Biến đổi khí hậu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển. Nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch Huế, Quảng Nam (Trang 34)

Theo số liệu thống kê đánh giá lần thứ 4 của IPCC năm 2007 cho thấy.

a. Khí hậu: Các hiện tượng bất thường sẽ tăng về tần số, cường độ và thời gian. Chẳng hạn, số ngày nóng sẽ nhiều hơn, nhiều đợt nắng nóng hơn, các đợt mưa to sẽ xuất hiện nhiều hơn số ngày lạnh sẽ ít hơn trong những năm sắp tới.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74oC trong thời kỳ 1906 – 2005[18,tr.34]; tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần

33

đây gấp đôi so với 50 năm trước đó. Trong 10 năm qua (2001 – 2010) Nhiệt độ đã tăng hơn nửa độ so với thời kỳ 1961 – 1990. Theo kịch bản được tính nhiệt độ trung bình của trái đất gia đoạn 2090 – 2099 tăng khoảng 1,10

C – 6,40C lớn hơn nhiệt độ trung bình gia đoạn 1980 – 1990 (Hình 1.1). Năm 2010 được xem là năm nóng nhất trong lịch sử và kỷ lục ghi nhận tháng 6/2010.

Hình 1.1: Những thay đổi trong (a) Nhiệt độ trung bình toàn

cầu, (c) Mực nước biển trung bình toàn cầu, (c) Lớp phủ băng Bắc bán cầu đối với tháng 3-4. Sự khác biệt tương đối ứng với mức trung bình của giai đoạn 1961 – 1990. Đồ thị đoạn biểu thị giá trị trung bình của từng đoạn 10 năm trong khi những vòng đốm chỉ giá trị hàng năm

(Nguồn: IPCC, 2007)

b. Mực nước biển dâng: Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao mà nguyên nhân chủ yếu là:

 Sự giản nở của Đại dương

 Sự tan băng

- Số liệu quan trắc trong thời kỳ 1961 – 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu 1,8 ± 0,5 mm/năm, trong đó đóng góp do giản nở nhiệt độ khoảng 0,42 ± 0,12 mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ± 0,50 mm/năm [2,tr.5].

- Số liệu đo đạc từ vệ tinh TOPEX/POSEINDO giai đoạn 1993 – 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển TB toàn cầu là 3,1 ± 0,7 mm/năm, nhanh hơn so với thời kỳ 1961 ± 2003.

c. Biều hiện của BĐKH: điều này được thấy rõ ở mục (1.1.2. những biểu hiện của biến đổi khí hậu)

d. Hậu quả: Tác động của BĐKH sẽ không đồng đều trên thế giới trên thế giới, diễn ra nghiêm trọng ở các vùng có vĩ độ cao, và ít hơn tại các

34

vùng khác. Mức độ BĐKH cũng sẽ tùy thuộc vào từng vùng khác nhau. Hậu quả lớn nhất sẽ là ở các vùng nhiệt đới đặc biệt là các quốc gia đảo và vùng ven biển đang phát triển ở Châu Á. (Phụ lục 1.1)

Theo Chỉ số rủi ro về khí hậu được tổ chức Germanwatch công bố trong nghiên cứu về thiên tai ở hầu hết các nước trên thế giới trong giai đoạn 1990-2009 thì tất cả mười nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thiên tai là các nước đang phát triển. Trong giai đoạn này, đã có hơn 650.000 người chết trên thế giới do gần 14.000 sự kiện thời tiết cực đoan xảy ra, với thiệt hại về GDP (PPP) là hơn 2,1 nghìn tỷ đôla Mỹ. Trong đó, Việt Nam là nước đứng thứ năm về thiệt hại do thiên tai, với trung bình mỗi năm có 457 người bị thương vong và thiệt hại về GDP (PPP) bình quân hàng năm là 1,9 tỷ đôla Mỹ - tương đương với 1,3% GDP24 (Harmeling - 2010).

Đánh giá chi phí tăng thêm do những sức ép và tổn thất tiềm năng do BĐKH gây ra, một nghiên cứu của ADB kết luận rằng tác động của BĐKH đối với GDP thực tế vào năm 2050 sẽ là 1 - 3% so với tình huống cơ bản giả định rằng không có BĐKH. ADB dự báo rằng nếu thế giới không đầu tư vào việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính để tránh những nguy hiểm do BĐKH thì tới năm 2100 các tổn thất tiềm năng gây ra bởi BĐKH đối với các nước như Indonesia, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam có thể lên đến 230 tỷ đôla Mỹ, tương đương 6,7% GDP hàng năm (theo GDP dự kiến năm 2100) (Zhuang et al - 2010).

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong năm 2010, thảm họa thiên tai được xem là do tác động của BĐKH đã xẩy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, điển hình là: lũ lụt lớn chưa từng có trong vòng 100 năm qua ở Pakistant; nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong lịch sử 130 năm kèm theo cháy trên diện rộng ở Nga; siêu bão tàn phá phía Đông Bắc Á; mưa lớn chưa từng có trong vòng 40 năm và lở đất thảm khốc ở Colombia; lũ lụt và lở đất nghiên trọng tại Trung Quốc; hạn hán khiến mực nước Sông Mê Kông xuống thấp nhất trong vòng 20 năm qua và được xem là nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua đối với các tỉnh vùng Tây Nam Trung Quốc; giá lạnh khắc nghiệt hoành hành ở Châu Á, Đông Nam Á, và Đông Bắc Mỹ trong một tháng cuối năm 2010, v.v (Phụ lục 1.2)

Đứng trước thực tế về tác động của BĐKH trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân được xác định là có sự đóng góp của của các hoạt động phát triển, đặc biệt là ở các nước phát triển thông qua tình trạng phát thải quá mức các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, cộng đồng thế giới đã có những hành động nhằm ứng phó BĐKH. (Phụ lục 1.3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển. Nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch Huế, Quảng Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)