- Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp định lượng để mô tả
4.2. CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC BỆNHVIỆN
DMT tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư năm 2012 bao gồm 222 thuốc phân thành 23 nhóm tác dụng dược lý. Như vậy, cơ cấu DMT tiêu thụ của bệnh viện theo nhóm tác dụng dược lý là khá đa dạng đối với một bệnh viện tuyến huyện.
Qua phân tích DMT tiêu thụ năm 2012 của bệnh viện: nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất: 17,6% về
50
số lượng thuốc trong danh mục và 38% về trị giá sử dụng. Tiếp đó, các nhóm thuốc như: nhóm hóc môn nội tiết tố, thuốc tim mạch; vitamin và khoáng chất; thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc đường tiêu hóa là những nhóm thuốc có số lượng thuốc trong danh mục và trị giá sử dụng chiếm tỉ lệ cao. Điều này là phù hợp với MHBT của bệnh viện. Tuy nhiên, nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng và chống nhiễm khuẩn đang được lựa chọn như một giải pháp phổ biến không chỉ ở BVĐK huyện Vũ Thư mà ở hầu hết các bệnh viện trong cả nước hiện nay.
WHO vẫn khuyến cáo thực trạng kê đơn kháng sinh đáng lo ngại trên toàn cầu, tới mức trung bình 30% - 60% bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh và tỷ lệ này cao gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng. Tại bệnh viện Bạch Mai, số thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ 46,5%, nghĩa là theo đánh giá chuẩn của WHO thì đã có đến một nửa số thuốc kháng sinh sử dụng thừa. Số thuốc được kê không cần thiết này sẽ làm tăng chi phí điều trị, tăng khả năng xuất hiện tác dụng phụ của thuốc và tình trạng kháng kháng sinh. Bên cạnh đó, kháng sinh chỉ là một trong những yếu tố góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn chứ không phải là biện pháp duy nhất. Các biện pháp nâng cao chất lượng vệ sinh bệnh viện, tiệt trùng dụng cụ và bông băng, quần áo, vệ sinh cá nhân của bệnh nhân, đặc biệt là tay nghề của phẫu thuật viên bệnh viện, trình độ chuyên môn của bác sĩ trong việc kê đơn thuốc đóng một vai trò quan trọng. Như vậy, để giảm chi phí kháng thuốc và đạt hiệu quả điều trị cao nhất trong sử dụng kháng sinh, kháng khuẩn, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp và người góp phần thực hiện việc này là cả tập thể nhân viên y tế trong bệnh viện. Bệnh viện cần chú ý trong hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý - an toàn - tiết kiệm để tránh việc sử dụng không đúng, lạm dụng kháng sinh dẫn đến tăng chi phí điều trị và tăng nguy cơ kháng thuốc.
51
Nhóm thuốc hooc môn, nội tiết tố và thuốc điều trị tim mạch, huyết áp có tỷ lệ sử dụng tăng cao cả về số lượng thuốc và giá trị sử dụng tại các bệnh viện đa khoa các tuyến trong một số năm gần đây. Nguyên nhân một phần do mô hình bệnh tật của các bệnh viện đa khoa có xu hướng thay đổi sang các bệnh có liên quan đến chuyển hóa nên lượng thuốc sử dụng nhiều hơn, một phần do quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc cho các bệnh mãn tính [7], bác sỹ kê đơn thuốc dùng trong 1 tháng cho bệnh nhân. Đây là một quy định mang lại quyền lợi cho người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp. Tuy nhiên, các bệnh viện cần xây dựng các phác đồ điều trị và các quy định về kê đơn và giám sát sử dụng các thuốc này, tránh tình trạng lạm dụng và rút thuốc từ nguồn BHYT như một số bệnh viện đã xảy ra.
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, các bệnh viện nên ưu tiên sử dụng thuốc nội. Bởi vì việc sử dụng thuốc nội giúp giảm chi phí điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của bệnh nhân, đồng thời cũng góp phần khuyến khích sản xuất trong nước phát triển. Trong danh mục thuốc tiêu thụ năm 2012 của BVĐK huyện Vũ Thư, thuốc nội chiếm tỷ lệ gần 70% về số lượng và giá trị sử dụng thuốc trong danh mục. Như vậy, bệnh viện đã có ưu tiên trong lựa chọn và cung ứng thuốc nội. So sánh với một số bệnh viện khác như: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, năm 2009 thuốc nội chiếm 46,8% về số lượng thuốc trong danh mục nhưng chỉ chiếm 17,1% về trị giá sử dụng [14], bệnh viện ĐKKV Ngọc Lặc, thuốc nội chiếm 55% về số lượng và 39% về giá trị sử dụng [11] bệnh viện đã chú trọng trong việc lựa chọn và sử dụng thuốc nội . Trên thực tế, ngành công nghiệp Dược Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng kể, tính đến tháng 3 năm 2009: cả nước có 92 nhà máy đạt GMP, các thuốc sản xuất trong nước đã đa dạng hơn về chủng loại, mẫu mã, chất lượng cũng ổn định hơn. Và khi tỷ trọng thuốc nội được sử dụng
52
trong bệnh viện lớn hơn thì sẽ giảm bớt chi phí điều trị cho bệnh nhân mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị.
