0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ Ở CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG (Trang 51 -51 )

Hà Giang là một tỉnh nằm ở vùng đông bắc của Việt Nam, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây và tây nam giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc. Với diện tích 7.945 km2, dân số gần 1 triệu ngƣời, gồm 22 dân tộc anh em cùng chung sống, đơn vị hành chính đƣợc chia làm 11 huyện, thành phố gồm: 01 thành phố và 10 huyện; Hà Giang có 180 xã, 05 phƣờng và 10 thị trấn trong đó có 06 huyện với 142 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn thuộc diện chính sách hỗ trợ theo chƣơng trình 135 và 30a của Chính phủ.

Địa hình của tỉnh Hà Giang chia cắt mạnh có nhiều núi cao vực sâu, nhiều sông suối và đƣợc chia làm 3 vùng miền rõ rệt là: 03 huyện, thành phố thuộc vùng thấp; 04 huyện vùng cao núi đá phía bắc; 03 huyện vùng cao núi đất phía tây; 01 huyện vùng cao núi đất phía nam. Tuy là một tỉnh còn nghèo đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang còn nhiều khó khăn, song Hà Giang cũng có những tiềm năng thế mạnh để tập trung phát triển kinh tế nhƣ: Khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ, sản xuất và chế biến nông lâm thổ sản, phát triển thƣơng mại và du lịch...

Tỉnh Hà Giang đã xác định chiến lƣợc phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thƣơng mại dịch vụ và phát triển du lịch; nông lâm ngƣ nghiệp phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá; tài chính tín dụng phải đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ phát triển; quản lý đầu tƣ khai thác tài nguyên tiết kiệm đúng mục đích hợp

lý hiệu quả; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển rộng rãi trên các lĩnh vực và quy mô khác nhau thu hút đầu tƣ dƣới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực; từng bƣớc xoá đói giảm nghèo, các vấn đề an sinh xã hội đều đƣợc đảm bảo, đời sống của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng cao.

3.1.2. Đặc điểm người np thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới địa đầu của tổ quốc là tỉnh xuất phát điểm về kinh tế thấp, trình độ dân trí chƣa cao, các tiềm năng thế mạnh mới bắt đầu đƣợc khơi dậy và phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng có đặc thù riêng, đó là:

Thứ nhất, số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang không lớn.

Theo tài liệu quản lý tại Cục Thuế Hà Giang, năm 2011 ngành Thuế Hà Giang quản lý thuế gần 900 doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2013, Cục Thuế Hà Giang quản lý trên 1.200 doanh nghiệp. Với số lƣợng doanh nghiệp không nhiều cùng với thực hiện việc phân cấp cho các huyện, thành phố trực tiếp quản lý theo Nghị quyết của Tỉnh uỷ và Quyết định của UBND tỉnh, đến nay Cục Thuế tỉnh Hà Giang đã phân cấp trên 800 doanh nghiệp, chiếm 67% số doanh nghiệp về các Chi cục Thuế cấp huyện, thành phố quản lý trực tiếp. Chính vì vậy, với nguồn nhân lực hiện đƣợc biên chế tại các phòng nghiệp vụ chức năng của Cục Thuế có đủ khả năng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khá chặt chẽ theo quy định của các Luật thuế.

Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Giang

chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Ngành nghề kinh doanh không đa dạng, sản phẩm sản xuất ra ít có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng (trừ lĩnh vực thuỷ điện, khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản), năng lực tài chính hạn chế …

Thứ ba, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Hà Giang chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản và thủy điện, trong đó:

+ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB chiếm tới trên 60%, hàng năm số thu nộp NSNN trên 35% tổng thu do ngành thuế quản lý. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này phụ thuộc vào vốn đầu tƣ cho hoạt động xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc, số thu nộp ngân sách chịu tác động ảnh hƣởng rất lớn vào mức đầu tƣ công của ngân sách Nhà nƣớc và các chƣơng trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo, theo chƣơng trình 135 và chƣơng trình 30a của Chính phủ.

+ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy điện, khoáng sản tỉ lệ thấp khoảng 5%, hàng năm số thu nộp NSNN lớn trên 30% tổng thu do ngành thuế quản lý, các doanh này chủ yếu là do các nhà đầu tƣ ngoài tỉnh thực hiện, kết quả sản xuất kinh doanh và số thu nộp ngân sách phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và các chính sách của nhà nƣớc.

