Tài nguyên du lịch biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển. Nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch Huế, Quảng Nam (Trang 42)

2.1.1.1. Biến đổi khí hậu tác động đến đa dạng sinh học biển

Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước tính giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000 tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al-1997). Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la (Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam-1995). [5,trang 01]

Nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong tự nhiên của Việt Nam tập trung ở 3 hệ sinh thái (HST) chính là: HST trên cạn (HST rừng); HST đất ngập nước và HST biển.

- HST rừng: Các hệ sinh thái của rừng Việt Nam rất đa dạng, mỗi hệ sinh thái rừng thực chất là một phức hệ rất phức tạp, được vận hành và chi phối bởi các quy luật nội vi và ngoại vi. Một số hệ sinh thái điển hình: rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa rụng lá, rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao v.v. có giá trị đa dạng sinh học cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng và du lịch nói chung.

- Đến với HST ngập nước: Theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1999) là rất đa dạng với 39 kiểu ngập nước, trong đó một số kiểu ngập nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú như: đầm lầy than bùn, rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, vụng biển, vũng biển, các vùng đất ngập nước cửa sông Hồng, đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long v.v.

- Đối với HST biển: Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển rộng khoảng 226.000 km2. Do vậy hệ sinh thái biển cũng rất phong phú, có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong các vùng đa dạng sinh học biển khác nhau. Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành phần loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất thuận lợi và rộng lớn gắn chặt với đời sống của hàng triệu cư dân sống ven biển của Việt Nam đồng thời là tài nguyên “cốt lỗi” để du lịch biển có các hoạt động du lịch thu hút du khách: tắm biển, lặn biển, lướt ván, dừ lượn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tham quan cảnh quan như ở các khu bảo tồn thiên nhiên …

41

Theo quy luật, các loài sinh vật muốn phát triển bình thường cần phải có môi trường sống phù hợp, trong một sinh cảnh ổn định: về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nước, v.v… và cộng đồng các loài sinh vật trong sinh cảnh đó. Chỉ cần một trong những yếu tố trên của môi trường sống bị biến đổi có thể làm cho sự phát triển của loài sinh vật bị ảnh hưởng nặng nặng hay nhẹ, thậm chí có thể làm cho loài bị duyệt vong, phụ thuộc vào mức độ biến đổi nhiều hay ít. Như vậy, BĐKH sẽ tác động trực tiếp đến các loài sinh vật trong đó có các loài quý hiếm có giá trị du lịch.

NBD lên nhiều hay ít còn tùy thuộc vào điều kiện vị trí địa lý của từng vùng, sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ, làm suy thoái đất ngập nước mặn xâm nhập giết chết các loài thực vật. Tại những vùng mà BĐKH làm tăng cường độ mưa sẽ làm các dòng chảy của mước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất, và có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc chức năng của thủy vực, làm ô nhiễm nguồn nước. Với những hiện tượng đó không những ảnh hưởng đến các loài sinh vật và tài nguyên vật mà còn làm cho hệ sinh thái bị suy thoái. Hệ quả này thể hện rõ hơn ở vùng ven biển.

Qua kết quả của nhiều công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực liên quan trong nhiều năm và trên nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hàng trăm loài thực động vật đã buộc phải thay đổi vùng phân bố và thời gian của chu kỳ sống của chúng để thích ứng với sự BĐKH. Dưới đây là một số kết luận chính:

- Vùng phân bố của nhiều loại cây, côn trùng, chim và cá đã di chuyển dịch lên phía Bắc và lên vùng cao hơn. Ví dụ: là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.3

- Nhiều loài thực vật ra hoa sớm hơn, nhiều loài chim bắt đầu mùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn, nhiều loài côn trùng xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu. Elizabeth Ellwood - một nhà nghiên cứu của Đại học Boston tại Mỹ kết luận "Nền nhiệt độ kỷ lục vào năm 2010 và 2012 khiến 32 loài hoa nở sớm hơn từ 10 tới 24 ngày so với các năm khác"4đây là hiện tượng chưa từng xảy ra trong hơn 160 năm qua tại Mỹ.

