Nguyên còn không đáng kể. Trên bản đồ, loại rừng này chỉ còn thấy ở vùng đỉnh núi Tam Đảo, vùng núi đá vôi thuộc huyện Võ Nhai và một số xã phía Bắc huyện
Định Hoá. Trước những năm 1960, diện tích rừng tự nhiên còn khá lớn, nhưng sau gần 50 năm, do khai thác không hợp lý, do quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng chưa thật rõ ràng nên nhiều vùng đã bị khai thác kiệt hoặc biến thành đất nương rẫy.
Bảng 3.19. Diện tích rừng từ năm 2008 -2013
Năm Diện tích (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừng trồng (ha)
2008 157,321 100,508 56,813 2009 160,333 99,922 60,411 2010 171,697 98,633 73,064 2011 176,731 96,303 80,428 2012 177,763 96,957 80,806 2013 178,815 95,077 83,739
(Nguồn: Niêm giám thông kê tỉnh Thái Nguyên, 2013) Mất rừng là mất lớp áo bảo vệ đất, đặc biệt là đất dốc. Do phần lớn đất rừng trước đây có độ dốc lớn nên sau khi lớp phủ bị phá các hiện tượng xói mòn, thoái hoá, bạc màu đất xảy ra rất nhanh. Đi khắp nơi trên lãnh thổ Thái Nguyên ta đều không thấy những vùng đất trơ trọi, phần lớn vùng đất rừng dã được phủ
xanh nhưng phần lớn chỉ bằng các loại cây ngoại lai: keo, bạch đàn. Tuy nhiên hệ
sinh thái rừng trồng có độ đa dạng sinh khối nhỏ và giá trị bảo vệ môi trường thấp hơn nhiều so với rừng tự nhiên.
Nhận xét chung:
Qua việc tìm hiểu vềđiều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên và các áp lực tác động lên LVS Cầu ta thấy, đoạn sông Cầu chảy qua tỉnh Thái Nguyên được chia thành 3 đoạn:
- Đoạn sông Cầu trước khi chảy vào thành phố Thái Nguyên: bắt đầu chịu tác động do các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp dọc bên bờ sông. Ngoài ra, đoạn sông này tiếp nhận hai phụ lưu là sông Nghinh Tường và sông Đu nên chất lượng nước sông Cầu bịảnh hưởng từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
hai phụ lưu này đổ sang. Sông Nghinh Tường chịu tác động của hoạt động khai thác vàng, đoạn cuối sông Đu tiếp nhận nước Thải của mỏ than Phấn Mễ.
- Đoạn sông Cầu chảy qua thành phố Thái Nguyên: nhận nước thải của các nhà máy giấy, nhiệt điện, gang thép, các bệnh viện, khu dân cư đô thị như nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhiệt điện Cao Ngạn, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên, nước thải sinh hoạt.
- Sau khi ra khỏi thành phố Thái Nguyên: do ít các hoạt động sản xuất nên nồng độ các chất ô nhiễm giảm. Đoạn sông tại đây chịu ảnh hưởng của các hoạt
động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Điểm quan trắc Cầu Vát khi chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên là điểm sau hợp lưu giữa sông Cầu và sông Công nên chịu ảnh hưởng từ sông Công đổ vào. Sông công là sông lớn thứ
2 trong lưu vực – đây là khu vực chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản, tàu thuyền khai thác cát trên sông và nước thải của khu công nghiệp Sông Công.