Đánh giá chung về hiện trạng tác động của BĐKH lên hoạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển. Nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch Huế, Quảng Nam (Trang 59)

kinh doanh du lịch biển tại Huế - Quảng Nam

a.Tác động tích cực của BĐKH đến hoạt động kinh du lịch

Huế - Quảng Nam với thế mạnh về thiên nhiên ban tặng về tài nguyên du lịch biển đảo và hệ thống di sản được thế giới công nhận. Đây được xem là điểm lợi thế của các tỉnh này khi phát triển về các loại hinh du lịch.

58

Ngành du lịch nói chung và hoạt động du lịch biển nói riêng đóng góp phần không nhỏ trong tổng thu nhập của tỉnh.

Đối với Đà Nẵng:

Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (theo giá cố định 94) năm 2010 ước đạt 9.630 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần so với năm 2000 (đạt 2.654,23 tỷ đồng). Dự kiến đến năm 2020 ước đạt 36.097 tỷ đồng tăng gấp 3,75 lần so với năm 2010.

Doanh thu lĩnh vực du lịch tăng nhanh, năm 2008 doanh thu chuyên ngành đạt 874,46 tỷ đồng, tăng 3,53 lần so với năm 2000 với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (2001-2008) là 17,08%, doanh thu về mặt xã hội đạt trên 2 ngàn tỷ đồng (2008) với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn (2001-2008) là 17,74%. Giá trị tăng thêm lĩnh vực du lịch cũng đạt khá, đến năm 2008, cơ cấu du lịch trong dịch vụ, du lịch trong GDP của Đà Nẵng lần lượt là 9,94% và 4,98%.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm lĩnh vực du lịch giai đoạn (2001-2008) đạt 10,5%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ (11,87%) và cả nền kinh tế (11,84%). Vì vậy, tỷ trọng đóng góp của du lịch vào giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ, vào tổng sản phẩm của thành phố (GDP) còn ở mức thấp.

Trên thực tế, các dự án đăng ký nhiều nhưng một số dự án chưa tiến hành khởi công xây dựng, hoặc xây dựng cầm chừng và ở trạng thái chờ đợi, thăm dò thị trường, phán đoán bước chuyển biến của kinh tế và du lịch thành phố.

Các khu vực vui chơi dành cho khách du lịch quốc tế còn hạn chế về số lượng và chất lượng, Đà Nẵng chưa có nhiều khu vui chơi hiện đại như “Tuần Châu” của Hạ Long hay “Vinpearl” của Nha Trang.

Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng nhanh trong từng năm với mức tăng trung bình khoảng 14,69%, trong đó, khách nội địa tăng trưởng nhanh, đạt 17,76 %. Mức tăng của dòng khách quốc tế không cao, đạt 8,9%. Thực tế đó cho thấy, Đà Nẵng tuy đang là điểm đến du lịch hấp dẫn trong nước, nhưng chưa tạo dựng được hình ảnh bên ngoài.

Hướng quy hoạch tổng thể của ngành ở Đà Nẵng đến năm 2020. Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến nãm 2020 là: dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6%.

Ðến năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nước; kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011 - 2020 tãng bình quân 19 - 20%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 4.500 - 5.000 USD; duy trì tỷ trọng thu ngân sách so với GDP đạt từ 35 - 36%; tốc độ đổi mới công nghệ bình quân hàng năm đạt 25%.

Đối với Thừa thiên Huế:

BĐKH đã làm thời tiết ở Huế trở nên ý nghĩa cho ngành – “Theo Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế Qua chuyến khảo sát thực

59

tế ngày 04 tháng 10 năm 2012 với cuộc phỏng vấn nhanh cho hay”. Số giờ nắng nhiều theo thông báo và dự báo khí hậu tháng 4,5,6 của Trung tâm Nghiên cứu khí tượng – khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường tại Huế là 101giờ (03 tháng 12/2011 và 2/2012)/ Tổng số giờ nắng của cả nước tính từ khu vực Đà Nẵng trở phía bắc là nhỏ hơn 200 giờ. Điều này đã tạo điều kiện cho các hoạt động ngoài trời của du khách khi tham quan tại các điểm du lịch rất thuận tiện góp phần kéo dài thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch. Nếu du khách đã từng đến Huế đều rất ấn tượng với những đợt mưa kéo dài cả ngày không dứt ở Huế.