- San hô bị chết trắng nhiều “hiện tượng san hô chết hàng loạt (Coral Bleaching) trong 20 năm qua ở Việt Nam do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do nhiệt độ ở các vùng biển đã tăng lên”5

.

3 Ngô Quyền, Thực trạng và hậu quả của việc biến đổi khí hậu, trang web của cổng thông tin điện tử

thành phố Đà Nẵng, truy cập ngày 17/11/2012 tại địa chỉ

http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/dn_tpmt/ktmt?p_pers_id=&p_folder_id =14197682&p_main_news_id=29803523

4VNE, hoa nở sớm hơn vì trái đất ấm lên, tại trang web Khoa học truy cập ngày 10/01/2013, tại địa chỉ

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/44141_Hoa-no-som-hon-vi-trai-dat-am-len.aspx

42

Hiện tại các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam chưa có thống kê chi tiết bao nhiêu loài đã bị ảnh hưởng do BĐKH toàn cầu gây ra.

BĐKH và cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang là thách thức đến HST mà trong đó HST biển sẽ bị tổn thương (san hô bị tẩy trắng, HST rong cỏ biển bị giảm). Đối với HST biển rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chóng xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn. HST rong cỏ biển (seagrass bed) tuy có số lượng loài không nhiều nhưng chúng đóng vai trò quan trọng ở biển, với các chức năng quan trọng như điều chỉnh môi trường thủy vực, bảo tồn nguồn gien, cung cấp nơi ở cho các sinh vật thủy sinh, cung cấp nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và thông tin nghiên cứu khoa học, du lịch.

Hình 2.1: Sự tổn thương của HST biển

San hô bị tẩy trắng HST Rong cỏ biển

Minh họa cụ thể về sự suy thoái HST biển của Việt Nam nổi bậc tại các tỉnh như sau:

- Kiên Giang: Các HST tự nhiên bị suy thoái về diện tích là HST rạn san hô 700 ha, số lượng loài có khoảng 87 loài. Thêm vào đó là nguy cơ tuyệt chủng của các loài thú quý hiếm như Rùa biển, Rùa xanh, Rùa quản đồng hay Đồi mồi, Bò biển, cá ong sư, cá heo xám, cá lưng gù, cá heo mỏ dài ... [8,tr.67,68]

- Cù Lao Chàm – Đà Nẵng: ghi nhận trong năm 2008, độ che phủ một số rạn san hô ở Cù Lao Chàm có hiện tượng giảm rõ rệt, có thể là do ảnh hưởng của lũ lụt lớn xảy ra trong mùa mưa năm 2007 ở vùng biển miền Trung. Đây là bằng chứng cho thấy tác động của con người có thể kết hợp với tai biến thiên nhiên để gây ra thảm họa sinh thái. (Theo Viện Hải dương học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2010)

Theo đánh giá của ICEM khi mực nước biển dâng cao khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh

43

hưởng nặng, nước mặn sẽ xâm nhập xâu vào nội địa giết chết nhiều loài động thực vật nước ngọt, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt sinh hoạt, hệ thống trồng trọt của vùng, 36 khu bảo tồn, trong đó 8 vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị nhập.

Nước biển dâng đẩy nhanh tốc độ xói lở vùng ven biển có rừng nhập mặn và vùng cửa sông, kéo theo mảng rừng ngập mặn bị mất nư dải rừng ngập mặn phía Đông mũi Cà Mau, mất đi nơi cư trú của nhiều loài động vật đang sinh sống (như loài giáp sát: tôm, cua…) NBD khiến các bãi triều bị nhập sâu hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây nhập mặn, đặc biệt những loài có khả năng giữ lại phù sa bồi đắp cho các bãi đất ven biển như: mắm trắng (Avicennia), bần trắng (Sonneratia alla).

Sự thay đổi của môi trường nước đột ngột tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh có sẵn trong môi trường xâm nhập, làm nhiều loài thủy sản chết nhanh, chết hành loạt.

