Quy trình thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra thuế ở cục thuế tỉnh hà giang (Trang 28)

Thanh tra thuế là một chức năng thiết yếu của thuế và trong quản lý thuế, là một khâu trong quy trình hoạt động quản lý thuế, vì vậy đòi hỏi thanh tra thuế phải tuân thủ những nguyên tắc và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Quy trình thanh tra thuế là trình tự các bƣớc công việc phải tiến hành

để thực hiện một cuộc thanh tra thuế cụ thể. Yêu cầu của quy trình là buộc các công việc phải đƣợc thực hiện theo thứ tự các bƣớc từ khâu chuẩn bị thanh tra và tiến hành thanh tra, kết thúc thanh tra.

Quy trình thanh tra thuế có tác dụng tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác thanh tra trong toàn ngành thuế, thể hiện sự chuyên nghiệp trong tổ chức công việc trong từng khâu, từng bƣớc của thanh tra thuế theo

phƣơng thức quản lý hiện đại, đồng thời nâng cao ý thức của CBTT trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.

Trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra chuyên ngành, Luật Quản lý thuế và khoa học về nghiệp vụ thanh tra cũng nhƣ thực tiễn công tác thanh tra, một cuộc thanh tra thuế thông thƣờng đƣợc tiến hành theo các bƣớc sau:

Bước 1: Thu thập thông tin, dữ liệu về người nộp thuế:

. Các nguồn thông tin;

. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung.

Bước 2: Lập kế hoạch thanh tra:

. Tiêu thức đánh giá rủi ro. . Lập danh sách NNT rủi ro.

. Phê duyệt và ban hành kế hoạch thanh tra.

Bước 3: Phân tích hồ sơ trước khi thanh tra.

. Phân tích dọc, ngang, tỷ suất cơ bản. . Nhận biết các dấu hiệu vi phạm.

Bước 4: Tiến hành thanh tra tại cơ sở NNT.

. Công bố Quyết định thanh tra.

. Tập hợp thông tin, tài liệu cơ bản phục vụ thanh tra. . Áp dụng các kỹ thuật thanh tra.

. Lập và ghi chép tài liệu thanh tra. . Thu thập bằng chứng thanh tra. . Kết thúc thanh tra.

Bước 5: Sau thanh tra.

. Hoàn thiện báo cáo thanh tra (kết quả thanh tra, tình huống thanh tra, kỹ năng phát hiện, đánh giá hiệu quả phân tích rủi ro…)

. Ghi nhận những lƣu ý sau thanh tra, so sánh kết quả thực tế đạt đƣợc với kế hoạch đề ra.

. Nêu ra các bài học kinh nghiệm. . Quản lý các thông tin bảo mật. . Hoàn thiện hồ sơ tài liệu lƣu trữ. . Đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra. . Giải quyết khiếu nại.

Bước 6: Thống kê báo cáo đánh giá trong thanh tra.

. Báo cáo kết quả thanh tra (một cuộc thanh tra).

. Thống kê hành vi vi phạm và các tình huống thanh tra. . Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thanh tra.

. Những nội dung vƣớng mắc và đề xuất cải cách về cơ chế, chính sách. . Phƣơng hƣớng thanh tra thời gian tới.

Trong các bƣớc của quy trình thanh tra, Bước 2- Lập kế hoạch thanh

traBước 4- Tiến hành thanh tra tại cơ sở NNT là rất quan trọng, mang tính

chất quyết định tới hiệu quả hoạt động thanh tra thuế.

Tuy nhiên, sự phân chia thành các bƣớc trong quy trình thanh tra chỉ mang tính chất tƣơng đối vì các bƣớc này có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, bƣớc trƣớc tạo tiền đề để tiến hành bƣớc sau, bƣớc sau nhằm tiếp tục và hoàn thiện bƣớc trƣớc và có những việc đƣợc thực hiện ở bƣớc này, cũng là yêu cầu của bƣớc kia, có những nội dung ở bƣớc sau đã đƣợc hình thành trong khi tiến hành bƣớc trƣớc.