Thuốc chủ yếu chiếm 98% về số lượng thuốc và giá trị sử dụng thuốc trong danh mục. Như vậy, bệnh viện đã tuân thủ tốt những quy định của Bộ Y Tế về khuyến khích sử dụng thuốc chủ yếu, thuốc thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh, đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho người tham gia BHYT.
Trong DMT của BVĐK huyện Vũ Thư, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ 18% về số lượng và 21% về giá trị sử dụng thuốc trong danh mục và chủ yếu là các vitamin, dung dịch tiêm truyền, kháng sinh dạng phối hợp theo công thức chuẩn đã được chứng minh là có hiệu quả vượt trội. Tuy nhiên, theo chính sách thuốc quốc gia, nên hạn chế đưa thuốc dạng phối hợp vào DMT bệnh viện. Chỉ bổ sung dạng phối hợp khi nó thực sự vượt trội hơn các dạng thuốc đơn lẻ.
Với ưu điểm giá thành rẻ hơn hẳn thuốc phát minh có bản quyền nhưng lại có đầy đủ hoạt chất cần thiết, việc sử dụng thuốc generic mang lại hiệu quả lớn cho cả doanh nghiệp và người bệnh. Trong DMT của BVĐK huyện Vũ Thư, tỷ lệ các thuốc generic chiếm chủ yếu, gần 100%. Điều đó chứng tỏ bệnh viện đã chú trọng trong lựa chọn và sử dụng thuốc vì sử dụng thuốc biệt dược gốc sẽ dẫn đến lãng phí nguồn kinh phí mua thuốc do các thuốc biệt dược gốc thường đắt hơn thuốc generic rất nhiều. Trong DMT của BVĐK huyện Vũ Thư, thuốc tiêm chiếm hơn 25% về số lượng thuốc trong danh mục, và chiếm hơn 62% về trị giá sử dụng. Ưu điểm của đường tiêm là đường đưa thuốc có sinh khả dụng đảm bảo nhất và có thời gian xuất hiện tác dụng ngắn nhất, được sử dụng nhiều trong bệnh viện nhất là các trường hợp bệnh nặng hoặc cấp cứu. Tuy nhiên, đường tiêm cũng có nhiều nhược điểm như: chi phí cao, độ an toàn thấp hơn các đường đưa thuốc khác vì dễ gây sốc (tiêm tĩnh mạch), gây đau, áp
53
xe (tiêm bắp), dễ nhiễm trùng. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 4,7 triệu ca nhiễm virus viêm gan B/C và 160.000 người nhiễm HIV có liên quan đến kê đơn sử dụng thuốc tiêm. Quy chế sử dụng thuốc của Bộ Y Tế đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt, chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh [5]. Vì vậy, bệnh viện nên giảm bớt một số thuốc tiêm trong DMT bệnh viện hoặc hạn chế sử dụng đường tiêm và thay thế bằng các đường dùng khác có thể đáp ứng được nhu cầu điều trị của bệnh nhân.
54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* KẾT LUẬN
Sau khi khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, chúng tôi thu được các kết luận sau:
Bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư đã lựa chọn được một DMTBV tương đối thích ứng với mô hình bệnh tật của bệnh viện. Quy trình lựa chọn xây dựng DMTBV đã tuân thủ được các bước theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới. Tuy nhiên bệnh viện cần cụ thể hoá các tiêu chí lựa chọn thuốc và các tiêu chí để đánh giá các thuốc bổ sung để DMTBV hiệu quả và kinh tế hơn.
Năm 2012, bệnh viện đấu thầu theo hình thức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế tỉnh Thái Bình một năm 1 lần. Kết quả có 61 công ty trúng thầu, 747 thuốc đề nghị trúng thầu, chiếm tỷ lệ 61,5%.
Cơ cấu danh mục thuốc của bệnh viện khá đa dạng, tương đối đầy đủ đối với một bệnh viện đa khoa tuyến huyện. DMTBV năm 2012 gồm 222 thuốc với 23 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 17,8% về số lượng thuốc trong danh mục và 38% về trị giá sử dụng. Thuốc nội chiếm 68% về số lượng trong danh mục và 68,9% về trị giá sử dụng. Thuốc generic chiếm trên 98%về cả số lượng thuốc và trị giá sử dụng. Thuốc có trong DMT chủ yếu do BYT ban hành năm 2011, chiếm 98% về số lượng thuốc trong danh mục . Thuốc đa thành phần chiếm 18% về số lượng thuốc trong danh mục và 21% về trị giá sử dụng. Thuốc dạng tiêm chiếm 25% về số lượng thuốc nhưng chiếm 62% về trị giá sử dụng.