Kết quả đánh giá hiện trạng mức độ bị ảnh hưởng của HST có giá trị du lịch dưới tác động của BĐKH/mực nước biển dâng dựa trên quan sát đánh giá thực địa tại một số VQG, khu bảo tồn biển nơi đang diễn ra hoạt động du lịch có đối chiếu với những tài liệu có liên quan dẫn ra ở trên và trao đổi với Ban quản lý các VQG, khu bảo tồn và cộng đồng sống trong vùng đệm VQG được đưa ra trên bảng 2.1

Bảng 2.1: Hiện trạng mức độ bị ảnh hưởng của các giá trị sinh thái

dưới tác động của BĐKH [16,tr.69] STT Điểm sinh thái Gía trị tiêu biểu Tình trạng (qua khảo sát thực tế) Mức độ bị ảnh hƣởng Ít bị ảnh hƣởng Bị ảnh hƣởng Bị ảnh hƣởng nghiêm trọng 1 KBT Cù Lao Chàm -HST biển đảo -Về tổng thể chưa quan sát thấy có sự thay đổi rõ ràng về diện đối với HST san hô

- * -

(Nguồn : Viện nghiên cứu và phát triển Du lịch) Ghi chú:

Ít bị ảnh hưởng – Mức độ bị ảnh hưởng là chưa đáng kể, chưa ghi nhận dấu hiệu bị ảnh hưởng

Bị ảnh hưởng – Đã ghi nhận dấu hiệu bị ảnh hưởng, đặc biệt trong điều kiện có các hiện tượng cực đoan

Bị ảnh hưởng nghiêm trọng – Mức độ bị ảnh hưởng là lớn, có nguy cơ bị tổn hại lớn, thậm chí làm mất đi

44

2.1.1.2. Biến đổi khí hậu tác động đến các bãi biển

Các bãi biển được xem là tài nguyên hạt nhân cho phát triển du lịch biển một lợi thế so sánh và hướng phát triển ưu tiên của du lịch Việt Nam nói chung và Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam nói riêng.

Cấu tạo của các bãi biển là do quá trình hoạt hoạt động địa chất và quá trình tương tác – lục địa và có phân bố dọc theo đường bờ biển lục địa và phần đất liền trên các đảo với biển. Với đặc điểm này, trong những điều kiện khí hậu, thời tiết bình thường các bãi biển mặc dù chịu tác động trực tiếp của các điều kiện hải văn như: Thủy triều, sóng biển, dòng chảy ven biển ... song khá ổn định. BĐKH sẽ làm cho những điều kiện trên trở nên bất thường do đó sẽ gây nên những sự thay đổi có tính „cơ học‟ đối với các bãi biển. SLR sẽ khiến một số phần diện tích bãi biển sẽ bị chìm dần theo thời gian, thậm chí làm cho những bãi biển hẹp có nguy cơ bị „xóa sổ‟. Các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH, đặc biệt là bão kết hợp với thủy triều dâng sẽ làm tăng nhanh quá trình xói lở đường bờ và kết quả sẽ làm mất đi một phần diện tích những bãi biển nằm ở khu vực ảnh hưởng trực tiếp.

Kết quả khảo sát đánh giá hệ thống các bãi biển Việt Nam trong khu khổ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 cho thấy dọc vùng ven biển Việt Nam hiện có 125 bãi biển có điều kiện khai thác để xây dựng các khu du lịch nghĩ dưỡng biển, trong đó có nhiều bãi biển đặc biệt có giá trị như: Trà Cổ, Quan Lạn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô6, Non nước, Hòn Gốm, Mũi Né, Long Hải, Bãi Dài – Phú Quốc, v.v.

Phần lớn các bãi biển này có độ cao trung bình khoảng 1,0 – 1,5 m so với mực nước triều cao nhất. Như vậy với kịch bản phát thải (A1F1) mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng lên cao 1,0m vào năm 2100, rất nhiều bãi biển chủ yếu của Việt Nam sẽ không còn hoặc bị thu hẹp đáng kể.

