PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNHVIỆN NĂM 2012

Một phần của tài liệu Khảo sát một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 33)

- Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp định lượng để mô tả

3.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNHVIỆN NĂM 2012

- Số lượng thuốc có trong DMT bệnh viện.

- % số lượng thuốc nội và thuốc ngoại có trong DMT bệnh viện - % số lượng thuốc kháng sinh trong DMT bệnh viện

26

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả các bước xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện

3.1.1. Tình hình xây dựng DMT của BVĐK huyện Vũ Thư

Xây dựng DMT bệnh viện là nền tảng cho việc quản lý dược tốt và sử dụng thuốc hợp lý. Lựa chọn thuốc để xây dựng DMT bệnh viện là khâu đầu tiên và quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện. Một DMT hợp lý sẽ giúp tiếc kiệm được chi phí, tăng hiệu quả điều trị từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ y tế.

Tại BVĐK huyện Vũ Thư, DMTBV được xây dựng mỗi năm một lần, bệnh viện rà soát, xem xét, bổ sung, loại bỏ thay thế thuốc trong DMTBV để phù hợp với thực tế điều trị. DMT bệnh viện được HĐT&ĐT của bệnh viện xây dựng và được giám đốc bệnh viện phê duyệt.

Mặt khác, đến nay (năm 2014), bệnh viện vẫn chưa có phác đồ điều trị chuẩn nào được xây dựng chính thức tại Bệnh viện. Điều này dẫn đến việc xây dựng DMTBV còn thiếu căn cứ khoa học. Bởi vì nếu chỉ đơn thuần tuân thủ theo DMT sẽ không cải thiện chất lượng điều trị nếu như việc lựa chọn thuốc không dựa trên các hướng dẫn điều trị chuẩn. Thật là lý tưởng nếu như danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng trên cơ sở các hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp tại bệnh viện.

Nguồn thông tin để đánh giá, lựa chọn thuốc tại bệnh viện còn hạn chế, không đầy đủ và cập nhật. Đây cũng là một trong những khó khăn, thách thức của bệnh viện.

3.1.2 Các bước xây dựng DMTBV tại bệnh viện đa khoa huyện Vũ Thư

Vào tháng 10 hàng năm, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán tổng hợp số liệu về số lượng thuốc, tổng số tiền đã sử dụng trong năm trước, khoa Dược tổng hợp các đề nghị bổ sung thuốc vào DMTBV, sau đó

27

trưởng khoa dược tổng hợp và báo cáo tại cuộc họp của Hội đồng thuốc và điều trị.

Hoạt động lựa chọn và mua thuốc sử dụng tại BV huyện Vũ Thư được mô phỏng theo sơ đồ sau:

HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ Danh mục thuốc BV DMT đấu thầu Tổ chuyên gia đấu thầu

DMT trúng thầu tại Sở Y tế

Tổ chức

đấu thầu Tổchuyên

gia đấu thầu

Hình 1.1.3. Quy trình xây dựng DMT thuốc tại BV huyện Vũ Thư

Các căn cứ vàThông tin - Phòng TCKT:

Nguồn kinh phí: ngân sách, bảo hiểm, viện phí - Phòng kế hoạch tổng hợp: mô hình bệnh tật

- Khoa lâm sàng, cận lâm sàng

Tình hình điều trị Nhu cầu thuốc: bổ sung thuốc mới hoặc loại bỏ thuốc

- Khoa Dược

DMT và số liệu thống kê sử dụng của năm trước; đề nghị bổ sung thuốc từ các khoa lâm sàng Sở Y tế tập hợp DMT toàn tỉnh DMT sử dụng tại bệnhviện Căn cứ: -Chính sách quốc gia về thuốc - DMT thiết yếu - DMT chủ yếu - Phân tuyến kỹ thuật của BV

28

Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) xem xét, đánh giá dựa trên một số tiêu chí để lựa chọn các thuốc bổ sung, loại bỏ khỏi DMTBV trong năm tiếp theo.

Do đặc thù của tỉnh Thái Bình tiến hành đấu thầu tập trung nên HĐT&ĐT của bệnh viện chỉ đánh giá, lựa chọn các thuốc theo tên hoạt chất, sau đó theo như kết quả đấu thầu tại Sở y tế tỉnh mà mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn các biệt dược đã trúng thầu của từng hoạt chất vào Danh mục thuốc của Bệnh viện.

Khoa Dược của Bệnh viện thường xuyên theo dõi các thông tin thuốc giả thuốc kém chất lượng do Cục Quản Lý Dược Việt Nam. Cán bộ của bộ phận thông tin thuốc sẽ kiểm tra các thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện. Nếu có các thuốc trong danh sách các thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc kém chất lượng, bệnh viện sẽ thu hồi toàn bộ số thuốc và gửi lên Sở Y Tế tỉnh, ngừng hoạt động cung ứng thuốc đình chỉ, kém chất lượng trong toàn bệnh viện.

3.1.2.1. Thu thập thông tin

Tháng 10 năm hàng năm, khoa Dược, Phòng TCKT, Phòng kế hoạch tổng hợp tổng hợp số liệu về số lượng thuốc và tổng tiền thuốc đã sử dụng năm trước (từ tháng 10 năm trước đến tháng 10 năm sau). Sau đó, Trưởng Khoa dược thu thập đầy đủ các thông tin giới thiệu cho HĐT&ĐT. Các thông tin thu thập trong báo cáo tại cuộc họp của HĐT&ĐT bao gồm:

- Tổng giá trị tiền thuốc/năm - Số lượng thuốc đang sử dụng - Giá trị thuốc bị hủy/năm - Báo cáo thuốc bị thu hồi - Báo cáo thuốc hết hạn

29

a, Thông tin về giá trị tiền thuốc:

Để dự trù được kinh phí của năm sau, thông tin về giá trị tiền thuốc được đưa ra trong cuộc họp của HĐT&ĐT là cơ sở để dự trù kinh phí cho năm sau. Các thông tin này được thể hiện qua bảng 1.1.3

Bảng 1.1.3: Nội dung thông tin về giá trị tiền thuốc năm 2011

Đơn vị: triệu đồng

STT Các thông tin Số liệu

1 Tổng giá trị tiền thuốc dự kiến sử dụng trong năm tới 10,000 2 Tổng số tiền mua thuốc năm 2011 8,251 3 Tổng các nguồn thu từ viện phí 2,061 4 Tổng các nguồn thu từ ngân sách nhà nước 6,126 5 Tổng các nguồn thu từ bảo hiểm y tế 13,794 6 Tổng chi phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện 21,969

Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy:

Bệnh viện đã có thu thập các thông tin về giá trị tiền thuốc sử dụng trong năm trước và các nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện. Bệnh viện cũng đã có kế hoạch về kinh phí mua thuốc trong năm tiếp theo. Các thông tin trên là cơ sở để HĐT&ĐT quyết định lựa chọn thuốc sử dụng tại bệnh viện hợp lý với nguồn kinh phí sử dụng tại bệnh viện.

b, Thông tin về DMT năm trước

Những thông tin về DMTBV đã xây dựng năm trước và số thuốc đang được sử dụng được thể hiện qua bảng 2.1.3 và bảng 3.1.3 như sau:

30

Bảng 2.1.3. Thông tin thu thập về sử dụng thuốc năm 2011

TT Nội dung thông tin Số liệu

1 - Tổng số hoạt chất

- Tổng số thuốc (cả generic và biệt dược) trong danh mục - Số lượng, tỷ lệ các dạng thuốc trong DMTBV (ống, viên, gói, …) - Thuốc pha chế tại bệnh viện