So sánh với các tỉnh lân câ ̣n, Hà Giang là tỉnh có diê ̣n tích nhỏ, trình độ dân trí chƣa cao , điểm xuất phát thấp , nhƣng với thành tựu đạt đƣợc trong những năm đổi mới vừa qua đang tạo đà cho Hà Giang thế và lực mới để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

Các điều kiện kinh tế, xã hội nêu trên đã có tác động không nhỏ đến công tác thanh tra thuế nhƣ: doanh nghiệp nhỏ và vừa là chủ yếu do đó việc nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật thuế còn hạn chế dẫn đến việc tuân thủ pháp luật về thuế còn kém, kết quả kinh doanh, số thu nộp ngân sách phụ thuộc nhiều vào nguồn vồn đầu tƣ của nhà nƣớc và điều kiện tự nhiên. Do địa bàn quản lý nhỏ, số thu chƣa cao nên biên chế công chức ngành thuế tỉnh Hà Giang còn nhỏ, lực lƣợng cán bộ công chức làm công tác thanh tra cũng nhƣ số lƣợng các cuộc thanh tra qua các năm thấp so với các tỉnh lân cận.

3.1.3. Khái quát về Cc Thuế tỉnh Hà Giang

- Quá trình thành lập: Cùng với việc chia tách và tái lập tỉnh Hà

Giang từ tháng 10/1991 theo Nghị quyết của Quốc hội, Cục thuế Hà Giang đƣợc thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động.

- Tổ chức bộ máy: Theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010

của Bộ trƣởng Bộ Tài chính; tổ chức bộ máy của Cục Thuế, gồm có : - Về lãnh đạo Cục Thuế, gồm có: Cục trƣởng và một số Phó Cục trƣởng. - Các phòng chức năng tham mƣu giúp việc Cục trƣởng, gồm có: 1. Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ ngƣời nộp thuế;

2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế;

3. Phòng Quản lý nợ và Cƣỡng chế nợ thuế; 4. Phòng Kiểm tra thuế;

5. Phòng Thanh tra thuế;

6. Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân; 7. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán 8. Phòng Kiểm tra nội bộ;

9. Phòng Tổ chức cán bộ;

10. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - ấn chỉ; 11. Phòng Tin học;

- Đơn vị trực thuộc Cục Thuế, gồm có: 11 Chi cục Thuế ở các huyện, thành phố thuộc tỉnh đƣợc tổ chức thống nhất theo đơn vị hành chính cấp huyện.

- Chức năng nhiệm vụ của Cục thuế.

Cục Thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cục Thuế có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

Cục Thuế thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ chính cụ thể sau đây:

+ Tổ chức, chỉ đạo hƣớng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế .

+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mƣu với cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng về lập dự toán thu ngân sách Nhà nƣớc.

+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với ngƣời nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế.

+ Quản lý thông tin về NNT; xây dựng hệ thống dữ liệu về NNT. + Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế.

+ Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn, giải thích chính sách thuế; hỗ trợ NNT trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

+ Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm đƣợc giao.

+ Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

+ Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với NNT; Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, về nội bộ ngành thuế.

+ Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế.

+ Kiến nghị với Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế những vấn đề vƣớng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình nghiệp vụ.

+ Các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ và các nhiệm vụ khác do Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế giao.

3.1.4. Biên chế, t chức và chức năng nhiệm v của phòng Thanh tra thuế

3.1.4.1. Biên chế, t chc của phòng Thanh tra thuế

Lực lƣợng làm công tác thanh tra thuế đƣợc bố trí tại văn phòng cục thuế và đƣợc biên chế thành 01 phòng thanh tra thuế. Chi cục Thuế các huyện, thành phố không có đội thanh tra thuế mà chỉ có đội kiểm tra thuế. Bảng 3.1: Lực lượng cán bộ thanh tra Cục thuế Hà Giang 2011-2013

Năm Số cán bộ thanh tra thuế(người) Tổng số cán bộ toàn Cục thuế (người) Tỷ lệ cán bộ thanh tra thuế/ Tổng số cán bộ toàn Cục thuế

2011 12 363 3,3%

2012 12 379 3,2%

2013 12 374 3,2%

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ, Cục Thuế tỉnh Hà Giang)

Số lƣợng cán bộ làm công tác thanh tra thuế Cục thuế tỉnh Hà Giang luôn đƣợc giữ ổn định qua các năm, với số lƣợng là 12 cán bộ, chiếm 3,2% so với toàn Cục, gồm 01 trƣởng phòng và 02 phó trƣởng phòng. 100% cán bộ có trình độ đại học và kinh nghiệm trong công tác thanh tra, kiểm tra. Việc luân phiên, luân chuyển cán bộ, những cán bộ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu làm công tác thanh tra thuế đã đƣợc điều chuyển cán bộ sang các bộ phận khác để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra thuế.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra thuế nói riêng, ngoài việc tập trung tăng cƣờng số lƣợng cán bộ thuế có trình độ cao, ngành thuế đã chú trọng hơn vào việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Một số công chức làm công tác thanh

tra thuế đã đƣợc đào tạo tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên và thanh tra viên chính tại Trƣờng Cán bộ thanh tra (thuộc Thanh tra Chính phủ). Hàng năm, toàn ngành đã triển khai đào tạo kỹ năng thanh tra cơ bản và chuyên sâu cho toàn bộ cán bộ công chức làm công tác thanh tra.

3.1.4.2. Chc năng nhiệm v của phòng Thanh tra thuế.

Phòng thanh tra thuế với chức năng nhiệm vụ là: giúp Cục trƣởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra ngƣời nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến ngƣời nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý, nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch thanh tra ngƣời nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra ngƣời nộp thuế của phòng Kiểm tra thuế và các Chi cục Thuế chuyển đến;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế thuộc đối tƣợng thanh tra;

- Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chƣơng trình kế hoạch thanh tra của Cục Thuế; thanh tra các trƣờng hợp do phòng Kiểm tra thuế, các Chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền;

- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trƣờng hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện đƣợc khi thanh tra thuế; đôn đốc tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quyết định xử lý;

- Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế;

- Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;

- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế;

- Thanh tra xác minh, giải quyết các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền của Cục Thuế chuyển cho cơ quan cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết;

- Thực hiện giám định về thuế theo trƣng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phƣơng hoặc theo phân công của Tổng cục Thuế;

- Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra cho các bộ phận chức năng có liên quan để phối hợp quản lý thuế;

- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá chất lƣợng công tác thanh tra thuế, tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngƣời nộp thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế;

- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực đƣợc giao;

- Thực hiện việc bảo quản và lƣu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trƣởng Cục Thuế giao.

3.2.Thực trạng, kết quả hoạt động thanh tra thuế tại Cục thuế Hà Giang.

3.2.1. Hoạt động thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, phân tích rủi

ro để lựa trọn các trường hợp thanh trathuế

Cục thuế đã hạn chế việc thanh tra thuế tràn lan nhƣ trƣớc kia mà thực hiện trên cơ sở kế hoạch thanh tra phê duyệt từ đầu năm trên cơ sở lựa chọn NNT theo phân tích rủi ro. Phân tích rủi ro đƣợc thực hiện từ phân tích thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính và kết hợp với các nguồn thông tin khác

nhƣ thông tin về tình hình chấp hành pháp luật thuế nắm đƣợc qua công tác quản lý, tình hình, xu thế phát triển ngành kinh tế để lựa chọn chính xác hơn những NNT có nhiều rủi ro và nhiều khả năng vi phạm.

Việc lập kế hoạch thanh tra đƣợc quy định cụ thể nhằm tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra. Nếu trong kế hoạch thanh tra có sự trùng lặp về đối tƣợng thì cơ quan quản lý cấp trên sẽ đƣợc ƣu tiên thực hiện kế hoạch thanh tra đối với đối tƣợng đó. Cơ quan thanh tra khác của Nhà nƣớc hoặc Kiểm toán nhà nƣớc có kế hoạch thanh tra về thuế trùng với kế hoạch thanh tra của CQT thì ƣu tiên kế hoạch thanh tra của các cơ quan trên.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ Ở CỤC THUẾ TỈNH HÀ GIANG (Trang 51 -51 )

×