Các chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bê tông Nhật Minh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Bê tông Nhật Minh (Trang 39)

Công ty Cổ phần Bê tông Nhật Minh

2.2.3.1. Khả năng quản lý tài sản

Biểu đồ 2.3. Hiệu suất sử dụng tổng Tài Sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Bê tông Nhật Minh 2011-2013)

Nhìn vào biểu đồ 2.3, có thể thấy được hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu hướng tăng nhưng tăng không đều. Nguyên nhân đến từ biến động doanh thu thuần trong khi tổng tài sản có chiều hướng liên tục tăng. Cụ thể như sau:

Năm 2011-2012: Năm 2011, hiệu suất sử dụng của tổng tài sản là 0,60 lần, sang năm 2011 là 2,10 lần, tăng 1,50 lần. Ở đây có thể hiểu rằng một đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh thì thu được 2,1 đồng doanh thu thuần vào năm 2012, thu được nhiều hơn năm 2011 là 1,50 đồng doanh thu. Chỉ số này tăng chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Chỉ số này tăng do tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2012 tăng cao (403,38%), trong khi đó tổng tài sản tăng trưởng thấp hơn với mức tăng 43,60% trong năm 2012. Điều đó cho thấy, tuy việc đầu tư của tài sản vào doanh thu thuần ít hơn nhưng doanh thu hàng năm vẫn tăng trưởng dương.

Năm 2012-2013: Tình hình kinh doanh của công ty trở nên khó khăn, cạnh tranh từ các đối thủ lớn khiến cho doanh thu giảm, khoản phải thu giảm tăng nhanh, riêng trong năm 2013, khoản phải thu đã tăng 6.369,33% so với năm 2012. Khoản

5,818 29,288 26,426 9,733 13,977 19,357 0.60 2.10 1.37 0 0.5 1 1.5 2 2.5 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 2011 2012 2013 Lần Triệu đồng

40

phải thu tăng nhanh khiến cho tổng tài sản tăng. Tài sản năm 2013 tăng 38,49% so với năm 2012 trong khi lượng doanh thu đã giảm 9,77% so với năm trước đã khiến hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty Nhật Minh giảm 0,73 lần, đạt mức 1,37 lần vào năm 2013. Tức là năm 2013, một đồng tài sản bỏ ra đầu tư chỉ thu được 1,37 đồng doanh thu thuần.

Tóm lại, hiệu quả sử dụng tài sản trong ba năm vừa qua tăng nhưng không ổn định và dao động quanh mức 1,36 lần cho thấy việc sử dụng tài sản đã mang lại cho công ty được hiệu quả cao hơn giai đoạn trước. Điều này là do doanh thu hàng năm đã tăng lên rõ rệt, tất cả đều nhờ vào hoạt động bán hàng tốt, cũng như công tác chăm sóc khách hàng hiệu quả cả về chất lượng sản phẩm và dịch vụ đã giúp công ty tạo dựng được cho mình một lực lượng khách hàng trung thành, thêm vào đó công ty cũng rất tích cực mở rộng tìm kiếm thị trường và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mới.

2.2.3.2. Đòn bẩy tài chính

Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì một yếu tố không thế thiếu được là phải có vốn. Có hai nguồn vốn: chủ sở hữu và vốn vay. Dưới đây, khóa luận tốt nghiệp trình bày hai chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nguồn vốn trong Công ty Nhật Minh.

Bảng 2.3. Chỉ tiêu khả năng quản lý nguồn vốn

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Tỷ số nợ trên tổng tài sản 82,17 75,64 65,83

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 460,77 310,44 192,62

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Bê tông Nhật Minh 2011-2013) Hệ số nợ (Tỷ số nợ trên tổng tài sản): Hệ số nợ được sử dụng để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Thông qua bảng 2.3, ta thấy cứ 100% giá trị đầu tư cho tài sản của công ty thì trong đó trên 65% là huy động từ nguồn vốn vay. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có thực lực tài chính thấp, đi vay rất nhiều để có vốn kinh doanh, điều này làm tăng mức độ rủi ro tài chính cho công ty. Tỷ số này đang có xu hướng ngày càng tăng cho thấy chiến lược huy động vốn từ phía công ty khi dựa dẫm quá nhiều vào nguồn vốn vay.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số nợ trên VCSH là một chỉ tiêu tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Ta thấy từ năm 2011 đến năm 2013, tỷ số này liên tục tăng cho thấy doanh nghiệp ngày càng phụ thuộc vào hình

thức huy động vốn bằng vay nợ, tăng nguy cơ rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Năm 2011, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 192,62% trong khi năm 2013 con số này đã tăng lên mức 460,77%. Mặc dù công ty ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào vốn vay, nhưng điều này cũng cho thấy công ty khá linh hoạt trong việc khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế từ vốn vay. Và hiệu quả của nó đã được thể hiện rất rõ rệt từ việc doanh thu hàng năm đã cao hơn giai đoạn trước rất nhiều.

Tóm lại, thông qua phân tích tỷ số nợ trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu ta đưa là một kết luận là công ty ngày càng phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp, cụ thể ở đây là nguồn vốn vay. Măc dù, sử dụng vốn vay nhiều hơn giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tận dụng lá chắn thuế và tiết kiệm chi phí huy động so với việc huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc công ty này càng phụ thuộc lớn hơn vào nguồn vốn vay có thể dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu hoạt động kinh doanh đi xuống, công ty không có tiền để chi trả chi phí lãi vay và gốc vay, tăng nguy cơ về rủi ro tài chính.

