- Áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp định lượng để mô tả
3.2.1. Phân tích cơ cấu DMT
3.2.1.1. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý
Cơ cấu DMT của BVĐK huyện Vũ Thư theo nhóm tác dụng dược lý được thể hiện qua bảng 1.2.3 và biểu đồ 1.2.3 sau:
37
Bảng 1.2.3. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý
Đơn vị: triệuđồng
Stt Nhóm thuốc SLDM TL% Giá trị TL%
1 Thuốc gây tê, mê 3 1,4 25,5 0.3
2 Thuốc NSAIDs 23 10,4 660,4 8.5 3 Thuốc chống dị ứng 5 2,3 12,9 0.2 4 Thuốc giải độc 1 0,5 1,1 0.0 5 Thuốc chống co giật, chống động kinh 3 1,4 32,8 0.4 6 Thuốc chống nhiễm khuẩn 39 17,6 2944,4 38.0
7 Thuốc điều trị đau nửa
đầu, chóng mặt 1 0,5 5,5 0.1
8 Thuốc điều trị ung thư 1 0,5 7,5 0.1 9 Thuốc tác dụng đối với
máu 7 3,2 245,8 3.2 10 Thuốc tim mạch 28 12,6 944,1 12.2 11 Thuốc điều trị bệnh da liễu 8 3,6 36,1 0.5 12 Thuốc dùng chẩn đoán 1 0,5 0,1 0.0 13 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 1 0,5 23,5 0.3
14 Thuốc lợi tiểu 2 0,9 1,3 0.0
15 Thuốc đường tiêu hóa 18 8,1 361,9 4.7
16 Hocmon, nội tiết 16 7,2 1,375,7 17.8
17 Thuốc giãn cơ 2 0,9 3,9 0.1
18 Thuốc điều trị bệnh mắt,
tai mũi họng 11 5,0 128,4 1.7
19 Thuốc có tác dụng thúc đẻ
38
20 Thuốc chống rối loạn tâm
thần 5 2,3 19,4 0.3
21 Thuốc tác dụng trên
đường hô hấp 10 4,5 160,9 2.1
22 Dung dịch điều chỉnh
nước, điện giải, 12 5,4 139,4 1.8
23 Khoáng chất và vitamin 20 9,0 582,5 7.5
Tổng: 222 100 7744,7 100.0
Hình 1.2.3: . Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý
Nhận xét:
Danh mục thuốc bệnh viện gồm 222 thuốc, phân thành 23 nhóm theo tác dụng dược lý. Trong đó tập chung chủ yếu vào 10 nhóm nhóm thuốc chính được thể hiện qua bảng 2.2.3 sau:
39
Bảng 2.2.3. 10 nhóm thuốc chính trong DMT năm 2012
Đơn vị: triệu đồng
Stt Nhóm thuốc SLDM TL% Giá trị TL%
1 Thuốc chống nhiễm khuẩn 39 17,6 2944,4 38.0
2 Hocmon, nội tiết 16 7,2 1,375,7 17.8
3 Thuốc tim mạch 28 12,6 944,1 12.2
4 Thuốc NSAIDs 23 10,4 660,4 8.5
5 Khoáng chất và vitamin 20 9,0 582,5 7.5
15 Thuốc đường tiêu hóa 18 8,1 361,9 4.7 7 Thuốc tác dụng đối với máu 7 3,2 245,8 3.2 8 Thuốc tác dụng trên đường
hô hấp 10 4,5 160,9 2.1
9 Dung dịch điều chỉnh nước,
điện giải, 12 5,4 139,4 1.8
10 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai
mũi họng 11 5,0 128,4 1.7
Nhận xét:
Nhìn vào bảng trên ta thấy nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất về số lượng danh mục và giá trị sử dụng là nhóm thuốc kháng khuẩn, chiếm 17,6% về số lượng thuốc và 38% về giá trị sử dụng. Nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm 17,8% về giá trị sử dụng.
Bên cạnh đó, các nhóm thuốc: Tim mạch, nhóm chống viêm giảm đau, nhóm Vitamin và khoáng chất, nhóm thuốc điều trị đường tiêu hoá cũng chiếm tỷ lệ cao về số lượng thuốc và giá trị sử dụng.
3.2.1.2. Cơ cấu thuốc nội - thuốc ngoại trong DMT bệnh viện
Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại trong DMT năm 2012 của BVĐK Vũ Thư được thể hiện tại bảng 3.2.3 sau:
40
Bảng 3.2.3. Tỷ lệ thuốc nội - thuốc ngoại trong DMT bệnh viện năm 2012 Đơn vị: triệu đồng
STT Cơ cấu SLDM TL% Trị giá TL %
1 Thuốc nội 153 68.92 6469,3 69.38 2 Thuốc ngoại 69 31.08 2854,7 30.62
3 Tổng 222 100.00 9324,0 100.00
Hình 2.2.3: Cơ cấu thuốc nội - thuốc ngoại trong DMTBV năm 2012
Nhận xét:
Theo chỉ tiêu đề ra của Bộ Y tế, tỷ lệ thuốc nội trong danh mục thuốc của các bệnh viện phải chiếm trên 70%. Bởi vì việc sử dụng thuốc nội sẽ làm giảm chi phí cho bệnh nhân đồng thời cũng góp phần khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.
