Lập chiến lược quảng cáo cụ thể cho sản phẩm mớ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Hoạt động quảng cáo của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 62)

Khi một sản phẩm/dịch vụ mới được đưa ra thi trường, ngân hàng cần phải lập chiến lược quảng cáo. Chiến lược quảng cáo cần được hoạch định cho cả

một thời gian dài và cho từng giai đoạn. Chiến lược quảng cáo có thể được chia làm 2 phần:

- Quảng cáo thâm nhập thị trường: với mục tiêu duy nhất là gây sự chú ý của người tiêu dùng và làm cho ho quen với sản phẩm/dịch vụ mới của ngân hàng. Phải giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới như là lời giải đáp, sự đáp ứng cho những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng tiềm năng và nếu có thể thì giới thiệu hàng hóa như là lời giải đáp duy nhất cho những nhu cầu mong ước của họ.

Thông điệp quảng cáo trong giai đoạn này phải rất ngắn gọn, thường là từ 5 đến 9 từ đứng làm tiêu đề và phải nêu bật được nhãn hiệu của sản phẩm/dịch vụ mới. Phương tiện quảng cáo tốt nhất là quảng cáo ngoài trời, báo hàng ngày trên địa bàn Hà Nội, không phân biệt đối tượng nhận thông điệp. Thời gian để khách hàng làm quen với nhãn hiệu sản phẩm/dịch vụ mới có thể là vài tháng, nhưng tần suất quảng cáo không được dừng lại mà chỉ có thể giảm bớt hoặc giữ nguyên để luôn luôn nhắc nhở khách hàng

- Quảng cáo tấn công ồ ạt và chuyên sâu: Sau thời gian quảng cáo thâm nhập, khi người tiêu dùng đã nhận biết, nhớ được sản phẩm/dịch vụ thì phải chuyển sang giai đoạn quảng cáo tấn công ồ ạt và chuyên sâu. Quảng cáo cần đi sâu vào những chi tiết về những lợi thế, ưu điểm của sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng so với các sản phẩm/dịch vụ cùng loại của các đối thủ cạnh tranh nhằm làm cho khách hàng thích thú, ham muốn và dẫn đến hành động mua.

Nội dung quảng cáo dài hơn so với giai đoạn trước vì có thêm phần phụ đề giải thích lời hứa về một mối lợi nêu ra trong tiêu đề và sử dụng các thủ thuật như: Nhắc đi nhắc lại nhiều lần; kèm theo một lời đề nghị hấp dẫn như tặng quà, khuyến mãi…Phương tiện quảng cáo chủ yếu của giai đoạn này là truyền hình, tạp chí, Radio,…Nói chung quảng cáo tấn công ồ ạt và chuyên

sâu đòi hỏi phải sử dụng đa dạng, kết hợp nhiều loại phương tiên thông tin, do đó chi phí quảng cáo sẽ rất lớn. Vì vậy, các cán bộ chuyên trách quảng cáo cần tính toán kỹ lưỡng chi phí, ngân sách để có thể lựa chọn phương tiện quảng cáo hợp lý để có hiệu quả nhất.

Do đặc tính của sản phẩm/dịch vụ ngân hàng là không theo mùa vụ, nhu cầu sử dụng dịch vu hàng ngày và quanh năm nên ngân hàng cần quảng cáo chuyên sâu liên tục, tức là quảng cáo đều đều, không tăng giảm tần suất, hoặc tăng rồi giảm rồi lại tăng…đồng đều.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Hoạt động quảng cáo của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w