2.2.3.3. Khả năng sinh lời

Biểu đồ 2.4. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Bê tông Nhật Minh 2011-2013) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thu về sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần là 0,27% (có nghĩa là 100 đồng doanh thu thuần thu về sẽ

16 79 46 5,818 29,288 26,426 0.27 0.27 0.18 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 2011 2012 2013 % Triệu đồng

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

42

mang lại 0,27 đồng lợi nhuận sau thuế). Sang đến năm 2012, cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều tăng khá tương đồng nên tủ suất sinh lời trên doanh thu vẫn được giữ vững ở mức 0,27%. Năm 2013, ROS bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, năm 2013 chi đạt 0,18%, lúc này với 100 đồng doanh thu thuần công ty chỉ thu được 0,18 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân đến từ khoản chi phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh cao. Thêm vào đó, năm 2013 doanh thu thuần giảm nhưng giá vốn hàng bán cao và chi phí quản lý kinh doanh tăng lên, chi phí tài chính cao đã khiến lợi nhuận của công ty bị giảm khá nhanh (giảm 41,40% so với năm 2012). Khoản chi phí quản lý kinh doanh tăng chủ yếu là do công ty thuê thêm nhân viên để đáp ứng nhu cầu sản xuất tại các trạm trộn bê tông. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thấp cho thấy chênh lệch giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu rất lớn, mặc dù doanh thu trong những năm gần đây đã tăng khá nhanh tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại không tăng được như mong đợi, lợi nhuận sau thuế quá nhỏ không giúp công ty tái đầu tư, mở rộng quy mô.

Biểu đồ 2.5. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Bê tông Nhật Minh 2011-2013) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng được đầu tư cho tài sản sẽ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2011, ROA đạt 0,16%, tức là lúc này 100 đồng được đầu tư cho tài sản công ty thu về được 0,16 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tài sản là 0,57% (có nghĩa là 100 đồng vốn được đầu tư cho tài sản công ty thu được 0,57 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,41 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2011, điều này cho thấy năm 2012 tài sản đã được sử dụng có hiệu quả hơn năm 2011. Cụ thể năm 2012 tổng tài sản tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16 79 46 9,733 13,977 19,357 0.16 0.57 0.24 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2011 2012 2013 % Triệu đồng

Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

4.244 triệu đồng, tương ứng tăng 43,60% so với năm 2011, trong khi đó lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng thêm 63 triệu đồng, tương ứng tăng 407,38% so với năm 2011. Điều này đã làm cho ROA năm 2012 đã tăng so với năm 2011. Tuy nhiên, sang năm 2013, chỉ số này trong năm có dấu hiệu đi xuống, năm 2013 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 0,24% (có nghĩa là 100 đồng vốn được đầu tư cho tài sản công ty chỉ thu được 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,33 đồng lời nhuận so với năm 2012). Tỉ số này giảm do năm 2013, lợi nhuận sau thuế giảm 41,40% trong khi tổng tài sản vẫn tiếp tục tăng thêm 38,49%. Điều này cho thấy trong năm 2013 Công ty Nhật Minh đã quản lý và sử dụng tài sản kém hơn so với năm 2012.

Biểu đồ 2.6. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ Phần Bê tông Nhật Minh 2011-2013) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu ROE từ năm 2011 đến năm 2013 tăng nhưng không đều. Năm 2011 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 0,47% (có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ mang lại 0,47 đồng lợi nhuận sau thuế). Năm 2012 thì tỷ suất này tăng lên mức 2,33%, tăng 1,86% so với năm 2011 (tức là trong năm 2012, với 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra công ty thu được 2,33 đồng lợi nhuận sau thuế). Nguyên nhân tăng về mặt công thức là do vốn chủ sở hữu không thay đổi quá nhiều trong khi lợi nhuận sau thuế tăng mạnh. Nguyên nhân thực tế là do trong năm 2012, công ty thực hiện được nhiều hợp đồng mua bán nguyên vật liệu, đẩy mạnh doanh thu là lợi nhuận, giúp cho một đồng đầu tư vào vốn chủ sở hữu

16 79 46 3,326 3,405 3,452 0.47 2.33 1.34 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 2011 2012 % Triệu đồng

44

trong năm 2012 thu được nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn so với năm 2011. Điều này cho thấy năm 2012, hiệu quả từ hoạt động đầu tư bằng vốn chủ sở hữu đã đem lại lợi nhuận cao hơn so với năm 2011.

Khác với giai đoạn trước, kể từ năm 2013 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đã giảm xuống thấp hơn so với năm 2012 khi năm 2013 tỷ suất này là 1,34%, có nghĩa là 100 đồng vốn được đầu tư cho tài sản công ty chỉ thu được 1,34 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,99 đồng lợi nhuận so với năm 2012. Mặc dù có thể thấy ROE năm 2013 đã giảm so với năm 2012, tuy nhiên chỉ số này vẫn cao hơn so với năm 2011 chứng tỏ công ty đã có sự cố gắng trong hoạt động thúc đẩy kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận, góp phần làm tăng khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn chủ sở hữu. Điều này nếu vẫn tiếp tục giữ vững và tăng trưởng trong tương lai, sẽ giúp công ty có thể huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Bê tông Nhật Minh (Trang 39)