Và theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2050 mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng khoảng 30 – 33 cm. Như vậy trong khoảng thời gian tới 2050, diện tích của nhiều bãi biển ở Việt Nam sẽ bị thu hẹp bởi mực mức biển dâng. Những bãi biển có độ cao không lớn, đặc biệt ở vùng ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có thể sẽ bị ngập hoàn toàn khi triều lên. Trong khi đó các bãi biển khu vực miền Trung sẽ bị ảnh hưởng nhiều của quá trình xói lở đường bờ biển.

Tại những khu vực thực hiện khảo sát vào năm 2009, 2010 và 2012 một số bãi biển như Thuận An (Thùa Thiên – Huế), Cửa Non Nước (Đà Nẵng đã được nghiên cứu về mức độ bị ảnh hưởng của NBD.

Kết quả đánh giá về mức độ bị ảnh hưởng của một số bãi biển dưới tác động của BĐKH, trực tiếp là NBD dựa trên quan sát thực địa đối chiếu

6

Được công nhận là Vịnh đẹp nhất thế giới (ngày 06/6/2009) do câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn.

45

với những tài liệu có liên quan đến quan trắc lượng hình thái bãi biển và trao đổi với cộng địa phương được đưa ra trên bảng 2.2

Bảng 2.2: Hiện trạng mức độ bị ảnh hưởng của các bãi biển

dưới tác động của BĐKH và NBD [16,tr.62]. STT Bãi biển Độ cao TB tƣơng đối (m) Tình trạng Mức độ bị ảnh hƣởng Ít bị ảnh hƣởng Bị ảnh hƣởng Bị ảnh hƣởng nghiêm trọng 1 Thuận An 1,5 Xói lở đường bờ biển ở nhiều khu

vực - - *

2 Non Nước 1,6

Ngập ít trong điều

kiện bão & triều * - -

(Nguồn: Viện nghiên cứu và phát triển Du lịch) Ghi chú:

Ít bị ảnh hưởng – Mức độ bị ảnh hưởng là chưa đáng kể, chưa ghi nhận dấu hiệu bị ảnh hưởng

Bị ảnh hưởng – Đã ghi nhận dấu hiệu bị ảnh hưởng, đặc biệt trong điều kiện có các hiện tượng cực đoan

Bị ảnh hưởng nghiêm trọng – Mức độ bị ảnh hưởng là lớn, có nguy cơ bị tổn hại lớn, thậm chí làm mất đi

Như vậy, qua phân tích những đặc điểm có tính quy luật và thực tiễn các dấu hiệu quan trắc được qua hoạt động khảo sát kết hợp với mô hình dự báo NBD (Viện nghiên cứu và phát triển Du lịch, 2012) ở những khu vực lựa chọn có thể thấy các bãi biển ở khu vực phía Bắc chịu ảnh hưởng khá thường bị ngập với mức độ khác nhau dưới tác động của BĐKH (bão, SLR).

Đối với các bãi biển ở khu vực miền Trung, biểu hiện của tình trạng „ngâp‟ các bãi biển chưa thể hiện một cách rõ ràng. Tuy nhiên một số nghiên cứu về xói lở đường bờ đã chỉ ra do đặc điểm địa hình tương đối dốc ở bờ biển khu vực miền Trung, tình trạng xói lở đường bờ nói chung và các bãi biển nói riêng ở khu vực này diễn ra khá mạnh hơn so với khu vực phía Bắc và Đông Nam Bộ.

Kết quả quan trắc và trao đổi với cộng đồng dân cư sống ở khu vực bãi biển Thuận An (Thừa Thiên – Huế) cho thấy hiện tượng xói lở ở khu vực này là khá nhanh trong những năm gần đây dẫn đến hiện tượng nhiều khu vực bãi biển bị mất đi phần lớn diện tích.

46

Hình 2.2: Xói lở ở bãi biển Thuận An – Thừa Thiên Huế

Với những gì quan trắc và căn cứ vào một số kết quả của đề tài khoa học có liên quan có thể khẳng định nhiều bãi biển của Việt Nam đã và đang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển. Nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch Huế, Quảng Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)