 thai phụ tới khám chiếm 11,4 %

Bảng 3.2. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo nhóm tuổi thai phụ

Nhóm tuổi thai phụ Bị ĐTĐTK Không bị ĐTĐTK Tổng

n % n % n ≤ 24 2 3,8 51 96,2 53 25-29 14 7,7 169 92,3 183 30-34 22 18,0 100 82,0 122 35-39 5 9,1 50 90,9 55 ≥ 40 6 37,5 10 62,5 16 Chung 49 11,4 380 88,6 429

Tỷ lệ ĐTĐTK ở độ tuổi ≥ 40 chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,5%, thấp nhất là ở nhóm tuổi ≤ 24 chiếm 3,8 %, tiếp đến là nhóm tuổi từ 30-34 chiếm 18%.

Bảng 3.3. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo nghề nghiệp của thai phụ

Nghề nghiệp của thai phụ Bị ĐTĐTK Không bị ĐTĐTK Tổng n % n % n Công chức, viên chức 21 10,6 178 89,4 199 Công nhân 5 12,5 35 87,5 40 Buôn bán, dịch vụ 10 13,0 67 87,0 77 Nội trợ 6 9,0 61 91,0 67 Khác 7 15,2 39 84,8 46 Chung 49 11,4 380 88,6 429

Tỷ lệ ĐTĐTK theo nghề nghiệp của thai phụ thấp nhất là nhóm thai phụ làm nội trợ chiếm 9,0%.

Bảng 3.4. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ theo tuổi thai

Tuổi thai Bị ĐTĐTK Không bị ĐTĐTK Tổng n % n % n ≤ 28 tuần 19 11,4 148 88,6 167 >28 tuần 30 11,5 232 88,5 262 Chung 49 11,4 380 88,6 429

Tỷ lệ ĐTĐTK theo tuổi thai của nhóm thai phụ có tuổi thai ≤ 28 tuần là 11,4%, nhóm thai phụ có tuổi thai > 28 tuần là 11,5%.

3.3. Kiến thức, thực hành về bệnh và phòng bệnh ĐTĐTK 3.3.1 Kiến thức về bệnh và phòng bệnh ĐTĐTK 82.9 42.1 17.1 57.9 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Hiểu sai Hiểu đúng ĐTĐ ĐTĐTK

Khi tìm hiểu kiến thức về khái niệm bệnh ĐTĐ và ĐTĐTK cho thấy, số lượng thai phụ có hiểu biết đúng về khái niệm bệnh ĐTĐ khá cao chiếm 82,9 %, tỷ lệ hiểu biết đúng về khái niệm bệnh ĐTĐTK là 42,1 %.

Bảng 3.5. Kiến thức của thai phụ về những yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐTK

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐTK Bị ĐTĐTK n=49 Không bị ĐTĐTK n=380 Chung n=429 1. Tuổi ≥ 25 11 22,5 66 17,4 77 18,0 2. Đã từng bị ĐTĐTK ở những

lần mang thai trước 26 53,1 190 50,0 216 50,4 3. Đã từng rối loạn dung nạp

Một phần của tài liệu Kiến thức, thực hành và tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường thai kỳ ở các thai phụ tới khám tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2012 và một số yếu tố liên quan (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)