Điều kiện tựnhiên

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông cầu đoạn chạy qua tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 – 2013 (Trang 34)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một tỉnh có diện tích 3541,5 km2 nằm ở vùng trung du – miền núi Bắc Bộ, trong lưu vực sông Cầu. Giáp tỉnh Bắc Kạn về phái Bắc, tỉnh Lạng Sơn về

phía Đông Bắc, tỉnh Bắc Giang về

phía Đông, tỉnh Tuyên Quang về

phía Tây Bắc, tỉnh Vĩnh Phúc về

phía Tây và thành phố Hà Nội về

phía Nam.

Hình 3.1. Vị trí tỉnh Thái Nguyên

Với vị trí địa lý như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng TDMN Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMN Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

3.1.1.2. Địa hình

Thái Nguyên có bốn nhóm cảnh quan hình thái địa hình với các đặc trưng khác nhau:

Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng, kiểu đồng bằng aluvi, rìa đồng bằng Bắc Bộ có diện tích không lớn, phân bốở phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc hai huyện Phú Bình, Phổ Yên với độ cao địa hình 10-15m. Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, độ cao địa hình vào khoảng 20-30m và phân bố dọc hai con sông lớn là sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình. Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ởđộ cao lớn hơn.

Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồiđược chia thành ba kiểu:

Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình, dạng bát úp, với độ cao tuyệt đối 50-70m, phân bốở Phú Bình, Phổ Yên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25

 

Kiểu cảnh quan đồi cao đỉnh bằng hẹp, độ cao tuyệt đối phổ biến từ 100- 125m, chủ yếu phân bốở phía Bắc của tỉnh, kéo dài từĐại Từđến Định Hoá.

Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài dạng dãy độ

cao phổ biến từ 100-150m, phân bốở phía Bắc của tỉnh trong lưu vực sông Cầu, từĐồng Hỷ, Phú Lương đến Định Hoá.

Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp chiếm tỷ lệ lớn, hầu như chiếm trọn vùng đông bắc của tỉnh. Nhóm cảnh quan địa hình núi thấp, phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Các kiểu cảnh quan hình thái địa hình núi thấp được cấu tạo bởi năm loại đá chính là đá vôi, đá trầm tích biến chất, đá bazơ và siêu bazơ, đá trầm tích phun trào và đá xâm nhập axít.

Nhiều cảnh quan có cấu tạo xen kẽ các loại đá trên. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang bị suy giảm.

Nhóm cảnh quan hình thái địa hình nhân tác ở Thái Nguyên chỉ có một kiểu là các hồ chứa nhân tạo, trong đó các hồ lớn nhất là hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Si, Ghềnh Chè... Hiện tại, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng trên 200 hồ chứa các loại với tổng diện tích mặt nước gần 6.000 ha. Đây là điều kiện thuận lợi lớn cho tỉnh trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Một số

hồ lớn như hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Ghềnh Chè, Bảo Linh,... là những địa điểm hấp dẫn đối với phát triển du lịch sinh thái.

Như vậy, có thể thấy cảnh quan hình thái địa hình Thái Nguyên khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, muốn khai thác, sử dụng tốt lãnh thổ phải tính đến đặc tính của từng kiểu cảnh quan, đặc biệt là các kiểu cảnh quan đồi núi chiếm phần lớn diện tích của tỉnh.

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Tuy nằm ở vùng đông bắc, nhưng do có các dãy núi cao ở phía bắc và

đông bắc che chắn gió mùa đông bắc trong mùa lạnh nên Thái Nguyên ít chịu

ảnh hưởng lớn của gió mùa đông bắc so với các tỉnh khác thuộc vùng núi đông bắc. Mặt khác, do sự chi phối của địa hình nên trong mùa đông khí hậu của Thái

Nguyên được chia thành 3 tiểu vùng rõ rệt:

Tiểu vùng lạnh nhất là phía bắc huyện Võ Nhai,

Tiểu vùng lạnh vừa là các huyện Định Hoá, Phú Lương và nam Võ Nhai, Tiểu vùng lạnh ít là vùng thấp thuộc về các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phú Bình và huyện Phổ Yên.