182 222 166 0 Nhận xét: Nội dung thông tin về DMTBV đang sử dụng tại bệnh viện cho thấy bệnh viện đã chủ động rà soát danh mục thuốc, nắm được số lượng thuốc và các loại thuốc đang sử dụng tại bệnh viện

Việc rà soát DMTBV hàng năm giúp bệnh viện chủ động trong việc sửa đổi, bổ sung thuốc kip thời, đảm bảo cho việc điều trị và tránh lãng phí. Để đánh giá được tình hình sử dụng DMT hiện có, Thư ký của HĐT&ĐT đã thu thập số thuốc có trong DMT hiện có đang được sử dụng và không được sử dụng trong năm được thể hiện qua bảng 3.1.3 như sau:

Bảng 3.1.3. Số thuốc đang được sử dụng và không được sử dụng tại Bệnh viện năm 2012

TT Nội dung thông tin Số liệu

1

Tổng số thuốc đang được sử dụng

Trong đó:

- Số thuốc mua theo DMT trúng thầu - Số thuốc ngoài DMT trúng thầu - Số thuốc pha chế tại bệnh viện

220 2 0

2

Tổng số thuốc trong DMT không được sử dụng

Trong đó

- Số thuốc có trong DMT trúng thầu năm 2011 không được sử dụng

- Số thuốc tồn đầu năm không được sử dụng

21 3

31

Nhận xét: Những thông tin trên dùng để HĐT&ĐT làm căn cứ lựa chọn thuốc vào trong DMTBV trong năm tiếp theo.

Với các thuốc đang sử dụng ổn định tại bệnh viện, HĐT&ĐT tiếp tục lựa chọn các thuốc này trong DMTBV năm tới. Với các thuốc mua ngoài thầu trong năm, HĐT&ĐT đã cân nhắc sự cần thiết của thuốc đối với nhu cầu điều trị và quyết định bổ sung các thuốc này trong năm 2012. Với các thuốc trong DMTBV nhưng không được sử dụng, HĐT&ĐT xem xét các lí do cụ thể để cân nhắc việc loại hay giữ lại các thuốc trên.

Với các thuốc không được sử dụng tại bệnh viện, HĐT&ĐT cân nhắc về sự phù hợp của các thuốc trên với mô hình bệnh tật tại bênh viện để quyết định giữa lại hay loại bỏ thuốc đó ra khỏi DMTBV.

c, Nội dung thuốc hủy trong năm

Bảng 4.1.3. Nội dung thông tin thuốc hủy

TT Nội dung thông tin Số liệu

1 Số lượng thuốc ít được sử dụng nhưng cần phải có

dự trữ bị huỷ 2

2 Số lượng thuốc huỷ do không được sử dụng 2 3 Số lượng thuốc huỷ do thu hồi thuốc 0 4 Số lượng thuốc huỷ do vỡ/hỏng 3 5 Số lượng thuốc huỷ do hết hạn sử dụng 1 Tổng số lượng thuốc huỷ năm 2011 8 Nhận xét: Thông tin giá trị thuốc huỷ, hỏng vỡ, hết hạn phải huỷ tại bệnh viện vừa làm rõ nguyên nhân huỷ thuốc, vừa làm là căn cứ để loại bỏ một số thuốc ít sử dụng hoặc không phù hợp trong DMTBV. Thông tin thuốc huỷ cũng giúp HĐT&ĐT xây dựng các quy định bảo quản, tồn trữ thuốc hợp lý hơn, tránh để các thuốc hỏng vỡ, hết hạn.

