3.2.1.1. Đối với cộng đồng địa phương
Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng
Ở Việt Nam mặc dù đã có những bước tiến tích tực trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên tỷ lệ các hộ nghèo còn cao, đặc biệt các vùng xa xôi hải đảo. Chính vì vậy “sức ép” của cộng đồng đến môi trường sinh thái, đặc biệt là sinh thái rừng tự nhiên còn rất lớn ảnh hưởng đến nỗ lực giảm khí thải của hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy cần khuyến khích phát triển
67
những phương thức tạo nhiều cơ hội công ăn việc làm và thu nhập cho cộng đồng tại các khu bảo tồn thiên nhiên.
Hiện tại phát triển duc lịch cộng đồng ở Việt Nam mới dừng ở mức độ “mô hình” thiếu một chiến lược mang tầm quốc gia. Chính vì vậy cần thiết phải xây dựng một chiến lược cụ thể với mục tiêu không chỉ tạo ra một loại sản phẩm du lịch mới hấp dẫn phù hợp với xu thế “cầu” mà còn gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và đặc biệt là gắn với mục tiêu góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH ở Việt Nam.
3.2.1.2. Về phía du khách
Khuyến khích du khách sử dụng tiết kiệm điện, nước, sử dụng lại những vật dụng trong sinh hoạt có thể sử dụng nhiều lần như bàn chải đánh răng, khăn tắm, ga trải giường.
Khi đi du lịch tham gia vào các tour khám phá HST biển “lặn biển”, du lịch sinh thái, tuan thủ nghiêm ngặc các quy định nơi tham qua, không mua những sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên đe dạo đến đa dạng sinh học từ nguồn cung cấp cộng đồng địa phương.
3.2.1.3. Đội ngủ lao động trực tiếp làm trong ngành du lịch
Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo trong hoạt động du lịch
Đây được xem là giải pháp tích cực góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH. Với tính chất của ngành dịch vụ, nhu cầu sử dụng điện khá cao trong kinh doanh du lịch. Hiện tại điện sản xuất tại Việt Nam là nhiệt điện và thủy điện vì vậy việc sử dụng quá nhiều điện năng sẽ góp phần tạo ra khí thải từ hoạt động cảu các nhà mấy nhiệt điện. Chính vì vậy khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng – thủy triều đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong lĩnh vực du lịch. Việc khuyến khích này sẽ thông qua hoạt động xếp hạng “thân thiện với môi trường” với việc phát triển tiêu chuẩn “Nhãn sinh thái”
Để khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo trong hoạt động du lịch nhà nước cần có chính sách ưu tiên tín dụng với hỗ trợ 1 phần từ ngân sách để đầu tư cho chuyển giao công nghệ và lắp đặt thiết bị điện sử dụng năng lượng thay thế
Hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch
Hạn chế thải vào môi trường tự nhiên được xem là giải pháp tích cực nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH. Trong hoạt hoạt du lịch cần chú ý một số hoạt động cụ thể sau:
Triển khai áp dụng mô hinh “3R” (tiết kiệm – tái sử dụng – tái chê) trong hoạt động kinh doanh du lịch như một phương thức tiếp cận hạn chế sử dụng các nhiên liệu đầu vào từ tự nhiên và qua đó góp phần giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Mô hình “3R” là không mới trong sản xuất và kinh doanh, tuy nhiên do thoái quen, phần lớn các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa chú trọng áp dụng.
68 a. Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phát động các cuộc thi tìm hiều về BĐKH đến với các cấp ngành liên quan trong hoạt động du lịch.
Tạo điều kiện đem đến những sự hiểu biết một cách tường tận đến cho các thành phần tham gia trực tiếp lao động trong ngành. Góp phần tạo nên cái nhìn tổng thể về BĐKH và NBD
Kết hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng những khung chung cho hoạt động của ngành du lịch.
b. Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quãng Ngãi.
Xây dựng hệ thống quản lý cảnh báo sớm về tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Việc cảnh báo trung hạn và dài hạn về khả năng xuất hiện tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm nhẹ tác động của BĐKH.
Tăng cường việc kiểm tra hệ thống định kỳ về an toàn trong xử lý chất thải đối với các doanh nghiệp trực tiếp ra môi trường tự nhiên để đảm bảo tính bền vững cho môi trường sống tự nhiên.
c. Đối với các công ty kinh doanh du lịch gắng với hoạt động phát triển du lịch Biển.
Đẩy mạnh phát triển du lịch du lịch sinh thái và các loại hình du lịch thân thiện với môi trương.