™ Chếđộ nhiệt:

Nhìn chung nhiệt độ bình quân năm không có sự khác biệt nhiều giữa các khu vực trong tỉnh. Nhiệt độ trung bình năm ở phía Bắc và Nam tỉnh chỉ chênh lệch nhau khoảng 0,5 - 1,00C. Nhưng nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong mùa đông chênh nhau khá nhiều (ởĐịnh Hóa là 0,40C còn ở Thái Nguyên là 30C). Biên độ

nhiệt ngày khá cao, từ 7,0 - 7,30C. Tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 8.000 - 8.5000C. Nhiệt độ trung bình năm đạt 23 - 240C, số giờ nắng trong năm khoảng 1.300 giờ.

Bảng 3.1. Nhiệt độ trung bình tại Thái Nguyên (0C)

N/Th Th1 Th 2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 2008 12.3 18.4 24.6 129.7 120.8 238.8 523.3 395.7 207.1 154.1 200.1 5.3 2009 10.8 14.1 33 137.8 567.8 318.7 248.2 187.8 221 66.1 0.5 2.9 2010 83.4 5.8 49.7 119.6 206.5 211.4 367.1 328.2 166.6 8.7 2.1 41.8 2011 4.4 10.8 93.3 30.1 226.3 237.5 144 268 284.7 103.8 4.3 5.2 2012 48.8 18.6 33.3 45.8 281.8 148.6 465.2 402.4 85.7 50.6 29.4 28.3

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2012)

™ Chếđộ mưa

Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt, mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11

đến tháng 4 năm sau.Theo số liệu của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Thái Nguyên, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500-2.500 mm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian, do sự chi phối của địa hình nên lượng mưa có sự khác nhau giữa các khu vực, lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đó tại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

 

huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vì vậy thường gây ra những trận lũ lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, tháng 1, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm. Bảng 3.2. Tổng lượng mưa các tháng trong năm (mm) N/Th Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 2008 12.3 18.4 24.6 129.7 120.8 238.8 523.3 395.7 207.1 154.1 200.1 5.3 2009 10.8 14.1 33 137.8 567.8 318.7 248.2 187.8 221 66.1 0.5 2.9 2010 83.4 5.8 49.7 119.6 206.5 211.4 367.1 328.2 166.6 8.7 2.1 41.8 2011 4.4 10.8 93.3 30.1 226.3 237.5 144 268 284.7 103.8 4.3 5.2 2012 48.8 18.6 33.3 45.8 281.8 148.6 465.2 402.4 85.7 50.6 29.4 28.3

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2012) 3.1.1.4. Hệ thống thủy văn

a. Mạng lưới thủy văn

Tại tỉnh có 02 con sông lớn là Sông Cầu và Sông Công cùng rất nhiều hệ

thống sồng ngòi nhỏ khác.Một số số liệu đặc trưng hình thái các sông lưu vực sông Cầu được thể hiện tại bảng 3.3:

Bảng 3.3. Đặc trưng hình thái các sông lưu vực Sông Cầu

TT Tên sông Dài (km) DT lưu vực (km2) Độ cao TB lưu vực (m) Độ dốc trung bình (%) Hệ số tập trung nước Hệ số uốn khúc Mật độ lưới sông (km/km2) 1 Cầu 288 6030 190 16.1 2.1 2.02 0.95 2 Chợ chu 36 437 206 24.6 1.4 1.40 1.19 3 Nghinh Tường 46 465 290 39.4 1.5 1.60 1.05 4 Đu 44 360 129 13.3 1.7 1.40 0.94 5 Công 96 951 224 27.3 2.2 1.43 1.20

Sông Cầu:Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có diện tích lưu vực 6.030 km2 bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng bắc - đông nam. Tổng lượng nước sông Cầu khoảng 4,5 tỷ m3. Dòng sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên có độ dài 110 km, nằm ở vùng trung lưu của lưu vực sông. Hệ thống thuỷ nông đã xây dựng trên sông này này có khả năng tưới cho 24 nghìn ha lúa hai vụ của huyện Phú Bình và các huyện Hiệp Hoà, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang.

