Giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (Trang 70)

3.2.1. Cơ sở thực hiện chiến lƣợc 3.2.1.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô

Tất cả các loại hình doanh nghiệp, các loại tổ chức thuộc các ngành, có quy mô lớn hoặc nhỏ trong nền kinh tế mỗi quốc gia đều hoạt động trong một cộng đồng xã hội nhất định và chịu ảnh hƣởng của các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của các doanh nghiệp, nhiều yếu tố của môi trƣờng này tác động đan xen lẫn nhau và ảnh hƣởng đến quản trị chiến lƣợc của công ty, và Vinamilk cũng không phải là ngoại lệ. Vì vậy nhà quản trị cần phải xem xét tính chất tác động của từng yếu tố, mối tƣơng tác giữa các yếu tố… để dự báo mức độ, bản chất và thời điểm ảnh hƣởng nhằm xử lý tình huống một cách linh hoạt, đồng thời có giải phát hữu hiệu để tận dụng tối đa các cơ hội, hạn chế hoặc ngăn chặn kịp thời các nguy nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tổn thất trong quá trình quản trị chiến lƣợc. Môi trƣờng vĩ mô bao gồm các yếu tố:

a. Thị trường thế giới

Giá các sản phẩm sữa trên thế giới có xu hƣớng ngày càng tăng nên Việt Nam có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm, giúp tăng thu ngọai tệ.

Năm 2007 đƣợc coi là năm “con lợn vàng” ở Trung Quốc và nhiều nƣớc châu Á khác, một năm quý giá để sinh em bé. Với số lƣợng những em bé mới sinh ra đời vƣợt trội so với những năm trƣớc, thị trƣờng sữa thế giới bắt đầu giai đoạn nhu cầu tăng mạnh, trong bối cảnh giá sữa và nhiều nông sản khác vốn đang cao ngất ngƣởng do nguồn cung khan hiếm và chi phí đầu vào tăng mạnh.

Trung Quốc chỉ là một ví dụ điển hình. Là nƣớc đứng thứ hai về phát triển kinh tế tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao khiến ngƣời dân nhiều nƣớc châu

Á, châu Mỹ La tinh và thậm chí là ở Trung Đông thoát khỏi cảnh nghèo đói, làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ những sản phẩm mà trƣớc đây họ không dám mua nhƣ sữa. Trƣớc nhu cầu ngày càng lớn, mức cung hiện nay không đáp ứng kịp. Theo tính toán của các chuyên gia nhu cầu sữa trên toàn cầu mỗi năm tăng thêm 15 triệu tấn, tức bằng tổng lƣợng sữa và chế phẩm từ sữa mà New Zealand sản xuất hằng năm. New Zealand là nƣớc xuất khẩu sản phẩm sữa và chế phẩm từ sữa lớn nhất thế giới với trên 13 triệu tấn/năm, bằng lƣợng sữa xuất khẩu của toàn châu Âu.

Trữ lƣợng sữa của thế giới gần nhƣ đang trống rỗng. Australia thậm chí còn lo ngại rằng họ sẽ không còn đủ sản lƣợng để cung cấp cho thị trƣờng nội địa chứ chƣa nói gì đến xuất khẩu. Thức ăn dành cho gia súc ở Australia ít đi. Mấy năm nay nƣớc này rơi vào tình trạng hạn hán, thiếu cỏ cho bò sữa ăn, ảnh hƣởng nặng đến ngành sản xuất sữa. Sản lƣợng sữa của Australia đã giảm mạnh. Một số nhà khoa học cho rằng hiện tƣợng hạn hán này sẽ còn kéo dài vì là hậu quả của tình trạng khí hậu trái đất nóng lên. Cho nên, nƣớc Australia khó lòng sản xuất sữa đƣợc nhiều nhƣ trƣớc. Trong khi đó ở các nƣớc đang phát triển thì nhu cầu dùng sữa đang phát triển dẫn đến giá sữa tăng cao

b.Thị trường trong nước

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tại buổi phát động giải thƣởng “50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp” do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tƣ tổ chức chiều 07/11/2013, ông Bùi Văn phân tích, 5 năm sau cuộc khủng khoảng kể từ 2008, GDP của Việt Nam tăng trƣởng chậm lại, từ mức 6.31% xuống còn 5.1% tại 9 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, lạm phát từ mức đỉnh 23.12% đã dần đƣợc kiểm soát, còn 6.3%. Xuất nhập khẩu đã phục hồi đáng kể chủ yếu nhờ khu vực FDI.

