Nguồn thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông cầu đoạn chạy qua tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 – 2013 (Trang 57)

Chất thải sinh hoạt hiện là một trong những vẫn đề môi trường đang được quan tâm. Nó đã và đang là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường và

ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Chất thải sinh hoạt là một tổ hợp phức tạp các thành phần vật chất, thường tồn tại dưới dạng không hoà tan, keo,

hoà tan. Thành phần và độ nhiễm bẩn phụ thuộc nhiều vào loại chất thải. Chất thải sinh hoạt được tạo ra ở các khu dân cư công cộng do hoạt động sinh lí của con người, gia súc và tồn tại dưới dạng chất thải rắn và nước thải. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật gây bệnh.

Dân số ngày càng tăng là nguyên nhân dẫn đến lượng chất thải sinh hoạt gia tăng. Các kết quả phân tích những năm gần đây cho thấy nước sông Cầu ở

nhiều nơi bị nhiễm bẩn dinh dưỡng và hữu cơở mức độ cao. Đó là do nước thải sinh hoạt từ các thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp ở Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các khu vực dân cư chủ yếu chỉ được xử lý qua bể tự hoại và đưa vào hệ thống thoát nước của địa phương, rồi đổ trực tiếp vào sông Cầu, sông Công và các sông suối khác.

Theo cơ sở dữ liệu của tỉnh, hiện nay lượng nước dùng cho sinh hoạt trung bình là 120l/người/ngày ở khu vực đô thị và 100 l/người/ngày ở khu vực nông thôn. Mức sử dụng nước sinh hoạt có thể tăng đến 150 l/ngày (ở đô thị) và 120 l/ngày (ở nông thôn) vào năm 2020. Riêng về các chất dinh dưỡng và hữu cơ thì trong nước thải sinh hoạt tính trung bình cho mỗi người 1 ngày sẽ có 45-60 gam chất hữu cơ, 7-13 gam Nitơ, 1-2 gam photpho và 3-6 gam kali. Với tình trạng quản lý như hiện nay, ô nhiễm sông do nước thải đô thị sẽ là vấn đề rất lớn từ sau năm 2020 do dân sốđô thị tăng lên nhiều lần.

Theo số liệu dân số Thái Nguyên qua các nămvà sử dụng định mức lượng nước thải phát sinh trung bình của mỗi người là 80 lit/ngày của WHO có thểước tính được lượng nước thải phát sinh:

Bảng 3.17. Ước tính lượng thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Năm Tổng số dân (người)

Ước tính lượng nước thải (1.000 m3/năm) 2008 1113000 32499600 2009 1120300 32712760 2010 1125400 32861680 2011 1131300 33033960 2012 1139300 33267560 2013 1156000 33755200

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

 

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông cầu đoạn chạy qua tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 – 2013 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)