Sông Công:Sông Công là một phụ lưu cấp I của sông Cầu, bắt nguồn từ

núi Hồng phía Đông Bắc dãy Tam Đảo. Toàn bộ chiều dài của sông Công đều nằm trọn trên địa phận tỉnh Thái Nguyên. Sông Công có diện tích lưu vực khá lớn 951km2. Sông Công chảy theo hướng Tây Bắc Đông nam và nhập vào sông cầu tại Hương Ninh Hợp Thịnh Bắc Giang. Lưu vực sông Công có độ cao trung bình 224m, độ dốc 27.3% rất cao so với các sông khác. Tổng lượng nước sông Công vào khoảng 0.794.106m3, lưu lượng trung bình năm 25m3/s và modul dòng chảy năm vào khoảng 26l/s.km2.

Sông Đu: Bắt nguồn từ vùng Lương Can ở độ cao 275m, sông Đu chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam và nhập vào sông Cầu ở Sơn Cẩm Phú Lương Thái Nguyên. Sông Đu chảy chủ yếu trong vùng trung du là chính, độ cao trung bình của lưu vực là 129m, độ dốc 13.3%.Tổng lượng nước sông Đu khoảng 264.106m3, lưu lượng trung bình là 8.37m3/s

Sông Chợ Chu:Sông Chu bắt nguồn từ xã Bảo linh huyện Định Hoá chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam đến Định Thông chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc sang địa phận Bắc Kạn (thị trấn Chợ Chu) qua Tân Dương lại chuyển hướng Tây Bắc Đông nam hợp lưu với sông Cầu ở Chợ Mới. Diện tích lưu vực sông Chu khoảng 437km2độ cao trung bình của lưu vực 206m, độ dốc 16,2%

Sông Nghinh Tường:Sông Nghinh Tường bắt nguồn từđộ cao 550m tại xã vân Cư Phú Bình, chảy theo hướng Tây Bắc Đông nam đến xã Cúc Đường, Võ Nhai, chuyển hướng Đông nam Tây bắc đổ vào sông Cầu từ bờ trái tại thượng lưu Lang Hinh. Con sông này dài 46km, độ cao trung bình 290m, độ dốc 12.9%, mật độ lưới sông 1.05km/km2, diện tích lưu vực 465km2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

 

b. Chếđộ thủy văn

Chếđộ thủy văn mùa lũ:

Mùa lũ trên các sông ở Thái Nguyên bắt đầu tương đối đồng nhất về thời gian xuất hiện, từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 10, đầu tháng 11, thời gian xuất hiện lũ nhiều vào các tháng 6, 7, 8 và 9. Số trận lũ trung bình một năm từ 1,5- 2,0 trận, năm nhiều có tới 4 trận lũ xuất hiện. Thời gian duy trì mực nước lũ ở cấp báo động 3 trung bình 25- 34 ngày, cấp báo động 2 là 30- 35 ngày đối với sông Cầu.

Lượng nước trên các sông trong mùa lũ thường chiếm khoảng trên 75% lượng mưa cả năm, phân phối dòng chảy lũ của các tháng không đều. Lũ lớn trên sông Cầu thường xuất hiện vào giữa mùa lũ và ba tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là các tháng 6, 7, 8. Lưu lượng dòng chảy tháng lớn nhất trên sông Cầu là vào tháng 8 với 138m3/s tại thác Bưởi.

Chếđộ thủy văn mùa cạn:

Mùa cạn trên các sông ở Thái Nguyên thường từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau. Chếđộ thủy văn trên các sông suối của Thái Nguyên trong mùa cạn có quan hệ mật thiết với dòng chảy năm, lượng mưa năm và các điều kiện khác của lưu vực như diện tích hứng nước, thổ nhưỡng, thảm thực vật. Những yếu tố này có tác dụng điều tiết dòng chảy mùa cạn nhanh hay chậm. Ở Thái Nguyên có một số khu vực đá vôi, làm phức tạp thêm quá trình hình thành nước sông trong mùa cạn.

Lượng nước sông mùa cạn chiếm không quá ¼ tổng lượng nước cả năm, do vậy có tháng không đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt,

đồng thời cũng làm gia tăng nồng độ chất ô nhiễm ở một sốđoạn của sông Cầu.

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông cầu đoạn chạy qua tỉnh thái nguyên giai đoạn 2008 – 2013 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)