Tăng cường tích cực hưởng ứng các mô hình kinh doanh thân thiện với môi trường để góp phần giảm nhẹ tác động củ BĐKH, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh, tạo ấn tượng đến với du khách và phát triển có tính chiều sâu “bền vững”.
d. Đối với Ủy ban Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng ngãi
Xây dựng kế hoạch ứng phó tại chỗ với BĐKH
BĐKH sẽ kéo theo sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lụt… về tần xuất cũng như cường độ gây nhiều thiêt hại về người và vật chất cho xã hội, trong đó có du khách và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
Trong những trường hợp này, để hạn chế/giảm nhẹ những thiệt hại do tác động của BDKH cẩn phải chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với các nguồn lực tại chỗ.
Để có được kế hoạch hiệu quả trong ứng phó cần lập “đội phản ứng nhanh” với nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Các thành viên trong “đội phản ứng nhanh” sẽ được huấn luyện/đào tạo về kỹ năng xử lý, tình huống khi xảy ra tình huống xấu ảnh hưởng đến sự an toàn của du khách.
Nguồn lực vật chất cần hỗ trợ cho kế hoạch này cần được hỗ trợ từ ngân sách và đóng góp của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.
69
Xây dựng hệ thống bảo vệ, giảm nhẹ tác động của BĐKH và NBD.
Tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ ven biển, trên các đảo nơi có hoạt động du lịch nhằm hạn chế trực tiếp hiện tượng thời tiết cực đoan.
Trong những trường hợp đặc biệt cần có những phương án xây dựng đê, kè chắn sóng để bảo vệ những đối tượng tài nguyên, hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.
e. Các Trường đào tạo về nguồn nhân lực cho du lịch.
Là đối tượng trực tiếp truyền tải thông tin đến với những nguồn nhân lực cho ngành lao động trong du lịch có khả năng tiếp thu kiến thức về BĐKH và NBD. Chính vì thế cần có sự lồng ghép vào trong chương trình giảng dạy tại các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học du lịch. Đây được coi là lực lượng lao động nồng cốt cho ngành.
Thường xuyên có những khóa huấn luyện thực tiễn tại những nơi có tác động về BĐKH để dễ dàng làm quen với các tình huống.
70
Phần tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiện trạng tác động của tác động BĐKH đồng thời đưa ra kịch bản dự báo mực NBD cho các mốc giai đoạn của thế kỷ 21 tác giả đã mạnh dạng đề xuất một số giải pháp thích ứng cũng như giảm nhẹ tác động của BĐKH trong hoạt động phát triển du lịch biển trên gốc độ của nhà quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương.
71
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển. Nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch Huế, Quảng Nam” có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
- Du lịch là một trong những lĩnh vực chịu tác động trực tiếp của BĐKH và nước biển dâng. Trong bối cảnh Việt Nam được xác định là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH và nước biển dâng, việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng đối với hoạt động du lịch là rất quan trọng và cần thiết. Kết quả của đánh giá này sẽ là căn cứ khoa học để đề xuất kế hoạch ứng phó với tác động của BĐKH và nước biển dâng trong lĩnh vực du lịch, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch nói riêng, phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung.
- Đánh giá ảnh hưởng đối với các đối tượng cụ thể của du lịch là một công việc hết sức phức tạp đòi hỏi có thời gian và đầu tư thỏa đáng. Tuy nhiên đây là vấn đề rất quan trọng cần thực hiện và đã được đề xuất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Khung kế hoạch ứng phó với BĐKH của ngành du lịch.
- Mặc dù có những khó khăn trong nghiên cứu nhưng trong đề tài của này tác giả đã tập trung nghiên cứu được những nội dung như sau:
1. Tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận về BĐKH, Du lịch biển, nêu rõ cơ chế tác động của BĐKH đôi với hoạt động du lịch biển trên 03 nhóm chính là: tài nguyên du lịch; hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hoạt động lữ hành; các yếu tố về mức độ ảnh hưởng do tác động BĐKH đến khu, điểm du lịch với các ngưỡng để đánh giá mức ảnh hưởng do tác động của BĐKH; đưa ra cái nhìn tổng quan về BĐKH trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
2. Nghiên cứu về tác động của BĐKH đến hoạt động phát triển du lịch biển; đánh giá hiện trạng tác động của BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch biển tại Huế - Quảng Nam trên 02 phương diện đó là: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Kết quả khảo sát, điều tra xã hội học tại một số địa bàn trọng điểm du lịch kết hợp với những kết quả nghiên cứu có liên quan đã xác nhận cho thấy khả năng nhận thức về BĐKH còn thấp, chưa đầy đủ và ứng phó với BĐKH chưa có được sự hiểu biết. Đồng thời xây dựng kịch bản mực NBD cho các mốc gia đoạn của thế kỷ 21.
3. Qua nghiên cứu tác động của BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch biển và căn cứ vào kịch bản mực NBD dâng của thế kỷ 21 với kịch
72
bản mực NBD cao 1m. Từ đó, đề xuất một số giải pháp trong thích ứng và ứng phó với BĐKH tại địa bàn Huế - Quảng Nam.