Số lượng khách du lịch đến Huế 11 tháng năm 2012 đạt 2,36 triệu lượt khách so với năm 2011. Trong đó khách nước ngoài đến Huế chủ yếu từ các Quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ, Canada, Úc đạt gần 803.000 lượt tăng gần 26% so với cùng kỳ. Riêng Festival – 2012 đã thu hút 180.000 lượt, trong đó có hơn 80.000 lượt khách quốc tế, tăng gấp 1,5 lần so với Festival 2010. Sở du lịch Thừa thiên Huế đã khai thác triệt để 30 Chương trình du lịch lớn xuyên suốt xuyên suốt năm du lịch quốc gia Bắc trung bộ - Huế 2012, trong đó có 11 chương trình văn hóa, thể thao, du lịch cấp quốc gia và quốc tế. Các chương trình của Thừa thiên Huế đều khai thác mạnh về lễ hội và du lịch Biển: tour du lịch “Sóng nước Tam Giang”, “Thuận An biển gọi”, và “Lăng cô – vịnh đẹp nhất thế giới”

Du khách quốc tế đến với Huế bằng đường Biển là chính. Năm 2012 Thừa thiên Huế đón 25 chuyến tàu du lịch cập cảng với gần 40.000 lượt khách.

Đối với Quảng Nam:

BĐKH xuất hiện những làng định cư mới: Bãi Bàng – Bãi tắm mới cách phố cổ Hội An 2,5 Km.

b.Tác động tiêu cực của BĐKH

Tại khu du lịch Ana Madara – tỉnh Thừa Thiên Huế:

Với cuộc phỏng vấn nhanh ông Tuấn – Quản lý khu du lịch cho biết “BĐKH đã làm biến dạng của bãi biễn phía trước mặt của khu du lịch. Lúc trước công ty về quy hoạch làm du lịch bãi biển cách bờ khoảng 20 mét nhưng trong những năm gần đây với mực nước biển dâng đã thu hẹp diện tích của bãi biễn với diện tích hiện tại là 8m. Việc mực NBD gây nên xói lở, bờ tường thành ngăn cách giữ khu căn hộ - phía bắc thuộc khu du lịch. Độ xói lở chỉ cách 2,5 mét.”

Phía công ty đã tìm cách khắc phục điểm xói lở này nhưng vẫn chưa có giải pháp hiệu quả. Các giải pháp đưa ra chỉ tạm thời (cho đá vào các rọ sắt để níu giữ chân của bề đất của khu căn hộ phía Bắc) chưa liên kết với cơ quan liên quan (địa chất, ngành du lịch) để được tư vấn thêm.

60 Tại bãi biển cửa Đại – Quảng Nam:

Trận lụt 2009 độ sạc lở của bãi bãi đã làm mất đi phần tài nguyên tự nhiên để phát triển du lịch biển tại đây.

Di dân ở 1 làng chài sang Bãi Bàng (định cư mới) vì độ an toàn cho người dân trong tương lai. Rất dễ bị mất nét văn hóa sinh hoạt gốc của làng sau mõi lần tái định cư mới.

Diện tích cây xanh (cây phi lao) là những hệ sinh thái bảo vệ sa mạc hóa và sâm thực cũng như chắn gió tốt cho biển nhưng hiện tại diện tích phủ kín về rừng phi lao nơi này còn rất ít.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động phát triển du lịch biển. Nghiên cứu điển hình tại địa bàn trọng điểm du lịch Huế, Quảng Nam (Trang 59)