Khi xây dựng DMT, bệnh viện đã rất quan tâm đến việc ưu tiên sử dụng thuốc nội. Đặc biệt trong quá trình lựa chọn thuốc vào danh mục, với một số mặt hàng thuốc, bệnh viện đã kết hợp lựa chọn cả thuốc đắt tiền (thường là thuốc ngoại nhập) và thuốc rẻ tiền (thường là thuốc nội) để các
41
bác sỹ có thể sử dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân nhằm giảm chi phí tối đa mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị.
3.2.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo tên generic – tên biệt dược gốc
Tỷ lệ thuốc theo tên gốc và tên biệt dược được thể hiện qua bảng 4.2.3. sau đây
Bảng 4.2.3. Tỷ lệ thuốc theo tên generic – tên biệt dược gốc trong DMTBV Đơn vị: triệu đồng
STT Nội dung SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ %
1 Thuốc theo tên generic 187 84,2 9307,2 99,8 2 Thuốc biệt dược gốc 35 15,8 15,8 0,2
Tổng số 222 100 9324,0 100
Hình 3.2.3: Tỷ lệ thuốc theo tên generic – tên biệt dược gốc trong DMTBV
Nhận xét
Kết quả phân tích ở trên cho thấy, thuốc mang tên generic chiếm tỷ lệ cao về cả số lượng và giá trị sử dụng trong DMTBV. Các thuốc biệt dược
42
gốc là một số thuốc trong nhóm thuốc tim mạch, thuốc có tác dụng với máu và nhóm hoc mon, nội tiết tố.
3.2.1.4. Tỷ lệ thuốc có trong DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành
Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong DMTBV năm 2012được thể hiện qua bảng 5.2.3:
Bảng 5.2.3. Tỷ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc của bệnh viện năm 2012 Đơn vị: triệu đồng
TT Cơ cấu SLDM TL% Trị giá TL %
1 Thuốc có trong DMT chủ yếu 219 98,6 9319,2 99,9 2 Thuốc không có trong DMT
chủ yếu 3 1,4 4,8 0,1
Tổng số 222 100 9324,0 100
Nhận xét:
Khi xây dựng DMTV, bệnh việnđa khoa huyện Vũ Thư đã dựa trên DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành. Vì vậy, tỷ lệ thuốc nằm ngoài DMT do Bộ Y tế ban hành rất thấp, chiếm 1,4% về số lượng và 0,1% về giá trị sử dụng. Các thuốc này là các thuốc hỗ trợ điều trị và thuốc phối hợp.
3.2.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần
Tỷ lệ thuốc đa thành phần trong DMTBV năm 2012 được thể hiện qua bảng 6.2.3 sau:
Bảng 6.2.3. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong DMT Đơn vị: triệu đồng
TT Cơ cấu SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ %
1 Thuốc đơn thành phần 181 81,5 7318,9 78,5 2 Thuốc đa thành phần 41 18,5 2005,1 21,5
43
Nhận xét:
Có thể lựa chọn các thuốc dạng phối hợp vào trong DMT bệnh viện nếu những thuốc đó có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh. Hơn thế nữa, chỉ nên sử dụng các thuốc dạng phối hợp khi chúng có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với các thuốc ở dạng đơn chất.
Trong DMTBV của BVĐK huyện Vũ Thư, các thuốc đa thành phần chiếm 18,5% về số lượng và 21,5% về giá trị sử dụng. Các thuốc này chủ yếu là thuốc Vitamin, thuốc kháng sinh và một số thuốc mắt, thuốc tai mũi họng.
3.2.1.6. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm
Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT của bệnh viện được thể hiện qua bảng 7.2.3 sau:
Bảng 7.2.3. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT năm 2012 Đơn vị: triệu đồng
STT Cơ cấu SLDM TL% Trị giá TL %
1 Thuốc dạng uống, dạng khác 166 74,8 3613,0 38,8 2 Thuốc dạng tiêm 56 25,2 5711,0 61,2
4 Tổng số 222 100 9324,0 100
Nhận xét:
Cơ cấu thuốc dạng tiêm chiếm 25,2% tỷ lệ về số lượng thuốc nhưng chiếm tới 61,2% về giá trị sử dụng. Kết quả phân tích cho thấy bất cập trong việc sử dụng thuốc tiêm truyền tại bệnh viện.
Các thuốc dạng uống và dạng khác (thuốc dạng viên đặt, thuốc dùng ngoài) mặc dù chiếm tỷ lệ cao về số lượng (74,8%) nhưng chỉ chiếm 38,8% về giá trị sử dụng.
44