Bảng 3.2: GDP từ năm 2008 đến tháng 09/2013

Câu hỏi đặt ra, liệu có phải 2012 là năm tồi tệ nhất? Khi cuối năm 2009 gói kích cầu ƣu đãi của Chính phủ gồm hỗ trợ lãi suất 4%, các khoản ứng vốn, chuyển vốn, bổ sung trái phiếu chính phủ, miễn giảm thuế, bảo lãnh tín dụng… khoảng 160,000 tỷ đồng chấm dứt, rồi cuối năm 2011, Nghị quyết 11 của Chính phủ về cắt giảm đầu tƣ đƣợc ban hành… điều này khiến tín dụng sụt giảm nhanh chóng và nợ xấu bung ra, doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi?

Theo thống kê, đến tháng 9/2013, có tới 201,472 doanh nghiệp kê khai lỗ, chiếm 65.8% tổng số doanh nghiệp kê khai thuế, tổng giá trị lỗ lên tới 50,400 tỷ đồng. Tuy số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động đang có xu hƣớng chậm lại nhƣng vẫn rất cao. Cụ thể, năm 2011 ở mức 53,922 doanh nghiệp (DN) thì 2012 ở mức 54,261 DN và 9 tháng 2013 là 42,460 DN.

Hiệu quả hoạt động cũng theo đó mà đi xuống khi ROA của DN giảm từ 6.4% trong năm 2006 xuống còn 3.6% năm 2010. Khả năng trả lãi vay ngân hàng của doanh nghiệp cũng giảm từ 5 lần (2009) xuống còn 3.5 lần (2011). Quy mô doanh nghiệp ngày càng nhỏ về lao động, tuy quy mô vốn có tăng lên nhƣng tính theo giá trị thực thì gần nhƣ không thay đổi.

Bảng 3.4: Vốn cho doanh nghiệp giảm

Bảng 3.6: Lạm phát theo năm

Với bức tranh kinh tế ảm đạm đó, theo ông Văn vẫn có những triển vọng trong thời gian tới khi mà PMI ngành sản xuất tăng dần và đạt 51.5 vào tháng 9/2013 cho thấy dấu hiệu phục hồi ngành sản xuất.

Đồng thời việc tái cấu trúc nền kinh tế gồm đầu tƣ công, doanh nghiệp nhà nƣớc và các tổ chức tín dụng sẽ là những cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, các hiệp định thƣơng mại đang đàm phán nhƣ khu vực Mậu dịch tự do Việt Nam - châu Âu, Hiệp định TPP, Asean+6 và cộng đồng kinh tế Đông Nam Á hay việc cơ cấu lại thƣơng mại với Trung Quốc cũng là những tín hiệu tốt cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đồng quan điểm trên, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cho biết, với việc cơ cấu lại nền kinh tế theo chiều sâu và các giải pháp dài hạn thì đến cuối năm 2015 có thể ổn định kinh tế.

- Dân số:

Theo thống kê của Tổng cục Dân số. Dân số trung bình cả nƣớc năm 2012 ƣớc tính 88,78 triệu ngƣời, tăng 1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân

số nam 43,92 triệu ngƣời, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu ngƣời, tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả nƣớc năm 2012, dân số khu vực thành thị là 28,81 triệu ngƣời, tăng 3,3% so với năm trƣớc; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu ngƣời, tăng 0,02%.

Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ngành sữa ở nƣớc ta, và thực tế cũng cho thấy tiềm năng to lớn này với mức tiêu thụ sữa hàng năm tăng 25 đến 30%.

- Công nghệ:

Hàng lọat công nghệ tiên tiến trên thế giới ra đời nhằm hỗ trợ cho việc nuôi dƣỡng đàn bò sữa thêm mập mạp, khỏe mạnh và cho ra sản lƣợng sữa chất lƣợng cao nhƣ mạng Ethernet, công nghệ kết nối không dây Bluetooth, Wi-fi và kỹ thuật nhận dạng song vô tuyến từ xa với các thẻ RFID (Radio Frequency Identification) gắn chip nhận dạng tự động, camera quan sát từ xa giúp theo dõi đàn gia súc trong chuồng, hệ thống cảm biến sinh học giúp đo bƣớc sóng xác định mức độ linh họat của con bò và gấn đây là công nghệ cảm ứng nhiệt độ giúp xác định các chu kỳ sinh sản của bò cũng nhƣ dò tìm các dấu hiệu bệnh. Hệ thống vi tính hóa ở các chuồng gia súc và trong văn phòng điều hành nông trại đã giúp sản lƣợng đàn bò sữa ngày càng đƣợc nâng cao.