Tác giả huy vọng rằng các kết quả nghiên cứu cũng như các giả pháp đã đưa ra trong đề tài sẽ được áp dụng vào thực tiễn và góp phần vào sự nghiệp phát triển du lịch tại Huế - Quảng Nam nói riêng và Quốc gia nói chung; là nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý du lịch trên địa bàn cả nước, cho các cán bộ giảng dạy của các trường đào tạo về du lịch liên quan về BĐKH trong hoạt động phát triển du lịch biển.
Để hoàn thành được luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm của các cơ quan, doanh nghiệp, tập thê, cá nhân trong nước. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Trung Lương, người đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thực hiện đề tài này. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới Tổng cục Du lịch, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch, Bộ tài nguyên và môi trường, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tại Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, công ty TNHH Thương mại & Phát triển Minh Huy đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong việc khảo sát, điều tra và thu thập các số liệu cho luận văn. Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tác cả các thầy cô trong khoa đã giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành luận văn của mình. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn theo đúng tiến độ. Trong thời gian và khả năng có hạn, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Kính mong các thầy cô và bạn bè đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Tác giả
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), “Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH”, tuyển tập báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007 của Chính phủ NQ-CP ngày 03 tháng 12, 2007.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.
3. Dương Chí Công (2009), “Quảng Nam ứng phó với BĐKH: thực tiễn & giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo Việt Nam ứng phó với BĐKH, văn phòng Chính Phủ và Bộ Tài nguyên & Môi trường, Hội An - Quảng Nam.
4. Nguyễn Huy Dũng; Vũ Văn Dũng (2007), “Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam – mối liên hệ với phát triển bền vững và biến đổi khí hậu”, Kỷ yếu hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và BĐKH: Mối liên quan tới Đói nghèo và Phát triển bền vững, Viện điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội. 5. Luật Du lịch (2005), Nxb Chính trị Quốc gia.
6. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục.
7. Phạm Trung Lương (2003), “Quản lý phát triển du lịch biển” Kỷ yếu Khóa tập huấn Quốc gia về quản lý khu bảo tồn biển: Dự án khu bảo tồn biển biển Hòn Mun, Nha Trang, trang 12,
8. Thái Thanh Lượm (2009), “BĐKH và bảo vệ vùng ven biển du lịch và bảo tồn thiên nhiên Kiên Giang”, Kỷ yếu hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 11, Khoa Môi trường – trường Đại học Bách Khoa TP. HCM – Đại học Quốc gia TP.HCM.
9. Trần Văn Minh (2009),Vùng Duyên hải miền Trung ứng phó với BĐKH: thực tiễn & giải pháp, Kỷ yếu hội thảo Việt Nam ứng phó với BĐKH, văn phòng Chính Phủ và Bộ Tài nguyên & Môi trường, Hội An - Quảng Nam. 10. Thủ tướng Chính Phủ (2007), Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai đến năm 2020, Hà Nội.
11. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Thắng và các cộng sự (2012), Biến đổi khí hậu và tác động ở
Việt Nam, Viện khoa học khí tượng và thủy văn và môi trường.
13. Trần Văn Thông (2002), Tổng quan du lịch, Nxb Đại học Dân lập Văn Lang.
14. Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lý du lịch, NxbThành phố Hồ Chí Minh. 15. UNFCCC (1997), Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
(11/1994) và Nghị định thư Kyoto (9/2002), Nhật Bản
16. Viện NCPT Du lịch (2011), Các giải pháp thích ứng và ứng phó, góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam, Hà Nội.
17. Viện NCPT Du lịch (2012), Đánh giá tác động và kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu đến lĩnh vực du lịch, Hà Nội.
74
Tiếng Anh
18. Dasgupta, S., Laplante, B., Meisner, C., Wheeler, D. And Yan, J., (2007),
The impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A comparative Analysis, World Bank Policy Research Working, Page 4136, Februari 2007. World Bank, Washington, DC.
19. UNDP (2008), Human development report 2007/2008, Page 34,
Websites 20. http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dn_tpmt/k tmt?p_pers_id=&p_folder_id=14197682&p_main_news_id=29803523 21. www.google.com. vn 22. http://www.greenfacts.org/en/climate-change-ar3/index.htm#4 23. http://hutbephot79.com/index.php?route=news/news&news_id=106 24. http://www.ipcc.ch/organization/organization_history.shtml#.UoXou9KGp R4 25. http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/44141_Hoa-no-som-hon- vi-trai-dat-am-len.aspx 26. http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c184/n3871/Buc-tranh-toan-canh- quan-the-di-tich-Hue-truoc-con-dai-hong-thuy-the-ky.html 27. www.vietnamplus.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: CÁC QUỐC GIA CHỊU ẢNH HƯỞNG NHIỀU NHẤT CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Phụ lục 1.2: THẢM HỌA THIÊN TAI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI