Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 5 khu công nghiệp (KCN), 20 cụm công nghiệp (CNN), với khoảng 1624 cơ sở công nghiệp tập trung chủ yếu tại thành phố Thái Nguyên và thị xã sông Công. Số cơ sở tăng bình quân hàng năm là 22,2%,với các ngành nghề sản xuất chủ yếu gồm: khai khoáng, luyện kim, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng,....
Bảng 3.9. Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
phân theo một số ngành công nghiệp chủ yếu
Ngành công nghiệp Số cơ sở
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số 683 733 783 990 1468 1624
Công nghiệp khai khoáng 19 18 17 27 45 46
Công nghiệp chế biến, chế tạo 139 159 174 223 306 349 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt hơi
nước, nước nóng và điều hòa không khí
67 71 71 126 132 102
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và
xử lý rác thải, nước thải 4 4 4 5 7 9
Xây dựng 133 149 164 189 295 336
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô
tô, xe máy và xe có động cơ khác 321 332 353 420 683 784
(Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013)
Qua bảng số liệu ta thấy, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 – 2013 đã tăng lên hơn gấp đôi (từ 683 cơ sở năm 2008 lên 1624cơ
sở năm 2012). Ước tính lưu lượng nước thải lưu lượng nước thải của các cơ sở
công nghiệp trên địa bàn tỉnh là gần 2 triệu m3/tháng. (Báo cáo hiện trạng môi trường Thái Nguyên, giai đoạn 2005-2010) .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
Bảng 3.10. Lưu lượng nước thải của một số cở sở công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên
STT Tên cơ sở Địa chỉ
Lưu lượng (m3/năm)
1 Công ty TNHH Natsteel Vina Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên 1 248 000 2 Xí nghiệp luyện kim màu 1 Phường Phú Xá, TP Thái Nguyên 23 088 3 Xí nghiệp luyện kim màu 2 Phường Tân Thành, TP Thái
Nguyên 9 960
4 Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng
Phường Gia Sàng, TP Thái
Nguyên 362 428
7 Công ty CP Hợp kim sắt
Gang Thép TN Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên 377 400 8 Nhà máy Cốc Hoá Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên 909 872 9 Nha máy Luyện Gang Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên 230 400 10 Nhà máy luyện thép Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên 220 752 12 Nhà máy Cán Thép Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên 1 693 800 17 Công ty Cổ phần xi măng
Cao Ngạn Xã Cao Ngạn, TP Thái Nguyên 112 320
18 Nhà máy gạch ốp lát Việt Ý KCN Sông Công, thị xã Sông
Công 34 560 19 Công ty CP tấm lợp và Vật liệu xây dựng TN Thị trấn Chùa Hàng, Huyện Đồng Hỷ 4 800 20 Nhà máy tấm lợp Thái
Nguyên Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên 4 800
21 Nhà máy xi măng Núi Voi Chùa Hàng - Đồng Hỷ 18 000 22 Công ty CP xi măng La Hiên Xã La Hiên - Huyện Võ Nhai 100 728 23 Công ty CP tập đoàn vật liệu
chịu lửa TN Phường Cam Giá, TP Thái Nguyên 102 000 25 Công ty CP chế biến thực
phẩm TN
Phường Phan Đình Phùng, TP
Thái Nguyên 12 000
Phần lớn lượng nước thải tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh không được xử lý đạt Quy chuẩn môi trường quy định trước khi xả vào nguồn nước mặt.. Lưu lượng nước thải công nghiệp hàng năm cũng được gia tăng theo tỷ lệ thuận với số lượng các cơ sở công nghiệp.
Chú giải: Điểm phát triển CN và các ngành nghề sản xuất Điểm phát triển CN, dự kiến các ngành sản xuất. Nhiên liệu khoáng Than đá
Khoáng sản công nghiệp Vật liệu xây dựng
Khai thác nước khoáng
(http://www.thainguyen.gov.vn/)
Hình3.5. Bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Ngành luyện kim, cơ khí với lưu lượng nước thải hàng năm trên 6,4 triệu m3, trong đó lượng nước thải của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên là có
ảnh hưởng lớn nhất. Các hoạt động luyện gang, luyện cốc, luyện thép, cán thép, gia công cơ khí phát sinh nước thải có chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại như dầu mỡ, kim loại nặng, phelon, xianua,... Đến nay các cơ sở trong khu công nghiệp gang thép đã từng bước đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
Sản xuất giấy: trên địa bàn tỉnh có 03 cơ sở sản xuất giấy với lưu lượng nước thải phát sinh hàng năm là 550.320 m3. Trước năm 2009, hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở này đều không đáp ứng được yêu cầu về xả thải, hàm lượng COD vượt từ 2 - 14 lần, hàm lượng TSS vượt từ 1,5 - 9 lần so với Quy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy QCVN 12:2008/BTNMT cột B2, sau đó hệ thống xử lý được cải tạo, hoàn thiện, hiện nay nước thải sau xử lý đã phần lớn đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải.
Chế biến thực phẩm: hoạt động này phát sinh khoảng 200.000 m3/năm, phần lớn nước thải xử lý không đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải, với thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi khuẩn,... qua quá trình phân huỷ làm nguồn nước bốc mùi hôi thối. Kết quả kiểm soát ô nhiễm hàng năm tại các cơ sở chế biến thực phẩm cho thấy hàm lượng COD vượt từ 2 - 25 lần, hàm lượng BOD vượt từ 2,5 - 22 lần, hàm lượng amoni vượt từ 1,5 - 3 lần, hàm lượng coliform vượt trên 100 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT cột B.
Hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng: phát sinh trên 470.000 m3/năm với thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng gây đục nguồn nước mặt, hàm lượng chất rắn lơ lửng xác định vượt QCVN 24:2009/BTNMT cột B từ
1,6 - 8,2 lần.