Khái niệm tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển. Nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch Huế, Quảng Nam (Trang 28)

Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phụ vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.

Tài nguyên được phân loại theo tài nguyên tự nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên, và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.

“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [6, trang 09].

Như vậy, Tài nguyên du lịch được xem như tiền để để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.

Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con người tạo dựng nên. Các yếu tố này luôn tồn tại và gắn liền với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đặc thù của mỗi địa phương, mỗi quốc gia tạo nên những điểm đặc sắc cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia đó. Khi các yếu tố này được phát hiện, được khai thác và sử dụng cho mục đích phát triển du lịch thì chúng sẽ trở thành tài nguyên du lịch.

Thông thường tài nguyên du lịch được phân chia làm hai nhóm chính đó là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên ngoài cảnh quan thiên nhiên thường bao gồm các yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình (bãi biển, hang động, …), sinh thái (đa dạng sinh học), v.v. được sử dụng cho phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn thường bao gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, làng nghề, v.v.

1.2.3.1.Tài nguyên tự nhiên

a. Các giá trị sinh thái

Các giá trị sinh thái bao gồm sự đa dạng của các hệ sinh thái, đa dạng loài sinh vật và sự hiện diện của các loài sinh vật đặc hữu/quý hiếm tạo nên tính hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch của một điểm đến. Loại tài nguyên du lịch đặc biệt này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch tham quan, du lịch sinh thái, đặc biệt ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

27 b. Các bãi biển

Khái niệm bãi tắm du lịch được giải thích là bãi cát tự nhiên hoặc tôn tạo, được cơ quan có thẩm quyền công nhận, đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện về cở sở hạ tầng, cơ sở vật chất thiết bị quy định kỹ thuật quy định. Hoạt động bãi tăm du lịch bao gồm: hoạt động tắm, cung cấp dịch vụ, sử dụng dịch vụ trong phạm vi bãi tắm du lịch. (Số 2526/2013/QĐ-UBND Quảng Ninh).

Thời gian hoạt động bãi tắm vào mùa Hè: từ 06:00 đến 18:30 và dành cho mùa Đông: 07:00 – 18:00.

1.2.3.2.Tài nguyên nhân văn

a. Di tích lịch sử -văn hóa

Các di tích lịch sử văn hóa là “công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” (Luật Di sản Văn hóa 12/7/2001).

Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được chia thành: di tích cấp quốc gia (di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia) và cấp tỉnh (di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương). Những di tích có giá trị đặc biệt được coi là di sản thế giới.

Các di sản văn hóa thế giới là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hóa của một dân tộc, là nguồn tài nguyên vô giá, có sức thu hút khách du lịch cao, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Các di sản văn hóa được xác định theo 6 tiêu chí như sau:

- Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người.

- Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định.

- Chứng cớ xác định cho một nền văn minh đã biến mất.

- Cung cấp một ví dụ hung hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa.

- Cung cấp một ví dụ hung hồn về mọt dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không cưỡng lại được.

- Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển. Nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch Huế, Quảng Nam (Trang 28)