Kế hoạch giám sát, đánh giá 1 Giám sát

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn lý thuyết truyền thông (Trang 26 - 30)

8.1 . Giám sát

8.1.1. Chủ quan :

Trước hết, phải lập ra một ủy ban chuyên kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện chiến dịch truyền thông. Yêu cầu của ủy ban này là: có đủ năng lực, chuyên môn để thực hiện quá trình giám sát trong suốt thời gian thực hiện chương trình truyền thông này. Xem nó có thực hiện trách nhiệm giám sát nghiêm túc hay không? Còn có chỗ nào thiếu sót hay không? Có đảm bảo với mục tiêu đã đề ra và phản ứng của dư luận với chương trình truyền thông này ra sao ?

Cần theo dõi sát sao quá trình thực hiện và phản ứng của dư luận. Bên cạnh đó, cũng thường xuyên lắng nghe những ý kiến từ người tiếp nhận truyền thông: ở đây, cụ thể là sinh viên và những đối tượng có tác động tới nhận thức và hành động của sinh viên. Luôn nghiêm túc khi thực hiện dự án, từ đó mới tăng khả

năng thuyết phục cũng như gây dựng niềm tin nơi đối tượng tiếp nhận. Phải thường xuyên điều chỉnh nội dung, cũng như hình thức cho phong phú, đa dạng từ đó mới thu hút, hấp dẫn được sự quan tâm của nhiều đối tượng, thành phần khác nhau, từ đó nhân rộng phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả của dự án truyền thông. Bên cạnh đó, cũng kịp thời phát hiện những mặt còn tồn tại để sửa chữa cho hợp lý, đảm bảo đúng tiến độ và mục tiêu của dự án truyền thông.

8.1.2. Khách quan

Theo dõi phản ứng của dư luận xã hội về dự án truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: các loại hình báo chí, truyền hình, internet và đông đảo dư luận (mà chủ yếu là ở đối tượng tiếp nhận). Nếu ta nhận được phản hồi tốt từ đối tượng tiếp nhận, tức là dự án truyền thông của ta đã đạt thành công, đạt được mục tiêu cơ bản ban đầu. Từ đó tiếp tục phát huy các biện pháp. Nếu phản hồi từ đối tượng tiếp nhận không tốt, ta phải ngay lập tức điều chỉnh lại các hoạt động cũng như các phương pháp sử dụng trong quá trình làm dự án truyền thông, từ đó mới thuđược hiệu quả như mong muốn.

8.2. ĐánhgiáTiêu chí đánh giá Tiêu chí đánh giá

Từ truyền hình :

 Dư luận có quan tâm đến cách hoạt động trong chương trình truyền thông nếp sống văn minh hay không ?

 Phản hồi về dự án như thế nào ?

 Dự án có truyền tải được nội dung thông điệp của chương trình truyền thông tới đối tượng tiếp nhận hay không ?

 Tỉ lệ số người trong nhóm đối tượng quan tâm tới các kế hoạch, hoạt động của dự án truyền thông là bao nhiêu ?

 Tỉ lệ số người trong nhóm đối tượng tham gia? Phản ứng của họ tích cực hay tiêu cực?

Từ internet :

 Bao nhiêu người đọc bài viết về các kế hoạch truyền thông, các hoạt động cụ thể cho kế hoạch truyền thông ?

 Thời gian họ xem những trang web của chương trình truyền thông?

 Những trang web mà họ hay theo dõi ?

 Tỷ lệ số người quay lại những website của chương trình truyền thông ?

 Phán ứng của dư luận là tích cực/tiêucực ?

Từ các sự kiện, cuộc thi được tổ chức :

 Số lượng người biết đến những cuộc thi nào là bao nhiêu ?

 Số lượng tham gia? Thái độ tham gia?

 Thông qua các cuộc thi, mọi người có hiểu them về thông điệp mà chương trình truyền thông muốn gửi đến hay không ?

 Phản ứng của họ khi tham gia các hoạt động này? Có muốn nhân rộng nó ra hay không ?

KẾT LUẬN

Kế hoạch truyền thông lần này, với số vốn nhất định, trên 3 trường đại học lớn khu vực Cầu Giấy: ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Quốc Gia, học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong khoảng thời gian 3 tháng đã đem lại hiệu quả khá lớn. Căn cứ vào thời điểm thực hiện chương trình truyền thông, tức là khi các trường đang tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa mới. Đây chính là thời điểm thích hợp nhất cho các bạn tân sinh viên làm quen với môi trường sống văn minh trên giảng đường đại học, cũng là cơ hội, thách thức cho chương trình truyền thông.

Để hoạt đông truyền thông thu được kết quả cao, ngoài sự nỗ lực, sang tạo của các thành viên trong nhóm truyền thông còn có sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức như :

 Các cơ quan: Ban văn hóa Trung ương, ban văn hóa thể thao và du lịch, các trường học….

 Các cơ quan truyền thông, báo giới, thông tấn xã ViệtNam, SVtivi…

 Sự tham gia đóng góp của sinh viên không chỉ của 3 trường mà còn của toàn bộ sinh viên khu vực Cầu Giấy nói riêng và khu vực HàNội nói chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn lý thuyết truyền thông (Trang 26 - 30)