32

Với 8 thuốc huỷ trong năm 2011 với các nguyên nhân khác nhau, HĐT&ĐT cân nhắc về việc dự trữ và bảo quản thuốc trong năm 2012.

d, Một số thông tin khác

Các thông tin khác được thu thập thể hiện qua bảng 5.1.3 như sau:

Bảng 5.1.3. Các thông tin khác

STT Nội dung thông tin Số liệu

1 Số lượng các ca tử vong do thuốc trong năm 0 2 Các thuốc bị cấm sử dụng trong năm 1 3 Các thuốc có trong DMT bị cấm lưu hành trong năm 1 4 Các báo cáo ADR thu thập được trong năm 2

Nhận xét: Những thông tin về số lượng các ca tử vong do thuốc, các thuốc bị cấm sử dụng, cấm lưu hành và ADR là cần thiết để HĐT&ĐT đánh giá loại bỏ các thuốc đó ra khỏi DMT trong năm sau.

Tất cả những thông tin trên được thư ký HĐT&ĐT tổng hợp, trình HĐT&ĐT xem xét khi đánh giá lựa chọn thuốc. Các nhà quản lý thấy sẽ giảm được chi phí mua thuốc thông qua quản lý DMT. Vì vậy đánh giá DMT của năm trước để xây dựng DMT năm sau là hết sức cần thiết.

3.1.2.2. Bước 2: Lấy ý kiến đóng góp của các khoa sử dụng thuốc

Khoa Dược đưa ra DMT đang được sử dụng năm trước của các khoa và đề nghị các khoa dự trù và có thể bổ sung thêm hoặc loại bỏ các thuốc trong danh mục năm sau. Chỉ có các Bác sĩ, dược sĩ mới được quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong danh mục. Bản yêu cầu bằng văn bản được gửi cho thư ký của HĐT&ĐT. Sau đó, thư ký của HĐT&ĐT tổng hợp dự trù của các khoa phòng.

Hầu hết các khoa/phòng đề nghị bổ sung thuốc vào DMTBV đều theo tên biệt dược. Các bản yêu cầu sử dụng thuốc ngoài danh mục và giấy đề nghị bổ sung thuốc vào DMT bệnh viện của các khoa/phòng thì hầu hết

33

các bản yêu cầu này đều được làm theo kiểu giấy dự trù mà không có mẫu chính thức nào. Trên các bản đề xuất này đều có chữ ký của trưởng các Khoa/phòng. Hầu hết các khoa/phòng đều không có yêu cầu loại bỏ thuốc ra khỏi DMTBV.

3.1.2.3. HĐT&ĐT họp để xây dựng các nguyên tắc quản lý DMT và đánh giá lựa chọn các thuốc vào DMTBV

a, HĐT&ĐT bệnh viện

Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập HĐT&ĐT gồm 12 thành viên:

Chủ tịch hội đồng là giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa dược là phó chủ tịch hội đồng và đã có trưởng một số khoa lâm sàng, trưởng phòng tài chính là ủy viên hội đồng.

HĐT&ĐT bệnh viện đã thành lập theo đúng hướng dẫn Bộ Y tế tại thông tư số 08/1997/TT-BYT về cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, HĐT&ĐT bệnh viên chưa quy định rõ các chức năng, nhiệm vụ của hội đồng và các thành viên trong hội đồng.

b, Đánh giá, lựa chọn các thuốc vào trong DMTBV

Trưởng Khoa dược tổng kết các thông tin đã thu thập và báo cáo trong cuộc họp của HĐT&ĐT. Các thành viên trong HĐT&ĐT đã đánh giá, lựa chọn các thuốc thông qua việc:

- Đánh giá những yêu cầu bổ sung thuốc mới và loại bỏ thuốc hiện có trong danh mục

- Đánh giá những thuốc đã được sử dụng ngoài DMT bệnh viện. - Đánh giá thuốc dựa trên các nguyên tắc đã được HĐT&ĐT đưa ra. Do HĐT&ĐT bệnh viện chưa xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc một cách cụ thể nên việc lựa chọn thuốc vào trong DMT bệnh viện chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sử dụng của các bác sĩ và các thông tin thu thập của

34

trưởng khoa . Với một số thuốc mới yêu cầu bổ sung và cần phải tra cứu thông tin, thư ký HĐT&ĐT tìm hiểu qua Dược thư quốc gia, Mim, Vidal, thuốc biệt dược, tờ rơi… và thị trường để đánh giá chi phí. Tuy nhiên, để có được một DMT hợp lý, an toàn và hiệu quả, HĐT&ĐT của bệnh viện cần xây dựng các tiêu chí đánh giá lựa chọn các thuốc vào DMT bệnh viện một cách thống nhất và đầy đủ.

3.1.2.4. HĐT&ĐT xây dựng kế hoạch đấu thầu thuốc

Sau khi thống nhất DMTBV, HĐT&ĐT tiếp tục tiến hành cuộc họp thông qua kế hoạch đấu thầu thuốc trước khi gửi lên Sở Y tế để đấu thầu tổng hợp.

Bệnh viện xây dựng 4 gói thầu thuốc: gói thầu kháng sinh, gói thầu dịch truyền, gói thầu các thuốc khác và gói thầu thuốc đông dược.

+ Nguồn vốn: nguồn ngân sách nhà nước

+ Hình thức lựa chọn nhà thầu: đấu thầu rộng rãi trong nước + Phương thức đấu thầu: 01 túi hồ sơ, xét thầu theo từng mặt hàng + Thời gian tổ chức đấu thầu: 1 năm 1 lần

+ Hình thức hợp đồng: trọn gói

+ Thời gian thực hiện hợp đồng: 12 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng - Xác định số lượng từng mặt hàng qua việc xác định nhu cầu thuốc: căn cứ vào lượng thuốc đã sử dụng năm trước, dự đoán những thay đổi về nhu cầu sử dụng trong năm tới qua phân tích MHBT, thay đổi chế độ BHYT…

- Xây dựng giá kế hoạch cho từng mặt hàng, bệnh viện đã tham khảo qua:

+ Giá thuốc trúng thầu năm trước tại bệnh viện

+ Giá những mặt hàng thuốc đã trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của các cơ sở y tế công lập do Cục Quản lý Dược Việt Nam cập nhật và

35

thông báo trên trang thông tin điện tử của ngành y tế (Website của Cục Quản lý Dược Việt Nam).

+ Bảng báo giá kế hoạch của các Công ty cung ứng + Giá bán thực tế trên thị trường

+ Giá kê khai và kê khai lại với Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế. - Kế hoạch đấu thầu của Bệnh viện được trình lên Sở Y Tế phê duyệt

Nhận xét: Sở Y tế đã lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi từ đó không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự đấu thầu. Đồng thời giá kế hoạch bệnh viện xây dựng như vậy là tương đối sát với giá thực tế có thể mua.

Tuy nhiên, đấu thầu thuốc ngày càng chặt chẽ, đây cũng là những trở ngại cho các bệnh viện, đặc biệt các bệnh viện tuyến huyện.

Kết quả phỏng vấn Chủ tịch HĐT&ĐT bệnh viện cho thấy: “Điều khó khăn nhất trong xây dựng giá kế hoạch là có rất nhiều mặt hàng khác nhau cho một tên generic nên khó lựa chọn giá kế hoạch cho mặt hàng nào thích hợp nhất cho bệnh viện, phù hợp với quy định của Bộ y tế ”.

3.1.2.5 Kết quả đấu thầu tại Sở Y tế tỉnh Thái Bình năm 2012

Bảng 6.1.3. Kết quả đấu thầu tại Sở Y tế tỉnh Thái Bình năm 2012

I Nhà thầu: Số lượng

nhà thầu Tỷ lệ %

1 Tổng số nhà thầu tham gia dự thầu 84 100 2 Tổng số nhà thầu được đề nghị trúng thầu 61 72.6 3 Số nhà thầu không trúng thầu 23 27.4

II Danh mục thuốc thầu

1 Tổng số thuốc được đưa ra chào thầu 1214

Một phần của tài liệu Khảo sát một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện vũ thư tỉnh thái bình (Trang 33)