1.2.6. Phương pháp thanh tra thuế

Phƣơng pháp thanh tra đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của công tác thanh tra. Những phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong công tác thanh tra thuế bao gồm: Phƣơng pháp vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro;

phƣơng pháp đi từ tổng hợp đến chi tiết; phƣơng pháp đối chiếu, so sánh; các phƣơng pháp kiểm tra chứng từ gốc; các bổ trợ. Cụ thể nhƣ sau:

1.2.6.1. Phương pháp vận dng k thut qun lý rủi ro

Xét riêng trong lĩnh vực quản lý thuế, rủi ro đƣợc hiểu là những tổn thất có thể xảy ra phát sinh từ các hoạt động không tuân thủ pháp luật thuế trong một môi trƣờng, hoàn cảnh cụ thể.

Căn cứ vào nguyên nhân rủi ro, rủi ro bao gồm: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và rủi ro thanh tra.

Quản lý rủi ro là một quá trình nhận diện, đánh giá, phân tích để có phƣơng án giải quyết một cách có hệ thống nhằm tối đa hóa khả năng xảy ra khi có hiệu quả tích cực và tối thiểu hóa khả năng xảy ra khi có hiệu quả tiêu cực. Quản lý rủi ro có thể đƣợc hiểu là quá trình lựa chọn và thực hiện các giải pháp trong bối cảnh nguồn lực có hạn để giảm thiểu nguy cơ xấu đe dọa đến sự thành công của tổ chức. Quản lý rủi ro cũng là một quá trình đo lƣờng hay đánh giá về quy mô và tính chất nghiêm trọng của một sự việc, một hiện tƣợng, một vấn đề, trên cơ sở đó lập chiến lƣợc quản lý rủi ro. Nhƣ vậy, điều quan trọng trong quản lý rủi ro là dành ƣu tiên mọi nguồn lực vào quản lý những rủi ro có thể xảy ra tổn thất lớn nhất và những rủi ro có nhiều khả năng xảy ra nhất, tiếp đến là quản lý những rủi ro có tổn thất thấp hơn và ít có khả năng xảy ra hơn.

Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thực chất là việc phân loại, đánh giá ngƣời nộp thuế dựa trên hệ thống những tiêu thức rủi ro về thuế nhằm xác định những ngƣời nộp thế có mức độ tuân thủ thấp và khả năng gian lận cao về thuế để tập trung nguồn lực thanh tra vào việc thanh tra những NNT có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất.

1.2.6.2. Phương pháp đối chiếu, so sánh

Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh là phƣơng pháp nghiệp vụ đƣợc sử dụng chủ yếu trong suốt quá trình tiến hành một cuộc thanh tra thuế.

Cán bộ thanh tra thuế cần tiến hành so sánh, đối chiếu các nội dung cần thanh tra để xác định tính hợp lý, khách quan, trung thực của nội dung cuộc thanh tra: đối chiếu tài liệu, số liệu của đơn vị đƣợc kiểm tra với đơn vị khác; đối chiếu giữa báo cáo kế toán với sổ kế toán, giữa sổ kế toán tổng hợp với chi tiết, giữa số liệu và chứng từ, giữa số liệu báo cáo và thực tế, giữa nội dung tài liệu, báo cáo sổ sách, chứng từ với chuẩn mực…

1.2.6.3. Phương pháp kiểm tra đi từ tng hợp đến chi tiết

Phƣơng pháp này gọi là phƣơng pháp kiểm tra ngƣợc chiều, khi kiểm tra thì kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết chứ không phải từ chi tiết đến tổng hợp nhƣ trình tự hạch toán kế toán. Kiểm tra từ tổng hợp tới chi tiết giúp cán bộ phát hiện những mâu thuẫn, những vấn đề chính, những bất thƣờng để tiến hành thanh tra, kiểm tra, tránh dàn trải không trọng tâm.

Kiểm tra số liệu tổng hợp đƣợc tiến hành với các số liệu đã đƣợc tổng hợp theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ), rút ra nhận xét tổng quát và vấn đề cần đi sâu kiểm tra.

Kiểm tra số liệu chi tiết là kiểm tra số liệu của từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thể hiện trên chứng từ gốc hoặc bảng kê chi tiết.

1.2.6.4. Phương pháp kiểm tra chng t gc

Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng:

- Kiểm tra chứng từ theo trình tự thời gian phát sinh;

- Kiểm tra theo loại hình nghiệp vụ: chứng từ thu, chứng từ chi tiền mặt; chứng từ nhập xuất vật tƣ…;

- Kiểm tra điển hình: là lựa chọn ngẫu nhiên một số chứng từ của một loại nghiệp vụ nào đó để kiểm tra, xem xét và rút ra kết luận chung.

1.2.6.5. Phương pháp kiểm tra b tr

- Phƣơng pháp quan sát: Là quan sát trực tiếp, kín đáo và không gây trở ngại những công việc có liên quan đến nội dung thanh tra tại hiện trƣờng.

- Phƣơng pháp phỏng vấn: Nhằm thu thập thông tin từ những ngƣời có quan hệ trực tiếp đến nội dung thanh tra.

- Phƣơng pháp thẩm tra và xác nhận từng phần (phƣơng pháp phối hợp kiểm tra nhiều nguồn): Theo phƣơng pháp này, số liệu đƣợc đối chiếu với nhiều nguồn, nhiều nguồn thông tin để kiểm tra đảm bảo khớp đúng sự việc. Cán bộ kiểm tra phải có văn bản xác nhận về từng phần việc đã đƣợc xác minh, trên cơ sở xác nhận từng phần để đi đến xác nhận toàn bộ.

- Phƣơng pháp toán học nhƣ số học, toán kinh tế… nhằm tính toán đối chiếu và tổng hợp số liệu.

1.3. Chỉ tiêu đánh giá, kỹ năng, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ và công tác phối hợp trong hoạt động thanh tra thuế.

1.3.1. Chỉ tiêuđánh giá công tác thanh tra thuế đối với NNT tại Cục Thuế

tỉnh Hà Giang

Căn cứ mục tiêu, yêu cầu của hoạt động thanh tra thuế: mục tiêu là chống thất thu cho NSNN, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế, nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế; Yêu cầu là phải đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, đúng các quy định của pháp luât. Để đánh giá đƣợc chất lƣợng, hiệu quả công tác thanh tra thuế tại cục thuế tỉnh Hà Giang ta dựa trên hệ thống các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế đối với NNT.

- Chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác thanh tra thuế đối với NNT tại Cục Thuế tỉnh Hà Giang; chỉ ra những kết quả và hạn chế cũng nhƣ những nguyên nhân chủ quan, khách quan. Cụ thể bao gồm:

+ Tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc đƣa vào kế hoạch thanh tra thuế tại trụ sở NNT; + Tỷ lệ thực hiện kế hoạch thanh tra thuế tại trụ sở NNT;

+ Tỷ lệ số thuế truy thu, xử phạt phát hiện qua công tác thanh tra thuế. + Tỷ lệ số thuế đã nộp vào NSNN sau thanh tra thuế.

1.3.2. Kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra tại doanh nghiệp

Hoạt động tập huấn, hội thảo trao đổi nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra thuế cho cán bộ làm công tác thanh tra thuế để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật thuế; trang bị cho cán bộ kỹ năng nhận dạng các hành vi, thủ thuật tránh thuế, trốn thuế của NNT về thuế GTGT, thuế TNDN, các vi phạm về hoá đơn chứng từ, chống chuyển giá, chống gian lận về thuế đối với các nhà thầu nƣớc ngoài hoạt động kinh doanh thông qua các cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam.

Thông qua thực tế hoạt động thanh tra thuế, đúc kết các dạng vi phạm chính của NNT thƣờng gặp theo các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh để chỉ đạo, hƣớng dẫn các đoàn thanh tra tập trung thanh tra và có những biện pháp răn đe thích hợp, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế nhƣ:

+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vi phạm thƣờng gặp đó là: kê khai sai, thiếu doanh thu, các công trình đã hoàn thành bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa xác định doanh thu, một số loại vật tƣ tập hợp không phù hợp với loại vật tƣ trong hồ sơ công trình, chi vƣợt định mức. Có công trình đã hoàn thành nhƣng chi phí tập hợp còn thiếu, các bảng kê thu mua vật liệu không rõ ràng, ở một số doanh nghiệp chi nhân công còn đƣợc thực hiện khoán qua đội trƣởng hoặc thông qua việc lập bảng kê chi nhân công trực tiếp nhƣng thiếu địa chỉ chính xác. Hoá đơn chứng từ mua hàng hoá dịch vụ tập hợp không kịp thời.

+ Ở một số doanh nghiệp hồ sơ tài liệu thƣờng không đầy đủ nhƣ thiếu quyết toán công trình, quyết định phê duyệt dự toán, quyết toán của cấp có thẩm quyền.

+ Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải các vi phạm thƣờng xẩy ra là: hạch toán thiếu doanh thu, tập hợp nhiện liệu không phù hợp với tiêu hao thực tế để bù đắp cho một số khoản chi khác.

+ Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai khoáng thƣờng khai chậm thuế tài nguyên, tài nguyên đã khai thác nhƣng chƣa kê khai tính thuế tài nguyên…

Ngành thuế đã bƣớc đầu triển khai xây dựng sổ tay nghiệp vụ thanh tra NNT dựa trên việc thống kê hành vi vi phạm, thủ đoạn gian lận, trốn-tránh thuế, hoàn thiện quy trình thanh tra thuế, chuẩn hoá các bƣớc thực hiện thanh tra tại cơ sở kinh doanh từ khâu phỏng vấn, quan sát, phân tích tổng hợp, phân tích chi tiết tài liệu, sổ sách kế toán của đơn vị đến khâu lập biên bản xác nhận số liệu.

1.3.3. Cơ sở dữ liệu về NNT phục vụ cho công tác thanh tra thuế

Trong công tác quản lý thuế nói chung, cơ sở dữ liệu về NNT đóng vai trò hết sức quan trọng, tác động đến hiệu quả quản lý của CQT ở tất cả các chức năng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu về NNT, trong vòng 5 năm trở lại đây, Cục thuế đã rất quan tâm tới việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về NNT, đồng thời từng bƣớc phát triển các ứng dụng phục vụ cho việc phân tích, tổng hợp và khai thác thông tin.

CQT đã tích hợp đƣợc tƣơng đối đầy đủ các thông tin về NNT nhƣ thông tin về đăng ký thuế (tên NNT, mã số thuế, địa chỉ, ngành nghề sản xuất kinh doanh, vốn, lao động, trạng thái hoạt động...), về tình hình thực hiện, kê khai, nộp thuế trên phần mềm kê khai thuế qua mạng (iHTKK). Sau đó dữ liệu đƣợc tích hợp vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế (QLT); thông tin về

báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán đƣợc nhập riêng trên phần mềm Báo cáo tài chính (webbctc.tct.vn); thông tin về tình hình thanh tra đƣợc nhập riêng trên phần mềm Báo cáo thanh tra (webttr); thông tin về thuế TNCN đƣợc nhập trên phần mềm quản lý thuế TNCN (PIT).

Hệ thống cơ sở dữ liệu NNT nói trên đã hỗ trợ đáng kể cho cán bộ thanh tra trong công tác: rà soát, lên danh sách các doanh nghiệp theo từng ngành nghề, địa bàn quản lý, loại hình hoạt động; tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ) trong nhiều năm liên tiếp; tính toán các tiêu chí cần thiết phục vụ cho việc phân tích, so sánh (tỷ suất lợi nhuận, quy mô vốn, doanh thu...).

Website của Tổng cục Thuế thƣờng xuyên nâng cấp, cập nhật các văn bản mới và các thông tin về NNT trên cả nƣớc, cung cấp tình trạng hoạt động của NNT cũng đã tạo điều kiện cho NNT tìm hiểu thông tin về đối tác khi giao dịch, giảm thiểu rủi ro, tránh gặp phải những doanh nghiệp ngừng hoạt động, bỏ trốn, mất tích.

1.3.4. Các ứng dụng tin học vào công tác thanh tra thuế

Hiện nay ngành thuế đã xây dựng đƣợc hệ thống mạng máy tính đồng bộ với hàng nghìn thiết bị kết nối mạng để kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu trong toàn ngành. Những thông tin cơ bản về tình hình kê khai số thuế thu nộp giữa các cấp đƣợc máy tính xử lý tự động. Hệ thống chƣơng trình ứng dụng đã đƣợc triển khai rộng khắp toàn ngành, phục vụ các yêu cầu trọng tâm của công tác quản lý thuế, trong đó có công tác thanh tra.

Việc khai thác thông tin của NNT trên rất nhiều chỉ tiêu nhƣ việc đăng ký thuế, kê khai thuế, quyết toán thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế...đã đƣợc thực hiện hoàn toàn trên trên hệ thống các chƣơng trình ứng dụng đảm bảo nhánh chóng và chính xác.

Một phần của tài liệu Hoạt động thanh tra thuế ở cục thuế tỉnh hà giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)