Tăng tần suất quảng cáo, phối hợp các phương tiện quảng cáo đối với các quảng cáo hình ảnh và quảng cáo những sản phẩm đã có

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Hoạt động quảng cáo của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 60)

các quảng cáo hình ảnh và quảng cáo những sản phẩm đã có

Để có thể nâng cao sự nhận diện những sản phẩm đã có, cũng như hình ảnh Vietcombank của đối tượng nhân tin, Ngân hàng ngoại thương Hà Nội cần phải

tăng tần suất quảng cáo hơn nữa, đặc biệt trên thị trường Hà Nội. Trên thực tế nếu quảng cáo quá ít không chỉ không gây được sự chú ý của khách hàng mà còn tốn kém không cần thiết. Vì vậy không những phải tích cực tăng tần suất quảng cáo mà ngân hàng nên xem xét đến việc phối hợp các phương tiện quảng cáo dưới đây với nhau.

• Quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, ngân hàng nên quảng cáo với tần suất cao, tập trung, thông thường tần suất truyền phát thông điệp 1-2 lần trong một ngày và kéo dài liên tục trong cả chiến dịch quảng cáo. Các phương tiện thông tin thích hợp nhất cho quảng cáo tập trung với tần suất cao là truyền hình, Radio, báo chí. Với phương tiện quảng cáo phát sóng, hiện nay các quảng cáo về sản phẩm/dịch vụ cũng như hình ảnh của Vietcombank được phát với tần suất rất thấp và hạn chế trên các sóng VTV, VTC,…do hạn hẹp trong khâu ngân sách quảng cáo, tuy nhiên ngân hàng nên xem xét mức độ hiệu quả của kênh phát này. Ngân hàng nên xem xét giải pháp về sóng phát và thời gian phát, có thể không cần phát với một tần suất lớn trên nhiều kênh phát, nhưng ngân hàng có thể tập trung quảng cáo trên các sóng có mạng lưới phủ sóng rộng như VTV1, VTV3, VTC1 vào thời điểm giờ vàng sẽ mang lại hiệu quả rất lớn do thu hút được một lượng lớn người biết đến, đa phần lại là khách hàng mực tiêu và khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

• Quảng cáo trên Radio, tận dụng lợi thế của phương tiện là phạm vi phủ sóng rộng, ngân hàng nên đầu tư thêm vào kênh Xon FM đây là kênh thông tin giải trí khá hấp dẫn và thu hút được số lượng lớn người nghe hiện nay, tuy nhiên việc đưa thông tin lên kênh này cần tiến hành song song với hình thức quảng cáo trên truyền hình để tạo ra mức độ hiệu quả trong quá trình nhận biết thông điệp của đối tượng nhận tin.

• Quảng cáo trên báo, ngân hàng nên tập trung vào những báo có uy tín, lượng người đọc lớn như báo Tiền Phong, báo Tuổi trẻ, báo Lao Động,…

• Quảng cáo trên tạp chí chuyên ngành như Thời báo ngân hàng, tạp chí ngân hàng: Mỗi tháng có một bài viết về Ngân hàng ngoại thương Hà Nội và các sản phẩm/dịch vụ mà ngân hàng đang cung cấp, liên tục trong 12 tháng.

• Quảng cáo ngoài trời: Quảng cáo tấm lớn tại các tuyến đường có mật độ người qua lại đông, dễ quan sát. Thuê địa điểm trong 1 năm và 6 tháng thay nội dung truyền tin 1 lần.

• Quảng cáo trên xe bus: Đây là phương tiện quảng cáo mới mẻ và có nhiều ưu điểm, xe bus là phương tiện giao thông công cộng có thời gian chạy trên đường nhiều do vậy dễ gây được sự chú ý của đối tượng nhân tin. Ngân hàng nên chọn quảng cáo trên những xe bus chạy xuyên tâm trên những tuyến đường đông của Hà Nội.

Đối với quảng cáo hình ảnh Vietcombank, nhắc nhở và thường xuyên gợi nhớ những sản phẩm đã có của mình,… thì ngân hàng nên quảng cáo liên tục trong một thời gian dài. Phương tiện quảng cáo liên tục thích hợp nhất là quảng cáo thông qua các bài viết về ngân hàng trên tạp chí chuyên ngành, quảng cáo ngoài trời, trên các phương tiên giao thông và tại các điểm giao dịch của ngân hàng.

Tuy nhiên, ngân hàng cần cân nhắc việc tăng tần suất quảng cáo, phối hợp các phương tiện quảng cáo phù hợp với chi phí quảng cáo cũng như mục tiêu quảng cáo của ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị marketing Hoạt động quảng cáo của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w