Ngành sữa trên thế giới đã có mặt lâu đời với công nghệ tiên tiến từ các nƣớc có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển nhƣ Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Đức, Ý, Hà Lan. Sản phẩm ngày càng đạt chất lƣợng cao với các dây chuyền sản xuất sữa hiện đại có công suất lớn nhƣ hệ thống máy rót UHT đóng gói tự động cho các lọai hộp giấy chuyên dung, dây chuyền sản xuất sữa chua ăn khép kín với công nghệ lên men tiên tiến, dây chuyền sản xuất và đóng gói sữa tƣơi thanh trùng,…

-Văn hóa - xã hội:

Mặc dù Việt Nam không phải là nƣớc có truyền thống sản xuất sữa và dân chúng trƣớc đây chƣa có thói quen dùng sữa, nhƣng với tốc độ tăng dân số nhanh (1,2% -theo năm 2009), đặc biệt là tỉ lệ tăng của dân số thành thị cao hơn nông thôn nên ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng đƣợc chú trọng, đặc biệt là vấn đề dƣỡng chất cần thiết cho trẻ em giai đọan thôi bú sữa mẹ dần dần giúp hình thành nên thói quen tiêu thụ sữa cho mọi lứa tuổi trong giai đọan sau này. Theo thống kê của Viện dinh dƣỡng quốc gia, hiện mức tiêu thụ sữa của ngƣời Việt Nam đã tăng lên đáng kể (Năm 2009 từ 9 lít/năm đã lên 20 lít/năm vào năm 2012).

Ngoài ra, các chƣơng trình chính sách khuyến khích dùng sữa trong trƣờng học, Vinamilk từ năm 2006 đến nay có chƣơng trình quỹ sữa hàng năm cung cấp sữa miễn phí cho các cháu ở các trại trẻ mồ côi, các trung tâm, các truờng mầm non, tiểu học với số luợng sữa từ 3 đến 8 triệu ly sữa mỗi năm, năm 2012 chuơng trình quỹ sữa Vinamilk đã cung cấp cho các cháu 8 triệu ly sữa, chuơng trình này Vinamilk còn tiếp tục thực hiện cho các năm tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhƣng Quỹ sữa Vƣơn cao Việt Nam vẫn tiếp tục sứ mệnh của mình, đã trao cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn một lƣợng sữa trị giá 6 tỷ đồng. Nhƣ vậy, tính đến nay tổng số lƣợng sữa mà Quỹ sữa đã đem đến cho hơn 286 ngàn trẻ em khó khăn tại Việt Nam là hơn 20 triệu ly sữa, tƣơng đƣơng khoảng 75 tỷ đồng. Toàn bộ số sữa này sẽ đƣợc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cùng Vinamilk chuyển trực tiếp đến các Trung tâm nuôi dƣỡng trẻ mồ côi, Khuyết tật, Trung tâm bảo trợ xã hội tại 58 tỉnh thành trên cả nƣớc để các em nhỏ sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng đối với sản phẩm sữa nƣớc và khoảng 2 tháng đối với sữa bột.

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc Hội- Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng trao sữa cho trẻ em huyện Cẩm Khê, Phú Thọ năm 2013

Năm 2013 Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Công ty cổ phần Sữa Việt Nam -Vinamilk tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quỹ học bổng “Vinamilk - Ƣơm mầm tài năng trẻ Việt Nam” năm học 2012-2013 và Sân chơi “Tỏa sáng tài năng Việt” cho các em học sinh tiểu học.

Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, tròn một thập kỷ từ ngày đƣợc hình thành bởi sáng kiến của Vinamilk, dƣới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ học bổng “Vinamilk - Ƣơm mầm tài năng trẻ Việt Nam” từ phạm vi chỉ 30 tỉnh thành trong thời gian đầu đến 63 tỉnh thành cả nƣớc, đã bền bỉ đem đến cho các em học sinh tiểu học trên toàn quốc hơn 34 ngàn suất học bổng, tƣợng trƣng cho hơn 34 ngàn tấm gƣơng sáng vƣơn lên trong học tập và rèn luyện. Đó cũng là hơn 34 ngàn sự khích lệ, động viên gửi đến cho các em học sinh với mong muốn các em sẽ tiếp tục phấn đấu và rèn luyện để biến những giấc mơ của mình thành hiện thực, trở thành những thế hệ ngƣời Việt tài năng góp phần xây dựng một Việt Nam vƣơn cao mai sau.

Ông Phạm Ngọc Định - Vụ trưởng vụ giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) trao Bằng khen cho Công ty cổ phần sữa Viê ̣t Nam Vinamilk vì những

đóng góp tích cực và bền bỉ vì sự nghiệp 10 năm trồng người thông qua

chương trình Quỹ học bổng “Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”.

-Điều kiện tự nhiên

Khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa, nóng ẩm. Tuy nhiên, có nơi có khí hậu ôn đới nhƣ tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa nhƣ Lai Châu, Sơn La thích hợp trồng cỏ cho chất lƣợng cao. Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhƣng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn La…

- Chính trị - Pháp luật

Việt Nam là nƣớc có chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho môi trƣờng đầu tƣ. Cùng với việc gia nhập các tổ chức thƣơng mại thế giới trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách phù hợp với quá trình hội nhập toàn cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ. Bên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0% cho các sản phẩm sữa giúp các sữa ngọai nhập có điều kiện thâm nhập dễ dàng thị trƣờng Việt Nam. Điều này tạo ra nhiều thách thức cho họat động sản xuất kinh doanh của Vinamilk, đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp có thể thực hiện liên doanh khai thác những mặt mạnh về kỹ thuật và tiếp thị của các doanh nghiệp có kinh nghịêm lâu năm trong ngành công nghiệp sữa trên thế giới.

Tuy nhiên, với cách quản lý còn lỏng lẻo, chồng chéo, không hiệu quả đã gây không ít khó khăn cho việc thực hiện “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến 2020, sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm quy sữa chế biến đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc đạt mức bình quân 10 kg/ngƣời/năm vào năm 2010, 20 kg/ngƣời/năm vào năm 2020 và xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài”.

Theo Quyết định 167 của Thủ tƣớng về qui hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa thì chỉ có 15 tỉnh, thành đƣợc phép nuôi. Nhƣng thực tế "phong trào" nuôi bò sữa đã lan ra 33 tỉnh, trong đó có cả những địa phƣơng không đủ điều kiện chăn nuôi: không có đồng cỏ, cũng chẳng có nhà máy chế biến sữa... Ngoài ra, việc kiểm định chất lƣợng sữa chỉ dừng lại ở việc kiểm tra vệ sinh

an toàn thực phẩm, một số chỉ tiêu ghi trên bao bì mà chƣa kiểm tra, phân tích đƣợc chất lƣợng và hàm lƣợng các vi chất trong thành phần sữa. Các phòng thí nghiệm chƣa có khả năng kiểm định đầy đủ những vi chất này. Việt Nam hiện chƣa có quy chuẩn về tỷ lệ các chất bổ sung vi lƣợng DHA, ARA trong sữa. Bên cạnh đó, việc không kiểm sóat nổi thị trƣờng sữa cũng gây trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp sản xuất sữa tại Việt Nam.

Do giá nguyên liệu nhập khẩu cao điều này dẫn đến các nhà sản xuất lấy cơ hội để tăng giá sữa, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngƣời Việt Nam, đặc biệt là các em nhỏ ở những vùng khó khăn không có điều kiện uống sữa.

3.2.1.2. Phân tích môi trƣờng vi mô

Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trƣởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ kéo theo mức thu nhập, mức sống của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện rõ rệt. Nếu trƣớc đây thành ngữ “ăn no mặc ấm” là ƣớc mơ của nhiều ngƣời thì hôm nay, khi đất nƣớc đã gia nhập WTO lại là “ăn ngon mặc đẹp”. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với ngƣời dân, nếu trƣớc những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột (nhập ngoại), tính đến hiện nay trên thị trƣờng hiện có khoảng hơn 300 sản phẩm

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk (Trang 70)