55
* KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Qua những phân tích, bàn luận về DMT tiêu thụ của BVĐK huyện Vũ Thư năm 2012 ở trên. Đề tài xin đưa ra một số đề xuất để HĐT&ĐT của bệnh viện xem xét trong việc xây dựng DMTBV.
- HĐT&ĐT của bệnh viện cần xem xét việc sử dụng các thuốc thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh dẫn đến tăng chi phí điều trị của bệnh nhân, tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và tăng khả năng kháng thuốc.
- Nhóm thuốc nhóm A, đặc biệt là nhóm thuốc vitamin và chất khoáng là nhóm thuốc hỗ trợ điều trị nhưng chiếm trị giá sử dụng cao. Do đó, bệnh viện cần xem xét việc sử dụng nhóm thuốc này, tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Đồng thời, có thể thay thế các thuốc đắt tiền ở nhóm A bằng các thuốc có cùng hoạt chất nhưng có giá thấp hơn thuộc nhóm B, C.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2006), Giáo trình pháp chế hành nghề dược, , Trường Đại học Dược Hà Nội, pp.
2. Bộ Y Tế - Bộ Tài chính, Thông tư số 10/2007 TTLT-BYT-BTC hướng dẫn tổ chức đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. 2007. 3. Bộ Y tế, Thông tư số 21/2013/TT-BYT hướng dẫn về việc tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện. 2013.
4. Bộ Y tế, Thông tư số 31/2012/TT-BYT hướng dẫn công tác Dược lâm sàng bệnh viện. 2012.
5. Bộ Y tế, Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh và theo quy định của bệnh viện. 2011.
6. Bộ Y tế, Thông tư số 31/2011/TT-BYT về danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, . 2011.
7. Bộ Y tế, Quy định kê đơn thuốc ngoại trú, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Editor. 2008.
8. Bộ Y tế (2001), Bảng phân loại Quốc tế bệnh tật ICD-10,, Nhà xuất bản Y Học., pp.
9. Cục Quản lý Dược, Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và định hướng, trọng tâm công tác năm 2011. 2011.
10. Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, Hội thảo chuyên đề - Đánh giá vai trò Hội đồng thuốc và điều trị". 2009.
11. Nghiêm Thị An (2010), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa năm 2009, Đại học Dược Hà Nội.
12. Nguyễn Thanh Bình (2001) (2001), Dịch tễ dược học, , Trường Đại Học Dược Hà Nội, pp.
13. Phạm Lương Sơn (2012), Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế cho các cơ sở khám chữa bệnh công lập ở Việt Nam, Trường Đaị học Dược Hà Nội.
14. Phạm Thị Mận (2011), Phân tích danh mục thuốc bệnh viện tại bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2010, Đại học Dược Hà Nội.
15. Management Sciences for Health, Drug and Therapeutics Committee Training Course, 2007: World Health Organization
16. WHO (2004), Drug and Therapeutic Committee: a practical guide World Health Organization, pp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________________
BÁO CÁO SỬA CHỮA LUẬN VĂN DSCK CẤP I KHÓA 14 Kính gửi: - Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I
- Phòng Sau Đại học trường đại học Dược Hà Nội - Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên học sinh: Vũ Văn Huỳnh
Tên đề tài: Khảo sát một số hoạt động cung ứng thuốc tại BVĐK huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2012.
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý Dược. Mã số: CK60720412
Đã bảo vệ luận văn tốt nghiệp DSCK cấp I vào hồi 10 giờ 15 phút ngày 9 tháng 9 năm 2014 tại trường Cao đẳng Dược Phú Thọ. Quyết định số 671/QĐ-DHN ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Hiệu trưởng Trường đại học Dược Hà Nội.
NỘI DUNG SỬA CHỮA, HOÀN CHỈNH
Những nội dung đã sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng
1. Trang bìa chính, phụ, nội dung của luận văn đã căn chỉnh theo đúng yêu cầu của Luận văn.
2. Tên đề tài cũ: “Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”.
Tên đề tài sửa: “Khảo sát một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình”.
3. Bỏ bảng: “Mười bệnh mắc tỷ lệ cao nhất ở Việt Nam” (trang 4) (Vì số liệu cũ).
4. Bổ sung số liệu bảng 3.1 (trang 28) về thông tin giá trị tiền thuốc năm 2011.
5. Bỏ bảng 3.6 (trang 32): Các thành phần của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện năm 2012.
6. Bỏ hình 3.2 (trang 35): Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc tại Sở Y tế Thái Bình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Xác nhận của cán bộ hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Học viên